Nguyên nhân của bệnh gút và chế độ ăn uống chuẩn nhất cho người bệnh gút. Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...
Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.
Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric
|
Acid uric lắng tụ tại khớp |
Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
Vai trò của acid uric trong viêm khớp
Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:
- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.
- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.
- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.
Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:
Lối sống. Thường nhất làuống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗingày. N61u thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
Một số bệnh lý và thuốc. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,…cũng làm tăng acid uric máu.
Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.
Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.
Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).
Điều trị
Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Để hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp làm giảm acid uric có thể dùng thêm các thảo dược an toàn, hiệu quả khi sử dụng dài ngày như cây Tơm trơng và các dược liệu giúp làm giảm đau nhức xương khớp.
Thực phẩm cho người bị bệnh gut
Một đặc trưng của bệnh gut là việc xuất hiện các cơn viêm khớp cấp tính do gut. Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể làm giảm bớt và ngăn chặn những cơn đau đớn bằng chính chế độ ăn uống khoa học, hợp lý của mình.
Những ai thường mắc bệnh gut?
Gut là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng cao quá mức axit uric trong máu và mô. Các tinh thể urat lắng đọng vào màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp vi tinh thể với những triệu chứng rất đặc trưng.
Bệnh thường xảy ra ở những người có địa vị cao trong xã hội hay người có kinh tế khá giả. Tuy nhiên, những năm gần đây, xã hội phát triển, đời sống dần được nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng bị rút ngắn nên bệnh gut không phải chỉ là bệnh của nhà giàu mà đã trở thành một trong những bệnh của cuộc sống văn minh hiện đại.
Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành. Yếu tố gia đình thường hay gặp. Khoảng 10-30% bệnh nhân gut có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Bệnh gut đặc biệt hay gặp ở chủng tộc Polynesia, có thể là do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống giống nhau trong gia đình.
Nhiều bệnh nhân mô tả các đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhiều hải sản, thịt thú rừng, thịt chó, hay đơn giản chỉ là ăn lòng lợn, tiết canh. Đặc biệt, uống nhiều rượu cũng góp phần gây tái phát bệnh.
Các tổn thương do gut gây ra
Khớp hay bị tổn thương là các khớp ở chi dưới như gối, cổ chân và đặc biệt là ở ngón chân cái. Cơn viêm khớp cấp tính thường khởi phát đột ngột và dữ dội vào nửa đêm. Khớp bị tổn thương đau ghê gớm, bỏng rát, đau làm mất ngủ, da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu hồng hoặc màu đỏ. Bệnh nhân đi lại rất khó khăn hay phải nằm bất động do đau.
Viêm khớp cấp tính thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5 độ C, có thể kèm rét run. Đợt viêm khớp cấp tính do gut kéo dài khoảng 1-2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát với việc xuất hiện các đợt viêm khớp mới.
Một đặc điểm nữa là khi uống thuốc colchicin thì bệnh nhân thấy giảm đau khớp nhanh trong vòng 48-72h. Nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị đến nơi đến chốn, hay tự điều trị bằng các thuốc khớp, đặc biệt là dùng bừa bãi các thuốc prednisolon, dexamethason. Hậu quả là bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, gãy xương, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Cần có một chế độ ăn uống hợp lý
Khi có các đợt viêm khớp cấp tính, bệnh nhân nên uống nhiều nước (nước chè, nước hoa quả) và ăn cháo, súp. Một chế độ ăn hợp lý cần nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là rau actisô, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phomat trắng không lên men, cá nạc, ốc sò. Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm (sô đa, nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo…) để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu.
Để đề phòng đợt tái phát của bệnh, ngoài chế độ dùng thuốc hợp lý, bệnh nhân còn phải phải tuân thủ một số quy tắc ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.
Cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh, do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế bia rượu.
Cụ thể lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê), các loại hải sản tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla.
Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế sôcôla, cacao, nấm, nhộng, rau giền… Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.
Tóm lại, bệnh nhân bị gut cần phải cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học hợp lý như chọn cho mình các thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng, tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm cũng như tránh thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cả nước chanh.
Bệnh nhân gut cũng cần được sự hợp tác, thông cảm từ người thân, bè bạn trong những dịp liên hoan ăn uống. Khi đó, người bệnh sẽ có thể chủ động áp dụng chế độ ăn thích hợp với tình trạng bệnh của mình để có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
1. Thức ăn :
|
Bệnh nhân bệnh gout cần kiêng hết các thịt màu đỏ và nội tạng động vật các loại |
Hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Kiêng tuyệt đối phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
* Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung nahư: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
* Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nênăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày
2.Đồ uống :
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…
Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:
1. Thức ăn có lợi :
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
2. Đồ uống có lợi:
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Món ăn cho người bệnh Gout
Tìm hiểu về bệnh gout
Ăn kiêng cho người bệnh gút -
Viêm khớp
Chữa bệnh phong tê thấp bằng Đông y rất công hiệu -
Bệnh thấp khớp nên ăn gì
(st)