Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp và chế độ ăn uống, tập luyện cho người bệnh. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.
Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì ko biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.
Tại sao bị huyết áp thấp?
Cuộc sống căng thẳng, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm… đã làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng và không trừ một ai.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch; sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế. Cũng có thể do mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, suy thượng thận, lao…Tất cả những nguyên nhân đó gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.
Làm sao để biết mình bị huyết áp thấp?
Khác với bệnh tăng huyết áp, chỉ số huyết áp là cở sở quyết định cho chẩn đoán bệnh. Trong bệnh huyết áp thấp, chỉ số chỉ có tính chất tham khảo, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Bệnh nhân huyết áp thấp thường có những biểu hiện: mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể suy giảm khả năng tình dục; da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc; vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh; thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Huyết áp bao nhiêu được xem là huyết áp thấp?
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó
Huyết áp thấp là gì?
Nguy hiểm không kém so với bệnh huyết áp cao
Triệu chứng và nguyên nhân
|
Chóng mặt là biểu hiện của tụt huyết áp |
- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể dẫn tới hạ huyết áp
Kiểm soát huyết áp thấp
|
Đo huyết áp là cách tốt nhất để nhận biết huyết áp thấp |
Theo các bác sĩ, tốt nhất người bị huyết áp thấp nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
Huyết áp đang bình thường hay cao từ trước, nay hạ xuống đột ngột (hạ chừng 30-40mmHg). Trường hợp này thường là do một bệnh lý. Hạ huyết áp đột ngột gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Huyết áp có thể rất thấp hoặc mất, mạch nhanh, nhỏ hoặc không bắt được. Ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu oxy não.
Huyết áp thấp trong mối liên hệ với cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng hoá chất. Các mức độ suy tuần hoàn từ nhẹ đến nặng như sau: - Khó tập trung và dễ nổi cáu - Hoa mắt chóng mặt, choáng váng, xây xẩm, thoáng ngất, nằm xuống một lúc thấy đỡ. Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi.
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
- Ngất: xảy ra nhanh, mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim rồi phục hồi nhanh chóng.
- Truỵ mạch: xảy ra đột ngột, ý thức lơ mơ, huyết áp hạ, mạch nhanh, nhỏ. Thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc. Bệnh tim mạch giai đoạn nặng.
- Sốc: xảy ra từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, trán vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.
- Chết đột ngột: là tình trạng không có huyết áp, không mạch. Không hồi phục mặc dù cấp cứu hồi sức tốt.
Nguyên nhân - Chảy máu cấp: do chấn thương vỡ tạng đặc biệt (gan, lách, thận) do xuất huyết nội như chảy máu dạ dày tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, ho ra máu, vỡ thai ngoài dạ con... - Mất nước nhiều: do tiêu chảy, nôn liên tục. - Hạ đường huyết: Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi. do bị đói, dùng quá liều thuốc điều trị đái tháo đường. Bệnh nhân cảm thấy chân tay bủn rủn, chóng mặt, lờ đờ, buồn ngủ, trán vã mồ hôi. -Phản ứng thuốc hay sốc phản vệ: các loại kháng sinh penicilline, streptomycine, aspirin... Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc muộn hơn vài giờ. Bệnh nhân thấy tê môi, người bứt rứt khó chịu, mắt có thể sưng húp, mạch nhanh. Không cấp cứu kịp thời có thể chết. - Sốc khi hút dịch: ở màng phổi, màng tim, màng bụng. Do hút tốc độ nhanh hoặc hút nhiều dịch trên bệnh nhân sẵn có cơ địa cường phế vị. Có khi chỉ mới chọc kim qua da, bệnh nhân đã thấy choáng váng, mặt tái nhợt, muốn nằm, vã mồ hôi trán, mạch nhanh. Các trường hợp huyết áp hạ đột biến, cần xử trí rất khẩn trương để cứu sống người bệnh. Huyết áp thấp liên tục Huyết áp luôn luôn thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp và ở một số bệnh gây huyết áp thấp. Huyết áp thấp tiên phát Do cơ địa hay do cấu tạo của cơ thể và di truyền, thường xuyên có huyết áp thấp, nhưng không có trở ngại gì trong sinh hoạt. Loại này không có triệu chứng, không cần dùng thuốc điều trị, trừ trường hợp bị ngất, nhất là do lao động chân tay nặng. Huyết áp thấp hậu phát Thường do một nguyên nhân nào đó gây ra. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, thoáng ngất, ngón tay, ngón chân lạnh, có khi tím da. 8 nguyên nhân gây huyết áp thấp hậu phát gồm: - Cơ thể suy mòn lâu ngày do ung thư, lao, đái tháo đường, xơ gan. - Nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài. - Thiếu máu mạn tính: Do giun móc, do các bệnh mạn tính. Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt. - Suy tim: thường hạ huyết áp tối đa. Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. - Do uống thuốc điều trị huyết áp liều cao hay điều trị kéo dài. Cần kiểm tra huyết áp khi uống thuốc, nhất là loại thuốc methyldopa. - Addison: suy vỏ thượng thận, sạm da, người mệt, chóng mỏi các cơ, không làm được các việc gắng sức. - Bệnh suy giáp trạng: Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. phù cứng, ấn lõm, mặt béo, môi dày, lưỡi to, các ngón chân, ngón tay cũng mập, chậm chạp, lười suy nghĩ. Huyết áp hạ, mạch nhỏ chậm. - Do các bệnh thần kinh: Tabét, rỗng tủy sống...
Huyết áp thấp có nguy cơ gì?
Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra và các tác giả nhận thấy rằng huyết áp tâm trương dưới 70 mm thì rất có khả năng bị chứng mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10 mm thì nguy cơ bị mất trí tăng 20%. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 – 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp
- Thay đổi tư thế đúng, khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
Trong sinh hoạt hằng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
- Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
- Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.
- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.
Nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim giảm do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… phù hợp với thể lực đều rất tốt.
- Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Người bệnh huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một it muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g/ ngày). Nếu có bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
- Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ Không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì. Tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.
- Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể, dùng nước khoáng mặn hằng ngày càng tốt.
Sữa ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, rất tốt và bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Trong sữa ong chúa có những chất làm giảm co bóp cơ tim, làm giãn động mạch huyết quản, có tác dụng hạ huyết áp. Và trong sữa ong chúa còn có chất insulin, có thể tăng cường tác dụng của chất insulin trong cơ thể, làm tăng phản ứng hạ đường huyết nên thận trọng.
- Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
- Uống đủ lượng nước là rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.
- Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
- Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.
Phòng ngừa huyết áp thấp
Những việc bạn nên làm là:
- Uống nhiều nước: Cần uống thật nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.
- Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì… Uống loại trà hay cà phê đã tách chất caffeine cũng là cách giúp tăng huyết áp tạm thời, trong một số trường hợp, mức huyết áp có thể tăng từ 3 đến 14 mm thủy ngân (mm Hg). Chất caffeine có thể gây ra nhiều rắc rối khác nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để quyết định lượng caffeine mà bạn có thể nạp vào cơ thể.
- Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Chỉ trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.
- Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực. Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.- Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực. Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
- Tắm nước ấm có pha thêm muối ma-nhê: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.
Người huyết áp thấp nên ăn gì?
Cần có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học cho người bị huyết áp thấp.
Phần lớn những bệnh nhân đến khám tại các khoa tim mạch của các bệnh viện và các phòng khám đa khoa đều có cao huyết áp. Tuy nhiên, có một số không nhỏ thường xuyên bị huyết áp thấp. Vậy hạ huyết áp có nguy hiểm không?
Câu hỏi này không chỉ đặt ra cho bệnh nhân mà cả nhiều thầy thuốc không chuyên khoa nữa.
Thế nào là huyết áp bình thường?
Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70 - 80mmHg với huyết áp tối thiểu. Khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp. Có hai tình trạng hạ huyết: hạ huyết áp cấp hay xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa khác. Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp cứu và tùy theo nguyên nhân gây hạ huyết áp mà thầy thuốc cho chỉ định điều trị phù hợp: truyền dịch, truyền máu, thuốc vận mạch hay thuốc trợ tim…
Hạ huyết áp mạn tính: ở những người này huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối đa. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều người chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo huyết áp khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.
Người huyết áp thấp nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamine cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne... (Ảnh minh họa)
Hạ huyết áp có nguy hiểm không?
Tất nhiên, nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập bệnh viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Truyền dịch và máu cũng như các dung dịch thay thế máu là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân.
Còn tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là quá nguy hiểm cả. Thậm chí có ngưới còn cho rằng: những người bị huyết áp thấp còn sống thọ hơn những người có huyết áp bình thường. Và thực tế trong thực hành bệnh viện hàng ngày, chúng tôi cũng như nhiều thầy thuốc khác cũng có chung một nhận định như vậy.
Những người thực sự bị huyết áp thấp mạn tính thường phàn nàn với mọi người và với thầy thuốc là hay buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tình trạng hạ huyết áp mạn tính hay xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, đái tháo đường hay bị bệnh thần kinh ngoại vi… Nếu tình trạng hạ huyết áp mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập bệnh viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.
Người bị huyết áp thấp thường xuyên chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Người bệnh hạ huyết áp mạn tính nên ăn gì?
Việc đầu tiên là nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamine cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magne… Có người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Tuy nhiên, điều này cũng rất nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.
Chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi lội hay tập yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân bị hạ huyết áp mạn tính. Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số người.
Và một điều rất quan trọng mà nhiều người trong chúng ta không mấy quan tâm, đó là nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe để có hướng điều chỉnh ngay từ lúc đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng bệnh tật trong một xã hội hiện đại.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh huyết áp thấp
Theo y học cổ truyền Huyết áp thấp có những nguyên nhân sau:
- Tâm dương bất túc: Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện: Váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ , ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu , rêu trắng nhuận , mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế
- Tâm tỳ hư: Biểu hiện: Váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực
- Tỳ thận dương hư: Biểu hiện: Váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược.
- Khí âm hư: Biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô mạch tế sác
Theo tây y Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữtrẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Điều trị như thế nào?
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.
Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
2. Uống nhiều nướcNên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện đềuTập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nh��p điệu, cầu lông… đều rất tốt.
4. Chế độ ănNên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
5. Tránh xa đồ uống có cồnSử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn
Người huyết áp thấp ăn uống, tập luyện thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới không coi huyết áp thấp là biểu hiện của tổn thương tim. Theo quy định, chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.
Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Trong trường hợp này, huyết áp thấp có thể do thể tạng, di truyền, do rèn sức bền thường xuyên (như vận động viện chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và do sự bù trừ thích nghi ở cư dân sống trên vùng núi cao.
Huyết áp thấp bệnh lý bao gồm tụt huyết áp cấp (với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất) và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra thành hai loại: nguyên phát (do giảm trương lực thần kinh mạch máu) và thứ phát (triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường mật…).
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữtrẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc sống sau:
Về ăn uống
Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Về tập luyện
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… đều rất tốt.
Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.
Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn mạn như sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường mật… Phòng tái phát viêm họng mạn bằng các biện pháp giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối…
Điều trị huyết áp thấp bằng bài thuốc đơn giản
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.
Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực…
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.
Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:
Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.
Bài 2:Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 – 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.
Bài 3:Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.
Bài 5:Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.
Bài 6:Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
Huyết áp thấp- những điều cần biết -
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu an toàn hiệu quả
Cây chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả
Làm sao chữa bệnh huyết áp thấp nhanh khỏi .
Bấm huyệt chữa bệnh huyết áp thấp rất công hiệ
(st)