Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây khế ra nhiều quả nhé. Khế là một cây thân gỗ cao khoảng 4 - 6 m, có nhiều cành nhỏ lòa xòa. Lá mọc so le, kép lông chim, thường có 7 - 9 chét. Đọt khi mới nhú có màu hồng, phủ một lớp lông tơ màu nâu bạc. Khi già chuyển sang màu xanh. Chồi cây ra tập trung nhất là vào tháng 4.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc khế
Nội dung
1. Đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh
Khế là một cây thân gỗ cao khoảng 4 - 6 m, có nhiều cành nhỏ lòa xòa. Lá mọc so le, kép lông chim, thường có 7 - 9 chét. Đọt khi mới nhú có màu hồng, phủ một lớp lông tơ màu nâu bạc. Khi già chuyển sang màu xanh. Chồi cây ra tập trung nhất là vào tháng 4.
Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có 20 - 30 hoa. Hoa nhỏ, 5 cánh màu hồng hoặc đỏ. Cuống hoa màu đỏ thắm, ngắn, nhỏ, nhiều lần gãy khúc. Hoa có thể ra ở trên cành già hay thân chính, có thể ra trên cành một năm. Hoa ra ở những kẽ lá, ngang cây, ngọn cong xuống thì cho trái to, phẩm chất tốt. Hoa khế lưỡng tính, có 5 nhị đực hữu thu xen kẽ với 5 nhị thoái hóa. Lá noãn 5, họp thành một bầu thượng 5 ô. Mỗi ô chứa 4 noãn. Trái mọng, có năm cạnh, chua, ngọt tùy từng giống.
Ở miền bắc, khế ra hoa từ tháng 6 đến tháng 11. Hoa ra nhiều đợt liên tiếp. Đợt ra hoa vào tháng 7 thường cho năng suất và chất lượng trái tốt nhất. Cây khế có tỷ lệ đậu trái cao, nhưng tỷ lệ rụng cũng cao.
Cây khế sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ từ 18 - 27oC. Khế sợ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Một số giống khế ngọt ưa bóng râm. Vì vậy có thể trồng xen khế với các loại cây ăn trái khác.
Khế thích nghi trên nhiều loại đất, thích hợp nhất trên đất trồng canh tác dày, nhiều màu, nhiều mùn, xốp và không bị úng, có độ pH từ 5,2 – 6,2.
Khế thường chín vào mùa khô, ít mưa (lượng mưa không đáng kể), mà trái lại lớn nhanh. Do đó, nhu cầu về nước lớn, thời gian này cần cung cấp đầy đủ nước, để cây nuôi trái.
2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
a. Giống và nhân giống:
+ Giống:
Khế có thể phân làm hai loại giống: giống khế ngọt và giống khế chua. Nhận biết qua vị trái và đặc tính của giống.
- Giống khế ngọt: Thường cây bé, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt, đọt màu nâu, hoa màu hồng. Trái chín màu vàng nhạt, hạt gần như trắng.
- Giống khế chua: Thường tổng hợp cây, cành dựng, đọt non màu nâu đỏ sẫm hơn khế ngọt, chét lá tổng hợp, mỏng, màu xanh tối, màu hoa đỏ sẫm, trái tổng hợp, vàng đậm, hạt có màu nâu.
+ Nhân giống:
Thường người ta nhân giống khế bằng gieo hạt, bởi khế mau cho thu hoạch. Sau trồng độ một năm cây khế đã có trái.
Chọn những trái khế chín cây, trên những cây đã cho thu hoạch từ ba vụ trở lên. Cả quả và cây không bị sâu bệnh hại. Chọn làm giống những trái to, múi đều, dày. Tách múi, lấy hạt, rửa sạch lớp nhầy bao quanh hạt. Loại bỏ những hạt nhỏ, hạt lép mọc mầm yếu, phơi trong bóng râm cho khô để cất giữ hoặc gieo ngay sau khi rửa sạch.
Hạt khế nhỏ, dẹt khó gieo. Vậy đất để gieo hạt, cần làm kỹ, đất xốp, đập vụn và đủ ẩm. Gieo khế vào đầu mùa xuân. Sau khi gieo độ 15 - 20 ngày, hạt nảy mầm và bén rễ. Đến khi cây được 5 - 7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cây kém phát triển, còi cọc. Đem những cây khỏe mạnh ra trồng, cách gốc cách nhau 3 - 5 m.
b. Trồng và chăm sóc:
Đào hố với kích thước: sâu 30 - 40 cm, rộng 40 cm. Ở những nơi đất cằn cỗi, có thể đào hố rộng hơn.
Bón lót trước khi trồng, lượng phân cho một hố là: 5 – 10 kg phân hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong, có thể kết hợp với lông gà, xác xúc vật (nếu có).
Cần cắm cọc vào giữa hố để giữ cây. Cuốc một hốc giữa hố vừa với bầu khế. Đặt bầu cây giống vào rồi lấp đất bột xung quanh, nén vừa phải. Buộc cây vào cọc đã cắm sẵn, để cây không bị lay gốc khi có gió bão. Sau khi trồng cần tưới nhẹ nước, độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần nước nhiều, nhưng cũng không được để đất quá khô.
Khi cây cao độ 80 cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng.
Cần lấy cọc chống đỡ cho cành, cây khế. Vì cành, cây khế giòn, dễ gãy (thời kỳ sắp thu hoạch trái).
c. Phòng trừ sâu bệnh:
- Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc.
- Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.
Trồng khế trong chậu
Trồng khế ngọt trong chậu cảnh hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp những cây khế ngọt dù thấp nhỏ vẫn ra hoa, kết quả ngay cả khi được trồng trong chậu cảnh. Muốn có một cây khế ngọt để vừa làm cảnh vừa thu quả không khó, chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc sau :
Chọn thời vụ trồng thích hợp
Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trongchậu là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.
Chọn đất dễ tiêu thoát nước
Là loại cây có rễ dễ bị thối khi ngập úng, khi trồng khế trong chậu cảnh- vốn là môi trường hạn chế lượng đất, bạn cần chọn đất mùn tơi xốp. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước. Kinh nghiệm của nhiều người trồng khế cảnh lâu năm cho thấy mỗi năm nên thay 1/3 số đất trong chậu bằng đất mới để có đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Điều hòa lượng nước tưới
Trồng trong chậu cảnh đồng nghĩa với việc khế rất khó tìm lượng nước ngầm trong lòng đất, vì vậy, bạn cần cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn cần thiết. Thời tiết khô hạn từ tháng 6 đến cuối năm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây khế. Chính vì vậy, cần tưới nước thường xuyên cho chậu trồng khế trong giai đoạn này. Một mẹo nhỏ để giữ ẩm cho cây khế của bạn là hãy đặt chậu cảnh dưới bóng râm của giàn dây leo hoặc những cây cảnh có tán rộng hơn. Như vậy, sẽ hạn chế được ánh nắng rọi trực tiếp vào cây khế, tránh làm hao hụt lượng nước.
Tỉa cành và bón phân khoa học
Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho chậu cảnh trồng khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế. Ngoài ra, sau vụ thu hoạch quả, trước khi khế ra hoa vụ mới cần cắt tỉa bỏ bớt những cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu...Nếu cây khế có tán quá dày choán hết diện tích chậu cảnh nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Như đã nói ở trên, khế không ưa ánh nắng rọi trực tiếp nên cần cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán. Như vậy sẽ tránh được ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ và nám quả.
Khế là loại quả có lượng vitamin dồi dào, ngoài ra còn là vị thuốc nam trị bệnh hiệu quả, cộng thêm tính thích nghi cao, sinh trưởng phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh ký sinh, cây khế ngày càng được nhiều người lựa chọn. Trồng khế trong chậu cảnh vừa giúp tiết kiệm diện tích vừa tạo được cây khế cảnh ưa nhìn cho căn nhà của bạn.
Kỹ thuật trồng khế ngọt
Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi.
1. Thời vụ trồng:
Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). Kích thước hố: 0,6x0,6x0,6m. Nếu đất xấu 1,0x1,0x0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn...
2.Chăm sóc:
- Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
- Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.
- Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Phòng trừ sâu bệnh: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Thu hoạch: Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.
3.Phòng trừ sâu bệnh:
Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.
4. Thu hoạch:
Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.
Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng cây dâu tây năng suất cao
Hướng dẫn trồng hoa cảnh trong nhà
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu
Hướng dẫn trồng cây xoài đúng kĩ thuật cho quả to
Hướng dẫn trồng quất sau tết
(St)