Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh khỏe mạnh tốt sữa. Sau khi sinh con cơ thể của người phụ nũ đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Đồng thời phải đảm bảo dinh dưỡng sữa mẹ cho em bé . Vì vậy việc chăm sóc sau sinh đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp cho cơ thể người phụ nữ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.
Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe sản phụ sau khi sinh
1. Hiện tượng sản dịch
Sản dịch hay còn gọi là máu sau khi sổ nhau, thường ra nhiều trong những giờ đầu sau khi sinh, ban đầu ra nhiều nhưng giảm dần trước khi chấm dứt. Cũng có trường hợp sản dịch ra ít hoặc không ra và được xem là bất thường.
Nếu dịch không thoát ra được thì tử cung khó co lại, dễ bị nhiễm trùng máu hậu sản.
Để khắc phục, sau khi sinh, sản phụ cần nằm bất động trong thời gian 8-10 giờ, nếu sinh mổ thì thời gian này cần kéo dài hơn thậm chí có thể dài tới 20 tiếng.
Sau thời gian trên cần duy trì các hoạt động từ từ để giúp cơ thể chóng được bình phục. Trường hợp ra quá nhiều máu hoặc quá nhanh thì nguy cơ bị băng huyết rất cao, nên tư vấn bác sĩ ngay.
Nói chung, những người khỏe mạnh thì sau 3 tuần sẽ hết sản dịch, thậm chí có thể có kinh trở lại, vì lý do này cần có biện pháp tránh thai để khỏi bị vỡ kế hoạch.
2.Những hiện tượng nguy hiểm sau khi sinh
Trường hợp xuất hiện những hiện tượng bất thường dưới đây cần báo ngay cho bác sĩ biết:
-
Ngất, bất tỉnh
-
Ra máu nhiều, máu dạng đỏ tươi kèm theo cục đông máu
-
Đau bụng dữ dội
-
Nôn ói, tiêu chảy
-
Máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi
-
Vết mổ sưng đau, rỉ máu
-
Có nước tiểu, phân chảy từ âm đạo
-
Người mệt mỏi, da xám, mặt nhợt nhạt
Ngoài dấu hiệu về thể chất nói trên, phụ nữ sau khi sinh còn thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ…
Những dấu hiệu về tinh thần được xem là nguy hiểm nếu như không mất mà có chiều hướng phát triển mạnh hơn, dẫn đến không thể chăm sóc được bản thân và con cái được, lo sợ bị cô đơn cùng con cái, có ý định quyên sinh hoặc gây tổn thương đến đứa trẻ thì cần đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Chăm sóc bầu vú
Càng về cuối giai đoạn mang thai bầu vú bắt đầu có nhiều sữa, không nên nặn vú bởi nó gây tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, phát sinh những biến chứng gây đẻ non.
Sau khi sinh khoảng 3 ngày, phụ nữ bắt đầu có sữa chất lượng, nếu bị cứng, tắc thì khi trẻ bú sẽ hết dần. Để giảm đau, nên massage bầu vú, tắm vòi hoa sen, dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
Phương án nuôi con bằng sữa mẹ được người ta tuyên truyền không chỉ tốt cho sản phụ mà còn tốt cho cả đứa trẻ và cũng là phương án giúp cơ thể người mẹ nhanh chóng bình phục, cả về thể chất lẫn về trạng thái tinh thần.
4. Chăm sóc vùng kín
Để giúp dạ con nhanh trở lại bình thường thì nên giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi đứng nhẹ nhàng. Kết quả, sau 20 ngày đến 1 tháng dạ con sẽ trở lại bình thường.
Chăm sóc vùng kín rất đa dạng như giữ gìn vệ sinh, đeo băng, thay băng, giữ gìn âm đạo luôn sạch và khô, ngoài ra cũng nên tăng cường hoạt động, không nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu chât xơ để tránh táo bón…
Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên tắm ngâm mình dưới ao hồ hoặc trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp.
5. Một số cách giúp bình phục nhanh sau khi sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ:
Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.
Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.
Ăn uống khoa học:
Ăn uống khoa học sau khi sinh rất đa dạng như ăn nhiều rau xanh hoa quả, thực phẩm giàu protein như thịt, pho mát, thực phẩm dạng bột, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón, uống nhiều nước để tăng cường sữa.
Tuy nhiên cần hạn chế dùng đồ uống kích thích như chè, cà phê, coca, rượu bia, tăng cường nước hoa quả, chè dược thảo, sữa.
Chú ý đến các vết mổ:
Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng.
Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ.
Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dạo nhẹ nhàng:
Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng.
Chú ý về tắm giặt:
-
Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, tắm giặt sớm làm sạch các tế bào chết trên da giúp da sáng khỏe.
-
Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, cũng có thể tắm nước nóng và nước lạnh kết hợp để giúp máu tuần hoàn tốt.
-
Nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì ở mức 25oC, phù hợp cho cả mẹ lẫn con.
6. Vấn đề tình dục sau khi sinh
Vấn đề tình dục sau khi sinh được coi là tế nhị, làm cho nhiều người phân vân và ít được đề cập, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Lý do đơn giản là sợ đau giống như khi sinh.
Theo các chuyên gia tình dục học của Mỹ thì trong 6 tháng đầu sau khi sinh không nên hoạt động tình dục nhưng cũng có người cho rằng nếu sức khỏe của sản phụ hồi phục nhanh thì sau 4-6 tháng vẫn có thể sinh hoạt bình thường và cũng là cách giúp cho cơ thể người phụ nữ kích hoạt trở lại, giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Phương án nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sản phụ mà còn tốt cho cả đứa trẻ và cũng là phương án giúp cơ thể người mẹ nhanh chóng bình phục.
Tuy nhiên, việc làm này cần phải có sự đồng thuận của cả hai, mọi thao tác phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho phụ nữ, đây là lý do gây căng thẳng và làm cho phụ nữ sợ giống như tổn thương, đau khi sinh.
Ngoài ra cũng nên tránh các kiểu sex bằng miệng bởi lẽ nó có thể gây viêm nhiễm âm đạo, thậm chí dẫn đến tử vong bởi vì các môi chất ngoại lai thâm nhập từ bên ngoài, nhất là không khí bởi nó mang theo vi trùng thâm nhập vào dòng máu, gây ra căn bệnh có tên là air embolison (sự tắc mạch) nguy hiểm đến tính mạng như đã từng xảy ra ở Anh, trong đó người chồng chính là thủ phạm giết vợ sau khi sinh hoạt tình dục bằng miệng.
7. Một số cách giảm cân sau khi sinh
-
Nên uống mỗi ngày từ 10-12 cốc nước, không nên uống nước đóng chai, có chứa gas mà thay bằng nước hoa quả.
-
Nên dùng đồ ăn vặt có lợi như bỏng ngô, lạc rang…
-
Tăng cường thịt nghèo, như thịt gà, thịt bò, cá
-
Tăng cường thực phẩm dạng hạt, hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ
-
Nên tăng cường luyện tập thể thao ngay sau khi hồi phục theo phương án nhẹ nhàng và tăng dần đều.
-
Nên nuôi con bằng sữa mẹ, đây là cách tốt nhất cho cả mẹ lẫn con, trong đó có tác dụng giảm cân và duy trì vẻ đẹp tự nhiên cho cơ thể phụ nữ sau khi sinh.
Sau sinh, sản phụ cần kiêng gì
Sau khi sinh trong suốt thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp... Mặc dù sinh vào mùa hè, nhiều sản phụ vẫn kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu sau khi sinh vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Những kiêng khem này liệu có đúng không?
Sau khi sinh bao lâu được tắm, gội?
Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm "dội" nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Vệ sinh bộ phận sinh dục thế nào, có sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh không?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.
Vì vậy, sản phụ nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Tai biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung:
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung - đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Sau khi sinh sản phụ có được xem ti vi?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh
Có những quan niệm về chăm sóc mẹ và bé tuy sai lầm nhưng vẫn được nhiều mẹ tin sái cổ.
Đối với bé
1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương
Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.
Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.
Ảnh minh họa.
2. Bé cần được tắm mỗi ngày
Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.
Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.
Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.
Đối với mẹ
3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng
Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như:
Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.
Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh
Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.
Ảnh minh họa.
4. Sau sinh phải kiêng tắm gội
Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.
Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.
5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh
Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.
Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.
/ Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ
Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ
Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ
Tuần lễ đầu sau sinh mổ
-
Chăm sóc vết mổ:
- Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hổi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.
- Sau khi sinh cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.
- Chỉ trong trường hợp vết mổ khiến sản phụ thấy đau quá không chịu được mới nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ. -
Dinh dưỡng chế độ ăn:
- Trong ngày đầu vừa sinh các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn sữa, phở, mì …
- Từ ngày thứ hai trở di, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú. -
Vận động, nghỉ ngơi:
- Sau sinh mổ, các bà mệ cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang 1 bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
Tuần lễ thứ hai trở đi sau sinh mổ
-
Chăm sóc vết mổ:
-Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, lúc này nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì sẽ xem xét vết mổ khổ sạch thì sẽ được bác sĩ cắt chỉ, còn nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mĩ) thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. -
Chế độ dinh dưỡng:
- Trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng vết mổ như cam, quít, bưởi, cà rốt …
- Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa …
- Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn có chứa protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu… -
Những bà mẹ cơ địa sẹo lồi:
-Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa, nó tồn tại mãi với thời gian, sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có xu hướng phát triển trở lại nếu cắt đi do ảnh hưởng của di truyền hoặc cơ địa mỗi người gây ra.
- Với sẹo lồi, cần thay băng hàng ngày rửa sạch vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở cho vết mổ khô, thoáng, tránh làm căng da quá mức. -
Những lưu ý khác mang tính tham khảo:
- Ăn rau muống dễ bị sẹo lồi.
- Ăn thịt gà khiến vết mổ lâu lành.
- Ăn gạo dẻo dính như gạo nếp dễ khiến vết mổ bị sưng, mưng mủ.
- Ăn hải sản dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi ban.
Với hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ phía trên, các bà mẹ hãy yên tâm có thể tự chăm sóc bản thân và tránh được nhiều nguy cơ viêm nhiễm sau mổ. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh.
Kiêng cữ sau khi sinh mổ
Cách chăm sóc em bé sau khi sinh mổ phát triển khỏe mạnh
Sinh mổ
Nên sinh thường hay sinh mổ?
Khi nào bạn phải sinh mổ?
Chỉ định sinh mổ có nhiều nguyên nhân
Cẩn trọng bị dị ứng chỉ khâu khi sinh mổ
(ST)