Nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng và cách chữa trị đúng nhất. Khi nói đến những nguyên nhân của ung thư buồng trứng, các chuyên gia sức khỏe cho rằng có sự liên kết giữa hoạt động của buồng trứng và nguy cơ ung thư buồng trứng.
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư buồng trứng. Vì vậy, để phòng bệnh này, chị em nên nắm được các yếu tố nguy cơ để có thể phòng bệnh tốt nhất.
Nguyên nhân
Dưới đây là các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư buồng trứng:
Tuổi tác
Phần lớn các bệnh ung thư buồng trứng được tìm thấy ngay sau khi phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh. Khoảng một nửa trường hợp bị bệnh ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 63 tuổi.
Ở giai đoạn mãn kinh, chị em cũng phải trải qua những biến đổi về thể trạng và tâm lý phức tạp. Hoạt động tiết chế của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn và có thể ngưng hoạt động hẳn. Điều này gây ra sự suy giảm lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol. Do đó, nguy cơ bị ung thư buồng trứng ở giai đoạn này cũng cao hơn.
Béo phì
Phụ nữ béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ bị bệnh ung thư buồng trứng cao hơn những người khác. Những người béo phì thường có lượng mô mỡ nhiều hơn người khác. Những mô mỡ này tạo thành lớp mỡ bao quanh dạ dày, sản sinh ra oestrogen, kích thích sự phát triển của các tế bào trứng và tạo cơ hội cho các tế bào ác tính phát triển.
Ngoài ra, tình trạng béo phì còn có liên quan tới ung thư thận và ung thư tử cung.
Có sự liên kết giữa hoạt động của buồng trứng và nguy cơ ung thư buồng trứng. Ảnh minh họa
Không sinh con và không nuôi con bằng sữa mẹ
Những phụ nữ không sinh con cũng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những chị em khác. Bởi, cho con bú có thể làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư này.
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các nhà khoa học Úc đã theo dõi 493 phụ nữ bị ung thư buồng trứng và 472 phụ nữ khỏe mạnh cùng tuổi. Kết quả những phụ nữ cho trẻ bú ít nhất 13 tháng giảm hơn 60% rủi ro phát triển khối u ở buồng trứng so với những người cho trẻ bú ít hơn 7 tháng. Những phụ nữ có 3 con và cho con bú tổng cộng hơn 31 tháng giảm rủi ro ung thư buồng trứng đến 91% so với những người cho con bú tổng cộng dưới 10 tháng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc cho con bú mẹ giúp trì hoãn thời gian rụng trứng và giảm mức độ oestrogen trong buồng trứng. Thời kỳ rụng trứng càng nhiều thì rủi ro hình thành các tế bào đột biến gây bệnh càng cao. Chính vì vậy, những phụ nữ không sinh con, sinh ít con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn.
Liệu pháp hormone
Sử dụng liệu pháp hormone (uống thuốc, tiêm estrogen...) sau thời kỳ mãn kinh là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân của ung thư buồng trứng. Những tác hại khi điều trị estrogen là làm quá sản nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng.
Việc điều trị hormone phải được thực hiện trong thời gian dài, vì vậy mà những chị em áp dụng liệu pháp chỉ tăng cường estrogen càng có nhiều khả năng xuất hiện những dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Chính vì vậy mà liệu pháp bổ sung estrogen thường được kèm theo cả progestrogen.
Các nguyên nhân khác của bệnh ung thư buồng trứng có thể bao gồm: lịch sử gia đình, những thay đổi di truyền, ung thư vú, chế độ ăn uống, hút thuốc và uống rượu...
Dấu hiệu
Mặc dù các dấu hiệu cụ thể của bệnh ung thư buồng trứng rất khó phát hiện và mơ hồ nhưng chị em hãy cảnh giác với những triệu chứng đáng nghi ngờ sau.
Trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, ung thư buồng trứng không có dấu hiệu rõ rệt. Hầu hết các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường bị nhầm lẫn với tăng cân hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, vì bệnh ung thư buồng trứng có tiến triển nhanh chóng nên dù có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào có thể liên quan đến bệnh thì đều cần đi kiểm tra để được kết luận chính xác nhất.
Cho dù các triệu chứng có thể mơ hồ hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng việc theo dõi các dấu hiệu "khả nghi" cảnh báo ung thư buồng trứng là rất quan trọng và cần thiết.
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng mà bạn cần xem xét.
Chảy máu âm đạo bất ngờ
Chảy máu âm đạo bất ngờ có thể là một triệu chứng của ung thư buồng trứng, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH). Bởi, bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo sau mãn kinh đều là một dấu hiệu nghiêm trọng, báo hiệu khả năng bị ung thư cao trong đó có ung thư buồng trứng.
Đau lưng, mỏi cổ
Bạn có dấu hiệu đau lưng, lúc đầu đau, mỏi cổ với tần suất ít, càng ngày cơn đau càng tồi tệ hơn, rất có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng có thể gây ra đau lưng, khi bệnh càng nặng thì cơn đau càng tăng lên và nghiêm trọng hơn. Muốn đi tiểu liên tục Nếu một người phụ nữ luôn cảm thấy sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu đột ngột thì hãy cẩn thận. Vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng, theo Hiệp hội ung thư Mỹ. Chướng bụng Đau và cảm giác nặng nề, đầy hơi trong bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u đã hình thành trong buồng trứng.
Hiện tượng đau bụng có thể là bình thường nhưng nó có thể là một triệu chứng nghiêm trọng, nhất là khi có kết hợp với cảm giác nặng nề ở phần bụng dưới. Vì đó là một trong những biểu hiện ban đầu của ung thư buồng trứng. Vì vậy, tuyệt đối không được bỏ qua hiện tượng này. Thay đổi trọng lượng cơ thể Thay đổi trọng lượng cơ thể (giảm cân hoặc tăng cân) một cách đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những thay đổi trong sự thèm ăn, từ đó tác động đến trọng lượng cơ thể. Sự gián đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt có thể bị phá vỡ khi ung thư buồng trứng phát triển. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể là một cảnh báo rằng bạn cần đi kiểm tra buồng trứng càng sớm càng tốt. Buồn nôn và ói mửa Nếu một người phụ nữ cảm thấy buồn nôn và ói mửa khi không mang thai thì hoàn toàn có thể hình dung đến nguyên nhân là do ung thư buồng trứng gây ra. Đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng, đặc biệt là cảm thấy no nhanh chóng cho dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng. Nếu thấy có một hoặc nhiều triệu chứng nói trên, tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản khoa để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, kịp thời chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Rất khó phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Đó là bởi các triệu chứng này thường giống với những bệnh thông thường như hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gồm bụng to lên, tình trạng đầy hơi dai dẳng, đau vùng chậu hoặc bụng, khó ăn.
Các triệu chứng khác bao gồm đau lưng, đi tiểu thường xuyên, chán ăn, buồn nôn, tăng cân không lý do, thay đổi thói quen đi ngoài và đau trong khi quan hệ tình dục.
Một số bệnh nhân cũng bị xuất huyết âm đạo bất thường nhưng hiện tượng này hiếm gặp.
Có những yếu tố rủi ro nào?
85% bệnh nhân ung thư buồng trứng là phụ nữ ở độ tuổi ngoài 50. Còn những người đang trong giai đoạn mãn kinh thuộc nhóm nguy cơ cao.
Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư buồng trứng cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị bệnh.
Người ta cho rằng 5-10% trường hợp bị ung thư buồng trứng là do gien bị lỗi có tên BRCA1 hoặc BRCA2. Trong khi đó, theo GS Hani Gabra, Giám đốc TT Nghiên cứu thực hành ung thư buồng trứng London, có đến 20% phụ nữ mang gien lỗi gây bệnh này. Thực tế là mới đây, diễn viên Angelina Jolie gần đây thông báo rằng cô đã có một cắt bỏ vú sau khi phát hiện ra rằng cô mang gen bị lỗi này.
Nếu một người phụ nữ có ít nhất 2 người thân mang bệnh thì cô ấy có nguy cơ mang gien lỗi.
Những phụ nữ bị béo phì hoặc những người sử dụng liệu pháp hoóc-môn thay thế cũng như những người bị vô sinh cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Phụ nữ có kinh sớm so với độ tuổi hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ cao hơn. Đó là bởi bề mặt buồng trứng bị vỡ để trứng không thể hình thành khi chúng được giải phóng và bề mặt của buồng trứng bị gặp nguy hiểm trong giai đoạn này. Mỗi khi điều này xảy ra, nó cần phải được sửa chữa và điều này tạo cơ hội cho sự tăng trưởng của tế bào bất thường.
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung (tế bào tử cung phát triển không đúng nơi, đúng chỗ) cũng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn.
Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng giảm xuống nếu đã sinh con, dùng thuốc ngừa thai hoặc cho con bú.
Người ta cũng tin rằng giảm cân, việc tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chẩn đoán như thế?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đã nêu ở trên thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ có thể thực hiện việc siêu âm đầu dò tử cung và kiểm tra buồng trứng; lấy mẫu máu để kiểm tra nguy cơ ung thư.
Điều trị như thế?
Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và chăm sóc đặc biệt.
Dựa trên việc khối u lớn thế nào, mức độ lan rộng, sức khỏe của bệnh nhân và khả năng sinh sản để quyết định cách thức điều trị là cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng, tử cung, và một lớp mỡ trong bụng hay loại bỏ cả các hạch bạch huyết trong ổ bụng.
Tiên lượng thời gian sống là gì?
Tiên lượng thời gian sống của người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư khi nó được phát hiện.
Người được chẩn đoán khi bệnh đang ở giai đoạn đầu có một cơ hội sống tốt hơn những người được chẩn đoán muộn.
Và trong tất cả các trường hợp phát hiện ra bệnh, 70% sẽ sống ít nhất một năm sau khi chẩn đoán, 40% sẽ sống trong năm năm và 30% sẽ sống được 10 năm.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Thống kê cho thấy, ở Việt Nam, tử vong do ung thư buồng trứng đứng hàng thứ ba sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có kết quả tốt nhưng hiện nay hầu hết các bệnh nhân nhập viện điều trị đều đã ở giai đoạn muộn do các biểu hiện của ung thư buồng trứng thường diễn biến âm thầm, không rõ ràng.
Nguyên nhân gây ung thư thư buồng trứng đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể xác định những yếu tố nguy cơ như: Sự thay đổi về gen di truyền, tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng (những người đã có mẹ, chị em gái hoặc con gái từng mắc thì có đến 5% nguy cơ mắc bệnh này), độ tuổi (thường gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh và tăng lên khi tuổi càng cao), phụ nữ mất khả năng sinh sản, u nang buồng trứng (nang hình thành sau khi mãn kinh có nhiều khả năng trở thành ung thư),…
|
Diễn biến âm thầm
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu đặc biệt. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ có ý thức quan tâm đến sức khỏe của mình sẽ phát hiện ra những dấu hiệu có thể đã mắc ung thư buồng trứng như: Rối loạn kinh nguyệt, đau hoặc nặng ở vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn tiểu (tiểu khó, són tiểu), mệt mỏi kéo dài, giảm cân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, đại tiện táo hoặc tiêu chảy),… Ở giai đoạn muộn, các dấu hiệu trên sẽ kéo dài và nặng hơn, thậm chí sờ được khối u ở vùng bụng dưới, di căn tới những bộ phận khác như tử cung, vòi trứng, màng bụng, hạch bạch huyết trong ổ bụng, các cơ quan ngoài ổ bụng,…
Điều trị như thế nào?
Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm các xét nghiệm khác như chụp Xquang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,… để chẩn đoán ung thư. Điều trị ung thư buồng trứng bao gồm phẫu thuật kết hợp điều trị hóa chất. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh sớm hay muộn bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư khu trú ở buồng trứng chưa lan ra lớp vỏ của buồng trứng thì có thể sẽ phẫu thuật cắt tử cung và hai phần phụ. Ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn vì tế bào ung thư đã di căn sang rất nhiều các cơ quan khác, tỷ lệ phẫu thuật thành công và thời gian sống sau phẫu thuật là rất ít. Do đó, khi thấy có những biểu hiện bất thường của cơ thể nghi ngờ ung thư thư buồng trứng như đã nêu trên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm.
Những điều cần biết về ung thư buồng trứng
Trong hệ thống sinh dục của mình, mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng. Chúng nằm ở trong chậu hông (khung chậu). Mỗi buồng trứng có kích thước và hình dạng tương đương với một hạt thị. Buồng trứng có 2 chức năng, đó là sản xuất ra trứng và các nội tiết tố nữ. Hằng tháng, sẽ có 1 trứng được phóng thích khỏi 1 buồng trứng, quá trình đó gọi là sự rụng trứng (hay sự phóng noãn), trứng sau khi được phóng thích sẽ qua vòi trứng để đến tử cung (dạ con).
Buồng trứng
Trong hệ thống sinh dục của mình, mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng. Chúng nằm ở trong chậu hông (khung chậu). Mỗi buồng trứng có kích thước và hình dạng tương đương với một hạt thị. Buồng trứng có 2 chức năng, đó là sản xuất ra trứng và các nội tiết tố nữ. Hằng tháng, sẽ có 1 trứng được phóng thích khỏi 1 buồng trứng, quá trình đó gọi là sự rụng trứng (hay sự phóng noãn), trứng sau khi được phóng thích sẽ qua vòi trứng để đến tử cung (dạ con).
Buồng trứng là nguồn chính sản sinh ra các nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Các nội tiết tố này tác động đến quá trình phát triển tuyến vú, hình dáng cơ thể và hệ thống lông tóc của người phụ nữ. Chúng cũng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và mang thai
Các loại khối u buồng trứng
Cơ thể con người ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Trong điều kiện bình thường, các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra nhiều tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình này giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên đôi khi các tế bào vẫn phân chia khi cơ thể không cần đến. Những tế bào thừa này hình thành nên 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính.
Các khối u lành tính thì không phải là ung thư. Sau khi được lấy bỏ thì hầu hết không phát triển trở lại. Các tế bào trong khối u lành tính không lan tràn đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là khối u lành tính rất hiếm khi đe doạ đến tính mạng
U nang buồng trứng là 1 loại tăng trưởng khác. Đó là 1 túi chứa đầy nước hình thành từ bề mặt buồng trứng. Đó không phải là ung thư. U nang buồng trứng thường mất đi mà không cần điều trị gì. Đôi khi bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật, nhất là khi chúng có vẻ to lên.
Khối u ác tính còn gọi là ung thư. Các tế bào trong loại khối u này là những tế bào bất thường, phân chia không theo nhu cầu của cơ thể và cũng không chịu sự kiểm soát nào của cơ th���. Chúng có thể xâm lấn và phá huỷ các mô và cơ quan xung quanh. Các tế bào ung thư có thể lan tràn từ nơi ban đầu đến các bộ phận khác ở xa trong cơ thể, quá trình này goi là sự di căn.
Khối u ác tính xuất phát từ buồng trứng gọi là ung thư buồng trứng. Có nhiều loại ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng xuất phát từ bề mặt buồng trứng (còn gọi là ung thư biểu mô) là loại hay gặp nhất, trong khi đó những Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng (tế bào mầm) và Ung thư buồng trứng xuất phát từ mô nâng đỡ ở quanh buồng trứng ít gặp hơn.
Các tế bào ung thư buồng trứng có thể phát triển ra ngoài phạm vi buồng trứng và lan tràn đến các mô và cơ quan khác qua quá trình rơi rụng. Khi các tế bào u rụng ra, chúng có xu hướng cấy vào phúc mạc (1 màng lớn lót phía trong ổ bụng) và cơ hoành (1 cơ mỏng phân cách giữa ngực và bụng) để hình thành nên khối u mới. Ung thư buồng trứng cũng có thể gây nên dịch ổ bụng mà người ta còn gọi là dịch cổ trướng hay nước báng, làm cho bụng to lên và người bệnh có cảm giác đầy trướng.
Các tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể chui vào máu hoặc hệ thống bạch huyết (các mô và cơ quan có trách nhiệm sản sinh và lưu trữ những tế bào bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm khuẩn), khi đó các tế bào u sẽ đi nhiều nơi và và hình thành nên những khối u mới tại đó.
Đối tượng nguy cơ
Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Tiền sử gia đình. Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn đối với loại ung thư này. Khả năng mắc sẽ đặc biệt cao nếu như có từ 2 người trở lên trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh này. Nguy cơ có thể nhỏ hơn 1 chút, nhưng vẫn cao hơn bình thường nếu như có những người có quan hệ huyết thống khác như bà, cô dì, chị em họ gần mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Tuổi. Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo tuổi của người phụ nữ. Hầu hết các ung thư buồng trứng xuất hiện ở tuổi trên 50, và nguy cơ cao nhất là ở tuổi trên 60.
Mang thai. Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.
Tiền sử bản thân. Những phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ không có tiền sử.
Thuốc kích thích phóng noãn. Thuốc kích thích phóng noãn có thể làm tăng nhẹ khả năng mắc ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vấn đề này.
Bột talc. Một số nghiên cứu gợi ý rằng những phụ nữ sử dụng bột talc ở vùng sinh dục qua nhiều năm sẽ tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng.
Điều trị thay thế hormone. Có 1 số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 1 chút.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng là 4,6/100.000 phụ nữ. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở tuổi trên dưới 50, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở tuổi trẻ hơn.
Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ có nguy cơ cao do có tiền sử gia đình có thể được xem xét để cắt buồng trứng dự phòng. Phẫu thuật này trong nhiều trường hợp (nhưng không phải tất cả) đã phòng ngừa được bệnh. Các nguy cơ và tai biến của phẫu thuật cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Mỗi phụ nữ nên thảo luận kỹ với bác sỹ về lợi ích và nguy cơ trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như Bác Sỹ Phụ Khoa, Bác Sỹ Phụ Khoa Ung Thư hoặc Bác Sỹ Nội Khoa Ung Thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.
Dò tìm ung thư buồng trứng
Phát hiện và điều trị sớm thì kết quả sẽ tốt hơn. Nhưng ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh khó phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp nào có thể phát hiện ung thư buồng trứng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Họ đang thử nghiệm đo nồng độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u, ở trong máu. Chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Họ cũng đang thử đánh giá vai trò của siêu âm qua đường âm đạo, một xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh sớm
Nhận biết các triệu chứng
Ung thư buồng trứng thường không có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng cho đến tận giai đoạn phát triển muộn của chúng. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gồm :
-
Khó chịu và/hoặc đau ở vùng bụng nói chung (ấm ách, khó tiêu, căng trướng bụng...)
-
Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên.
-
Kém ăn.
-
Cảm thấy đầy bụng ngay cả sau bữa ăn nhẹ.
-
Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do.
-
Chảy máu âm đạo bất thường.
Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi ung thư buồng trứng hoặc do các bệnh khác nguy hiểm hơn. Với bất kỳ một trong các triệu chứng này thì sự kiểm tra của bác sĩ là rất quan trọng.
Các hướng lan tràn của ung thư buồng trứng
Để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ phải đánh giá tiền sử bệnh của phụ nữ đó. Bác sĩ cũng phải thực hiện các khám xét lâm sàng và cho làm các xét nghiệm chẩn đoán. Một vài các kiểm tra và xét nghiệm có ích được mô tả dưới đây :
Khám khung chậu bao gồm : khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để tìm ra bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về kích thước hoặc hình dáng của chúng. (PAP test, một phương pháp kiểm tra tốt để kiểm tra ung thư cổ tử cung, thường được thực hiện với khám khung chậu, nhưng nó không phải là cách đáng tin cậy để tìm hoặc chẩn đoán ung thư buồng trứng).
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao mà tai người không nghe thấy. Những sóng này được chiếu vào buồng trứng. Mẫu thu được từ âm thanh dội lại tạo nên hình ảnh gọi là biểu đồ âm. Các mô, nang khí, túi nước và khối u sẽ cho các hình ảnh khác nhau trên biểu đồ.
Xét nghiệm CA-125 là xét nghiệm máu để đo mức CA-125, một sản phẩm của khối u, thường đư���c tìm thấy cao hơn bình thường ở những phụ nữ bị mắc ung thư buồng trứng.
Chụp khung đại tràng bằng barit, là một phương pháp chụp tia X đại tràng và trực tràng. Bari cản tia X tại đại tràng và trực tràng, làm cho các khối u và các phần khác ở bụng dễ quan sát hơn.
Chụp cắt lớp là một loạt các ảnh về vùng quan tâm trong cơ thể, được tạo ra bằng sự kết hợp của máy tính với máy X quang.
Sinh thiết là việc lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các bác sỹ giải phẫu bệnh lý sẽ nghiên cứu mô này để chẩn đoán. Để lấy được mô, các nhà phẫu thuật thực hiện một thủ thuật mở bụng (một cuộc phẫu thuật để mở bụng). Nếu nghi ngờ có ung thư thì bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thật cắt buồng trứng (cắt lấy toàn bộ buồng trứng). Điều này là rất quan trọng bởi vì nếu có ung thư thì việc cắt lấy một mẫu mô qua lớp bên ngoài của buồng trứng có thể cho phép các tế bào ung thư thoát ra và gây nên di căn.
Nếu chẩn đoán là ung thư buồng trứng thì bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn của bệnh. Xem xét thật cẩn thận để tìm ra liệu tế bào ung thư đã di căn chưa, và nếu rồi thì tới những phần nào của cơ thể. Đánh giá và theo dõi có thể bao hàm cả phẫu thuật, chiếu tia, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và làm các xét nghiệm khác. Kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ được quyết định dựa vào giai đoạn bệnh.
Điều trị ung thư buồng trứng
Việc điều trị tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia. Nhóm này có thể bao gồm một Bác Sĩ Phụ Khoa, một Bác Sĩ Ung Thư Phụ Khoa, một Bác Sĩ Ung Thư Nội Khoa và/hoặc một Bác Sĩ Tia Xạ. Nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng.
Phẫu thuật : là phương pháp điều trị đầu tiên thông thường đối với phụ nữ bị chẩn đoán ung thư buồng trứng. Phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung thành 1 khối. Thông thường bác sĩ phẫu thuật cũng cắt cả mạc nối lớn (màng mỏng bao quanh dạ dày và đại tràng) và các hạch bạch huyết trong ổ bụng.Giai đoạn trong phẫu thuật : để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư, bác sỹ phẫu thuật phải kiểm tra toàn bộ ổ bụng, hút dịch ổ bụng nếu có, lấy bỏ hạch bạch huyết, nhân di căn ở cơ hoành hay các cơ quan khác. Nếu ung thư đã lan rộng, phẫu thuật viên sẽ lấy tối đa tổ chức ung thư và qui trình này gọi là phẫu thuật giải tỏa u. Phẫu thuật này làm giảm tối đa khối lượng tổ chức ung thư để tạo điều kiện cho việc điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị sau mổ đạt kết quả tốt.
Hóa trị: là dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật, kiểm soát sự phát triển của khối u, hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh.
Hầu hết các thuốc dùng để điều trị trong ung thư buồng trứng được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua một ống nhỏ gọi là Catheter. Catheter được luồn vào trong một tĩnh mạch lớn, để lại một phần ống ở ngoài với độ dài cần thiết để bơm thuốc. Một số thuốc chống ung thư được dùng bằng đường uống. Dù dùng bằng đường tiêm hay đường uống, thuốc đều vào dòng máu và lưu thông khắp cơ thể.
Một cách dùng thuốc khác là bơm thuốc trực tiếp vào khoang bụng qua ống catheter. Với phương pháp này, hầu hết thuốc được giữ lại trong khoang bụng.
Sau khi kết thúc việc điều trị hóa chất, phẫu thuật thì hai có thể thực hiện nhằm kiểm tra ổ bụng bằng quan sát trực tiếp. Phẫu thuật viên có thể lấy bỏ dịch và các nhân nghi ngờ để kiểm tra xem thuốc chống ung thư có hiệu quả hay không.
Xạ trị: là việc dùng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Xạ trị chỉ tác động đến các tế bào ung thư ở trong vùng chiếu xạ. Tia xạ có thể phát ra từ máy gọi là xạ trị ngoài. Một vài bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp gọi là xạ trị trong màng bụng, theo cách này một dung dịch chứa chất phóng xạ được bơm trực tiếp vào khoang bụng qua một ống catheter.
Các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị:
Các tác dụng phụ do điều trị ung thư phụ thuộc vào phương pháp điều trị và khác nhau ở từng bệnh nhân. Bác sĩ và y tá sẽ giải thích các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị và đưa ra các cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong và sau điều trị.
Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Sự khó chịu hoặc đau sau phẫu thuật có thể kiểm soát bằng thuốc. Bệnh nhân cần thảo luận về phương pháp giảm đau với thầy thuốc. Trong vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi tiểu và nhu động ruột chưa trở lại.
Cắt buồng trứng cũng có nghĩa là nguồn nội tiết estrogen và progesterone của cơ thể sẽ mất và bệnh nhân sẽ mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh như cơn bốc nóng, khô âm đạo xảy ra sớm sau phẫu thuật. Một vài liệu pháp thay thế hormone có thể dùng để làm giảm các triệu chứng này. Việc quyết định dùng là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Những phụ nữ bị ung thư buồng trứng nên thảo luận với bác sĩ của họ về những nguy cơ và lợi ích của việc dùng nội tiết thay thế.
Hóa trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.
Xạ trị, giống như hóa trị cũng tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, ỉa chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.
Theo dõi định kỳ sau điều trị
Theo dõi chăm sóc sau điêù trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Kiểm tra đều đặn bao gồm thăm khám lâm sàng và làm PAP test . Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và định lượng CA-125. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho họ các bệnh ung thư khác. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Hơn nữa, việc dùng một số thuốc chống ung thư có thể gây một ung thư thứ phát như ung thư máu.
Các triệu chứng & sự chẩn đoán bệnh Ung Thư Buồng Trứng
Trong thời kỳ đầu bệnh UTBT không có dấu hiệu rõ rệt cho đến khi ung thư đã phát triển mới có vài triệu chứng như:
- Ðau tức vùng bụng, tử cung, lưng, hoặc cẳng chân
- Bụng to chướng (bụng báng)
- Nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, hoặc tiêu chảy.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng ít thông thường có thể gặp như: hơi thở ngắn (khó thở), thường bị thôi thúc đi tiểu (tiểu vặt), âm đạo chảy máu bất thường (ra kinh quá nhiều, chảy máu khi đã hết kinh).
Ðây có thể cũng là tình trạng thường xảy ra nơi một phụ nữ hoặc là những triệu chứng của một bệnh khác. Nhưng nếu những bất thường kéo dài hoặc càng nặng, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên phụ khoa (gynecologic oncologist) để được chẩn đoán xác định bệnh.
Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh UTBT
- Khám tổng quát tại vùng bụng để xem có khối u hoặc nước trong bụng không.
- Khám tử cung, buồng trứng, và các bộ phận gần kề để tìm xem có sự thay đổi hình dạng, kích cỡ, hoặc có khối u không.
- Thử máu để tìm chất CA-125, là một chất có trên mặt ngoài của tế bào UTBT và trên vài mô.
- Siêu âm (ultrasound) để ghi nhận tình trạng của buồng trứng.
- Sinh thiết (biopsy) để tìm tế bào ung thư, hoặc để lấy bướu UTBT ra (nếu bướu còn nhỏ) và xem ung thư có lan tỏa chưa.
U nang buồng trứng có thể tìm thấy bên trên hoặc bên trong của một buồng trứng. U nang chứa chất lỏng hoặc đôi khi có mô cứng. Ða số u nang buồng trứng là khối u lành (benign), không phải ung thư và sẽ tan đi. Nếu u nang không tan hết mà lại lớn hơn, bác sĩ sẽ làm lại xét nghiệm để xác định xem có phải là nang ác tính (malignant cysts) gây ra UTBT không.
Khi đã có kết quả xác định bệnh UTBT, bạn có thể cần biết ý kiến của một bác sĩ thứ nhì về chẩn đoán và kế hoạch điều trị. Có nhiều cách để tìm một bác sĩ chẩn đoán thứ nhì như:
- Yêu cầu bác sĩ gia đình chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm bác sĩ tại trung tâm điều trị ung thư.
- Gọi điện thoại số 1-800-4-CANCER hoặc vào internet www.cancer.gov/help.
- Tìm danh sách các bác sĩ đã tốt nghiệp chuyên khoa trên internet www.abms.org.
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh Ung Thư Buồng Trứng?
Hiện nay chưa có cách phòng ngừa bệnh hoặc xét nghiệm phòng ngừa nào. Cần lưu ý là khi đi thử Pap bạn cũng được khám tử cung nhưng thử Pap chỉ giúp phát hiện ung thư cổ tử cung mà thôi. Do đó, chính bạn phải để ý và biết rõ sức khỏe của mình, phải ghi chép lại những gì bất thường xảy ra cho mình mỗi ngày (để theo dõi và trình bày cho bác sĩ một cách cụ thể và rõ ràng) và đến ngay bác sĩ để định bệnh. Ðừng chần chờ, vì chỉ nhờ phát hiện bất thường sớm và điều trị sớm, cơ hội lành bệnh sẽ rất cao.
Tóm lại vài điều các phụ nữ nên biết về bệnh ung thư buồng trứng:
- Bệnh thường xảy ra nơi phụ nữ lớn tuổi.
- Nếu nhận thấy có vài yếu tố rủi ro mắc bệnh, bạn nên lưu ý tham khảo bác sĩ.
- Chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh UTBT nên chưa có cách phòng ngừa.
- Thử Pap chỉ có thể giúp truy tầm ung thư cổ tử cung mà thôi.
- Nếu có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay bác sĩ để xác định bệnh. Nhờ phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể được chữa khỏi
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng -
Cách điều trị bệnh đa nang buồng trứng
Ung thư tử cung
Chích ngừa ung thư cổ tử cung
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ -
Tìm hiểu về bệnh ung thư tử cung
Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung
(st)