BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN MĂNG TƯƠI
Rất nhiều chị em bầu đã gửi câu hỏi về Eva.vn với băn khoăn không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng… Vậy ăn măng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bà bầu.
Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn măng.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều măng tươi. (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bạn ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu đó là món sở trường của bạn, bạn chỉ nên ăn ở mức độ ít. 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam.
Chị em nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi bạn nhớ mở vung để độc tố bay ra. Sau đó mới chế biến món ăn. Cách làm này sẽ hạn chế được độc tố trong măng, giúp bà bầu ăn an toàn hơn.
CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO NHỮNG HƯỚNG DẪN ĂN UỐNG CHO BÀ BẦU
Hướng dẫn bà bầu ăn rau quả đúng cách
Đó là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm và cần được giải đáp.
Nên ăn bao nhiêu rau quả?
Các chuyên gia khuyến nghị bà bầu nên ăn 5 loại rau quả mỗi ngày (tốt nhất là 1 loại quả màu vàng, 1 loại rau màu vàng và 1 loại rau lá xanh; còn 2 loại khác là tùy chọn) để cung cấp dinh dưỡng tối ưu nhất cho thai nhi.
Nếu không muốn ăn rau quả làm thế nào?
Rau quả cung cấp lượng lớn chất xơ cần thiết, loại trừ chứng táo bón vốn rất hay gặp trong quá trình thai nghén. Nhưng sẽ phải làm gì nếu bạn không thích ăn hoa quả hay rau củ? Hoặc nếu bạn thường hay nghén ngẩm vào mỗi sáng thì đôi khi, chỉ cần nhìn thấy quả táo là đủ làm bạn muốn ói.
Khi đó, hãy thử áp dụng những cách dưới đây:
Ăn những thứ bạn thích
- Nếu bạn ghét các loại quả mọng nhiều nước thì hãy thử ăn chuối hoặc có thể thay cải bắp bằng cà rốt... Thêm 1 vài lát chuối vào bữa ăn sáng, thêm một chút cà rốt vào món sa lát của bữa trưa và thêm 2 loại rau khác vào bữa ăn tối.
Rau quả cung cấp lượng lớn chất xơ cần thiết rất tốt cho
phụ nữ mang thai. (ảnh minh họa)
Khi mới mang thai, bạn có thể thích những loại rau quả có vị chua và hương thơm như xoài, chanh, cà chua, bưởi, cam, dâu và đu đủ. Ở những tháng tiếp theo, bạn có thể thích các loại quả ngọt như chuối, na....
- Hãy chọn các loại rau quả mà bạn cảm thấy hào hứng và ăn nhiều hơn. Hãy chọn các loại quả ăn được cả vỏ vì vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ.
Thử ăn những loại hoa quả lạ
Có một cách khác để bạn hứng thú với rau quả đó là chọn những loại rau quả nhập khẩu như kiwi, bí Nhật, bắp cải tím...
Ăn rau quả trái mùa
Chúng có thể khá đắt tiền nhưng chỉ cần một lượng nhỏ mà bạn cảm thấy hứng thú còn hơn là 1 đĩa mà bạn không thể đụng đũa chút nào. Điều này có nghĩa rằng, quan trọng nhất là bạn thích và bạn có thể ăn.
Chọn các loại quả khô, đông lạnh, đóng hộp
Đôi khi, bạn có thể ăn cam hay lê đóng hộp. Hãy thử ăn các loại quả đóng hộp hay rau đông lạnh xem sao. Biết đâu bạn sẽ thấy hào hứng.
Các loại quả khô như mơ, mận... rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể nhấp nháp những loại quả này cả ngày. Nho khô, hạt điều cũng rất tốt cho bữa sáng.
Uống nước ép rau quả
Hãy thay thế cà phê, trà bằng món nước ép rau quả. Các loại quả mềm khi trộn với sữa tươi, sữa chua... sẽ mang lại cho bạn một hương vị hoàn toàn mới mà có thể bạn sẽ rất thích.
Một bát súp rau cho bữa trưa sẽ dễ "vào" hơn là 1 đĩa rau luộc đơn điệu. Đây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ rất lớn cho chế độ ăn hằng ngày của bạn.
Chị em có thể uống thêm nước sinh tố hoặc rau sống để
cảm thấy dễ chịu hơn. (ảnh minh họa)
Nước dừa nên được đưa vào thực đơn hằng ngày của bạn. Sinh tố xoài sữa cũng là một lựa chọn lý tưởng.
Các loại quả tươi như chanh ngọt, cam, dứa, dưa hấu, dưa vàng... nên được ưu tiên khi bạn bầu bí vào mùa hè. Vào mùa đông, cà rốt và cam nên là thức uống hằng ngày của bạn.
Một cốc nước ép cà rốt, củ cải đường, bạc hà, cà chua, rau mùi cũng là một trong những lựa chọn lý tưởng..
Thử các loại rau ăn sống
Nếu bạn không thích rau nấu chín, hãy thử ăn các loại rau không cần dùng nhiệt như món sa lát dưa chuột, cà rốt; xà lách trộn với bắp cải trắng và cà rốt; sa lát táo và hạt điều, dưa góp....
Tuy nhiên, nên tránh ăn các loại rau quả, nộm trộn sẵn. Chúng có thể bị nhiễm khuẩn và gây hại cho 2 mẹ con.
Khi ăn rau quả sống, cần lưu ý nguồn gốc, xuất xứ; rửa thật sạch trước khi ăn. Với xoài, nếu bạn chỉ ăn 1 bên "má" thì phần còn lại cần phải cất ngay vào tủ lạnh và tốt nhất là nên ăn luôn, tránh để hoa quả đã cắt sẵn vào tủ lạnh.
Bà bầu không nên ăn quả gì?
Quả táo mèo
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.
Quả nhãn
Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.
Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.
Khoai tây
Táo mèo dễ gây sẩy thai |
Rau chân vịt
Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.
Lạc
Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.
Quả đào
Ăn nhãn nhiều dễ sinh non |
Đu đủ xanh
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc hường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.
Gừng, ớt
Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là:
Dưa tốt cho thai phụ |
Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.
Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.
Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
(ST)