Cách chăm sóc phụ nữ có bầu đúng cách và tốt cho thai nhi. Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai thường có những biến đổi lớn về mặt tâm lý cũng như các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy chăm sóc phụ nữ mang thai là những kiến thức không chỉ các thai phụ mà kể cả các ông chồng cũng nên tìm hiểu.
Cách chăm sóc phụ nữ mang thai
1. Khám thai
Trong suốt thời kỳ mang thai, các thai phụ nên khi khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Việc khám thai đều đặn sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để có phương pháp điều trị sớm.
Trong thời kỳ mang thai, bạn nên đi khám thai ít nhất 3 lần
Bên cạnh đó, bác sĩ còn có cơ sở để đưa ra các tư vấn về vệ sinh, dinh dưỡng và bổ sung các thông tin cần thiết cho các bà mẹ trong quá trình dưỡng thai, chuẩn bị “mẹ tròn con vuông”. Chính vì vậy, khám thai là điều quan trọng hàng đầu trong chăm sóc phụ nữ mang thai mà các ông chồng nên biết.
2. Theo dõi cân nặng
Thông quá mức tăng cân nặng của mẹ có thể đoán được sự phát triển về cân nặng của thai nhi. Thông thường trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ phải tăng từ 10 kg đến 12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng tiếp theo tăng 3-5 kg và 3 tháng cuối cùng tăng khoảng 6 kg là hợp lý.
Cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên trong thời kỳ mang thai
Khi chăm sóc phụ nữ mang thai, nếu người mẹ tăng quá ít cân, cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu của bạn phát triển toàn diện nhé.
3. Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, bạn cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nếu cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Để ngăn ngừa tình trạng thai nhi chậm phát triển, các bà mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày đồng thời thường xuyên đo vòng bụng của mình để kiểm tra.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
4. Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, các thai phụ nên tăng khẩu phần ăn của mình thêm ¼ lần so với lúc chưa mang thai đồng thời ăn nhiều bữa hơn với các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, rau, hoa quả, sữa, đậu,… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp chăm sóc phụ nữ mang thai và thai nhi tốt hơn.
Tuy nhiên, các bà mẹ không nên ăn quá mặn và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Một lưu ý nữa là các mẹ chỉ nên sử dụng các loại thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Cách chăm sóc bầu vú khi mang thai
Bầu vú không chỉ tạo ra vẻ đẹp đường cong của cơ thể phụ nữ, quan trọng hơn, vú còn cho nguồn sữa mẹ để nuôi dưỡng đời sau, cho nên, phải bảo vệ chăm sóc bầu vú thật cẩn thận.
1. Bắt đầu từ tháng thứ 6 mang thai, hàng ngày phải dùng nước sạch rửa đầu vú và khu vực da nhăn nheo xung quanh vú, để tăng biểu bì đầu vú và tăng cường tính dẻo dai cho da, tránh khi cho con bú bị nứt đầu vú hoặc viêm nhiễm.
2. Mát xa vú: Dùng dầu hoặc kem mát xa bôi lên bầu vú và đầu vú, nhẹ nhàng mát xa, thúc đẩy tuyến sữa phát triển. Nếu đầu vú lõm vào trong thì phải nhẹ nhàng kéo đầu vú ra, để sau này bé yêu bú được dễ dàng.
3. Làm săn chắc vú: Do quá trình mang thai tích tụ mỡ, vú to ra, sau khi sinh vú rất dễ lỏng lẻo, chảy xuống, để tránh bị chảy vú, trong khi mang thai, mỗi tuần mát xa ngực 1 lần, cách làm là bôi kem mát xa lên vú và cơ ngực, mát xa làm cho vú và cơ ngực khoẻ, tăng sức đàn hồi.
Thai phụ phải chịu khó chăm sóc vú, đặc biệt là đầu vú, không được làm cho nó bị kích thích. Đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, kích thích vú nhiều có thể làm cho tử cung co bóp, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
Lời khuyên của bác sỹ
Phụ nữ mang thai phải mặc áo lót thích hợp, không được quá chật ảnh hưởng đến sự phát triển của vú. Theo sự phát triển của vú, trong thai kỳ phải thay đối áo cho phù hợp. Tức là không mặc áo lót quá chật, ảnh hưởng đến sự phát triển của vú, cũng không mặc áo quá rộng, không có tác dụng nâng đỡ vú, sẽ làm cho vú bị chảy xệ xuống.
Những điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm trong 9 tháng mang thai
Để có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh thì mẹ bầu ngoài việc cần được chăm sóc đúng cách cũng phải trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ trong suốt quá trình mang thai.
Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc sống của bất kỳ chị em phụ nữ nào. Có nhiều người nói rằng cuộc sống của người phụ nữ sẽ không là hoàn hảo đến khi cô ấy mang thai và sinh con. Tuy nhiên, để làm một bà bầu thông minh, chăm sóc bà bầu đúng cách, để có được một quá trình mang thai khỏe mạnh, an toàn là điều không đơn giản.
Mang thai là một quá trình mà người mẹ sẽ nuôi nấng, chăm sóc con khi con mới chỉ ở dạng bào thai. Quá trình này thường kéo dài nhiều hơn hoặc ít hơn 40 tuần một chút. Trước khi có thai, bạn cần lên một bản kế hoạch chi tiết cho mọi việc, tổ chức sắp xếp công việc thật khoa học và chuẩn bị sẵn cho mình một lượng kiến thức vừa đủ để bạn có thể chăm sóc tốt em bé của mình.
Các triệu chứng khi mang thai
Mỗi một chị em lại có những triệu chứng khác nhau, không ai giống ai một cách tuyệt đối. Có một số triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải như: ốm nghén, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thèm ăn, đau lưng, chuột rút… Một số chị em có những triệu chứng như thế này khi mang thai đặc biệt trong thời gian đầu.
Để giảm bớt những cảm giác khó chịu của thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, folate, photpho... để giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, giảm triệu chứng buồn nôn và chống táo bón.
Để có được một quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh thì chăm sóc bà bầu đúng cách là một việc làm hết sức quan trọng (ảnh minh họa)
Các bài tập khi mang thai
Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên tập thể dục nặng với cường độ cao, nhiều chị em cho rằng đây là giai đoạn nên tập nặng để giữ phom người cho hoàn hảo hay nhiều bà mẹ cho rằng tập thể dục cường độ cao khiến mình đẻ dễ. Bạn có thể tập thể dục nhưng tập thế nào, tập ở mức độ nào với bài tập gì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn và làm theo lời khuyên của họ trong suốt thời gian này. Tuy nhiên, đi bộ và một số thế yoga được các bác sĩ khuyên chị em nên thực hiện theo. Các chuyên gia cho rằng những bộ môn thể dục nhẹ nhàng có ích giúp chị em dễ sinh nở hơn.
Chế độ ăn uống khi mang thai
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn có quan tâm tới việc ăn uống đầy đủ thức ăn dinh dưỡng, bạn hãy tránh xa những thức ăn nhanh và thực phẩm có chứa nhiều calo. Nếu bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng, điều này sẽ giữ cho bạn và em bé được khỏe mạnh. Bạn hãy tránh xa rượu, thuốc lá và cố gắng tránh xa những người hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu nên hạn chế dùng trà và cà phê bởi lượng caffeine chứa trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và cuộc sống của bé sau này.
Chăm sóc bà bầu trong 3 giai đoạn của thai kỳ:
Ba tháng đầu
Ba tháng đầu của thai kỳ đặc biệt là trong 4 tuần đầu tiên, cơ thể bạn có thể có những sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi này hết sức bình thường để giúp cơ thể người mẹ thích nghi với sự phát triển của một mầm sống bé nhỏ. Có thể bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, đau lưng… bạn hãy yên tâm và nên nghĩ rằng đó là những triệu chứng hết sức bình thường trong thai kỳ và đa số chị em sẽ gặp phải.
Em bé đang trong quá trình hình thành và phát triển, người mẹ cần thận trọng với mọi dấu hiệu bất thường. Bà bầu sẽ hay có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Trong thời điểm này, cơ thể người mẹ sẽ bị yếu đi và là thời điểm khiến nhiều virus vi khuẩn tấn công, chị em nên giữ sức và có được một chế độ ăn uống ngủ nghỉ thích hợp. Giai đoạn này, bà bầu sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ, sảy thai là một trong những nguy cơ đó, vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho chị em lúc này là hãy nghỉ ngơi và tránh lao động nặng nhọc, tuyệt đối tạm ngừng làm việc nếu làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Lời khuyên xuyên suốt quá trình này là bạn cần tuân thủ theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình (Ảnh minh họa)
Mang thai 3 tháng giữa
Từ tuần thai 13 tới 27: là giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Thời gian này bạn có thể thấy trọng lượng của cơ thể mình ngày càng lớn hơn, bạn đã ra dáng là một bà bầu đích thực với vòng eo và hông lớn hơn rồi, bạn nhận thấy rõ ràng sự chuyển động của bé trong tử cung của mình. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn lúc này là hãy ăn thật nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.
Tại thời điểm này, thường các chị em sẽ giảm hẳn những cơn mệt mỏi vô lý như trước, giảm hẳn triệu chứng buồn nôn, ốm nghén, thậm chí giai đoạn này còn khiến bà bầu lấy lại hưng phấn tình dục đã mất trong giai đoạn đầu. Giai đoạn này rất thoải mái, nhẹ nhàng vì vậy bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, túc tắc đi mua đồ cho bản thân và bé yêu.
Ba tháng cuối
Đây là giai đoạn mệt mỏi nhất và bạn cần tăng tốc để về đích đúng thời hạn. Bạn vừa mệt mỏi vì những thứ do cơ thể bầu bì của mình mang lại và càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể mình đang tăng mạnh đặc biệt là thời kỳ này.
Có rất nhiều lời khuyên được đưa ra để giúp bạn lấy lại được cân bằng cho bản thân mình: tập thể dục có thể bằng cách đơn giản là đi bộ quanh nơi ở, bơi lội… Giảm bớt công việc và nếu cần là tạm gác công việc sang một bên để nghỉ ngơi, ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Thời điểm này bạn sẽ gặp khá nhiều vấn đề về cảm xúc, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con của mình. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, mọi sự bất thường mà bạn nhận thấy, chớ chủ quan và bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình được biết.
Lời khuyên xuyên suốt quá trình này là bạn cần tuân thủ theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình.
Tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai
Hiểu đúng những kiến thức trong thời gian mang thai sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện.
Khi có thai bạn NÊN:
Đi khám thai
Nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn lần trong thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần vào ba tháng cuối. Nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thường hay sẽ cần những can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để chọn nơi sinh thích hợp. (Nếu bạn được dự báo là sẽ đẻ khó thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn nên sinh ở một cơ sở y tế có đủ các phương tiện cấp cứu).
Tiêm phòng
Tiêm vac-xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần được tiêm càng sớm càng tốt (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ ba). Tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván. Vắcxin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như đối với bản thân bạn.
Khám thai thường xuyên là việc cần làm trong thai kỳ. (ảnh minh họa)
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ
Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá, sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Không nên kiêng những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai.
Bổ sung sắt
Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh.
Ngủ đủ giấc
Mỗi đêm nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nghỉ ngơi đủ để bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như mỗi ngày nằm nghỉ một giờ vào buổi trưa.
Vệ sinh cơ thể
Tắm rửa thường xuyên để giữ gìn thân thể sạch sẽ là điều rất cần khi mang thai
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho nuôi con bằng sữa mẹ sau này, bạn nên tự chăm sóc vú từ khi đang có thai bằng cách lau rửa đầu vú nhẹ nhàng hàng ngày. Một số ít phụ nữ có núm vú ngắn dẹt hoặc lõm vào trong. Nếu bạn có núm vú lõm như vậy thì nên bóp và kéo núm vú nhẹ nhàng dần dần ra phía ngoài. Bạn nên làm như vậy vài phút mỗi ngày để con bạn sau này bú mẹ được dề dàng hơn.
Những lưu ý thêm
- Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp.
- Tiếp tục có quan hệ tình dục nếu bạn còn ham muốn, nhưng bạn nên chọn những tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái.
Chế độ ăn uống đầy đủ trong thời gian mang thai là rất cần thiết. (ảnh minh họa)
Khi có thai bạn KHÔNG NÊN:
- Nhấc hoặc mang vác những vật nặng có thể gây sẩy thai. Mọi người trong gia đình nên giúp đỡ phụ nữ có thai làm những việc nặng.
- Dùng thuốc tây y, hoặc thuốc đông y không có ý kiến của bác sĩ, nữ hộ sinh hiểu biết về thai nghén có thể có hại cho thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
- Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể sẽ gây ra những viêm nhiễm bên trong.
- Không nên giao hợp nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối.
- Uống thuốc không theo đơn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đứa trẻ.
- Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân.
- Các chất ma túy có thể gây sẩy thai, dị dạng thai nhi hoặc thai chết lưu
- Tiếp xúc với những chất hóa học như thuốc nhuộm tóc thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ sẽ có hại cho thai nhi và chính bản thân bạn.
Nhật Nguyệt (Tổng hợp)
(1410 bình chọn, 7/10 điểm)
Mời chị em cùng chia sẻ những cảm xú
Hướng dẫn cách chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai
admin August 14, 2013
Trong thời gian mang thai, ngực của các mẹ bầu sẽ bị căng và đau nhưng nó lại rất đẹp. Khi ngực bắt đầu to lên, đó là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu nhớ đừng coi thường việc chăm sóc ngực khi mang thai.
Bảo vệ bầu vú khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi của chị em là vú căng to. Cùng với thời gian mang thai, vú lớn dần. Đó là do sự đồng kích thích của tuyến yên sinh ra sữa, nhau thai sinh ra chất sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy.
Có biểu hiện núm vú to và chuyển sang màu đen, quầng vú có màu đậm, xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt.
Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, nếu xoa vú thì có thể tiết ra vài giọt thể dịch loãng màu vàng, gọi là sữa đầu. Do việc bảo vệ vú trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc cho con bú sau khi sinh, nên các bà mẹ cần phải chuẩn bị trước các bước như sau:
1. Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo nịt ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực.
2. Bắt đầu từ tháng thứ 4 – 5 của thời kỳ mang thai, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần, để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó bôi lên một lớp kem dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú.
3. Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm vú ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên sử dụng biện pháp xử lý kịp thời. Vì, hiện tượng lõm đầu vú sẽ ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sơ sinh. Trước tiên bà mẹ trẻ nên rửa sạch đầu vú và bầu vú. Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút. Khi cho bú có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa nâng phần quầng vú, để núm vú nhô ra, tạo điều kiện tốt cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu không chú ý đến việc bảo vệ vú, đầu vú lõm vào trong, không những trẻ sơ sinh bú vú mẹ khó mà còn không thể có được chất dinh dưỡng đầy đủ, nguy hiểm hơn người mẹ mắc phải chứng viêm tuyến vú.
4. Thường xuyên dùng bông gòn sạch, nhẹ nhàng xoa núm vú và da ở phần quầng vú thúc đẩy cho da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và quầng vú đối với bộ máy kích thích khi cho bú.
5. Dùng tay xoa bóp nhẹ, điều này có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú, đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh
6. Khoảng hai tháng trước khi sinh, mỗi ngày thai phụ nên kiên trì thực hiện công tác bảo vệ núm vú và vú để phòng tránh bị mắc chứng viêm tuyến vú cấp tính.
Chăm sóc vòng 1 đúng cách khi bầu bí
Sự thay đổi hormone trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều thay đổi bất ngờ trong cơ thể bạn và trong đó không thể không kể đến bầu vú. Đây là một trong những bộ phận nhạy cảm thay đổi nhiều nhất khi bạn có bầu. Nguyên nhân của sự thay đổi là do quá trình tăng lưu lượng máu, dẫn đến sự thay đổi lớp mô của bầu vú, khiến cho thai phụ có cảm giác hai “trái đào tiên” đang căng phồng lên, đau tưng tức, nhoi nhói nhẹ và hơi khác thường mỗi khi bạn sờ đến. Triệu chứng này gần giống như khi chị em sắp đến ngày kinh nguyệt hàng tháng.
Vòng 1 thường bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi sớm nhất khi bạn có thai khoảng 4-6 tuần. Đó cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết việc mang thai đầu tiên. Thông thường, sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong suốt quá trình mang thai, bộ phận này vẫn tiếp tục biến chuyển.
Dưới đây là những thay đổi phổ biến của bầu vú khi bầu bí:
Đau ngực
Khi mang thai ba tháng đầu, bạn sẽ không muốn bất cứ vật gì động chạm đến vòng một của mình bởi nó quá đau. Đây là hiện tượng phổ biến của phụ nữ mang thai. Thông thường, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu thai kỳ. Để đối phó với triệu chứng khó chụi, bạn nên mua những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu, và tránh mặc áo quá chật hoặc bó sát.
‘Nhũ hoa’ sẫm màu hơn
Khi mang thai, ‘nhũ hoa’ của bạn sẽ có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn. Bạn cũng có thể chú ý thấy có những nốt mụn trắng xuất hiện trên quầng vú.
Lớn hơn bình thường
Hầu hết vòng một của phụ nữ mang bầu đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy vậy không phải 100% thai phụ đều tăng kích thước vòng 1. Nếu ngực của bạn không tăng kích cỡ, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa sau khi sinh con của bạn.
Rạn da
Bạn thường nghe hiện tượng rạn da phổ biến ở bụng và mông khi mang thai nhưng thật buồn là có không hiếm chị em rạn da ngay cả vòng một. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên dùng các loại kem dưỡng trị rạn da, ăn các loại hoa quả giàu vitamin C. Các vết rạn này sẽ mất dần theo thời gian.
Rò rỉ sữa non
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở tháng cuối giai đoạn mang bầu thứ hai. Những giọt sữa này có thể chưa có màu trắng như sữa thông thường mà có màu vàng nhẹ. Đây được gọi là sữa non – rất giàu protein chuẩn bị sẵn sàng cho em bé ra đời. Triệu chứng này là một dấu hiệu tích cực trong thời gian mang thai và bạn nên hạn chế bằng cách dùng miếng lót sữa.
Bí quyết chăm sóc vòng 1 khi mang bầu
- Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ hay làm tổn thương mô ở ngực.
- Hàng ngày nên lau rửa núi đôi và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
- Cùng với lau rửa, nên massage núi đôi bằng tay. Nâng hai bầu núi đôi xoa, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp nên áp khăn nóng vào mỗi bên. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút.
- Đối với phụ nữ có núm vú ngắn, thậm chí bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
- Khi gần đến tháng đẻ, việc chăm sóc núi đôi như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Đau tức ngực khi mang thai có nguy hiểm?
Nguyên nhân
Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormon thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.
Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực thai phụ bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bạn nên mặc áo ngực cỡ lớn để có cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, có thể do trong thời gian mang thai người mẹ bị tức ngực và ợ nóng. Do hormon gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng.
Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Để giảm sự khó chịu trên, thai phụ cần ăn bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị. Tránh thức ăn có dầu mỡ. Uống nhiều nước. Chọn áo ngực phù hợp có thể làm giảm cơn đau.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu như: Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở; Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay; Đau ngực kèm sốt; Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường… Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Cách chăm sóc ‘vùng kín’ khi mang thai
Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Môi trường ẩm ướt trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như: ngứa, viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo...
Nếu vùng kín bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, điều này còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối hoặc các bệnh hậu sản khác.
|
(Ảnh minh họa) |
Cách chăm sóc "vùng kín"
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, quần chật bó sát, ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu; nên thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ "vùng kín" luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và "vùng kín" hàng ngày. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
- Nên dùng nước ấm để làm sạch "vùng kín". Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi... thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị.
- Không nên dùng thường xuyên dung dịch vệ sinh để rửa "vùng kín", vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
- Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch "vùng kín" bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
- Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng, vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo.
Giao hợp khi mang bầu
Trị mụn khi mang thai
Căng thẳng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai
Ngứa vùng kín khi mang thai
Sốt trong 3 tháng đầu mang thai
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thai
(ST)