CÁC LOẠI RAU CỦ BÀ BẦU NÊN ĂN
Bí đao
Đây là loại thức ăn rất có lợi cho thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ. Thời gian này, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không. Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước lợi tiểu, ngoài ra canh bí đao với thịt hoặc với cá chép còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.
Ăn rau củ quả trong thai kỳ giúp thai phụ và cả thai nhi có sức khỏe tốt. Ảnh: Thiên Chương
Dưa hấu
Loại quả không khó mua, giá rẻ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.
Bí đỏ
Đây là thực phẩm rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Dinh dưỡng có trong cây và quả bí đỏ từ lá, thân, hoa, quả của bí đỏ đều có lợi, không những thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, mà còn phòng trị cao huyết áp, chữa chứng phù chân, thúc đẩy máu đông, giúp hạn chế chảy máu sau sinh.
Ngoài cách xào, luộc đọt non, hoa bí, bà bầu có thể nấu canh bí, cháo bí với gạo tẻ, thức ăn này có lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi thể lực và cảm giác thèm ăn.
Rau cần
Loại rau này có công dụng phòng tiền sản giật, một chứng bệnh thường gặp và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con trong 3 tháng cuối thai kỳ. Rau cần có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, nicotinic acid, vitamin C, các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Nhiều người thích ăn thân rau cần nhưng chất dinh dưỡng lại chứa nhiều trong lá. Loại rau này có thể rửa sạch ăn sống, trộn gỏi, xào hoặc nấu canh.
Khoai lang - rau lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ. Khoai lang và rau lang cũng giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp.
CANH CÁ QUẢ BÍ ĐAO GIẢM PHÙ NỀ CHO MẸ BẦU
Trong quá trình mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ khi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng lên không ngừng, gây sức ép cho đôi chân vì vậy hầu hết các mẹ bầu luôn phải đối mặt với chứng phù nề. Mẹ bầu sẽ làm gì để giảm thiểu tình trạng phù nề đây, hãy cũng mẹ Bim học cách giảm phù nề hiệu quả này nhé.
Lần đầu mang thai với hy vọng giành những điều tốt đẹp nhất cho con yêu nên ngay khi lập gia đình, mình và ông xã đã chuẩn bị rất nhiều những kiến thức để lên kế hoạch mang thai. Ông xã thì kiêng rượu bia, nói không với thuốc lá còn mình thì hết xét nghiệm rồi tiêm phòng để tránh các bệnh truyền nhiễm cho con sau này. Khi biết tin có thai mình đã lập một chế độ ăn uống khá dày trong ngày miễn sao nạp được thật nhiều năng lượng để cung cấp cho con. Chế độ dinh dưỡng do mình tự đặt ra và thực hiện nên mình duy trì tốt lắm. Nhiều lúc cũng thấy nản bởi giai đoạn đầu mình hay bị chứng ói mửa hoành hành. “Ăn rồi nôn” tình trạng đó luôn xảy ra với mình xong không vì thế mà bỏ cuộc.
Tiêu chí của mình “tất cả vì con yêu” được gắn ngay lên đầu giường kèm theo hình một bé trai mũm mĩn rất đáng yêu. Cứ nghe ai mách món này ngon, món kia bổ cho mẹ bầu và thai nhi thì dù khó tìm đến mấy mình cũng nài nỉ ông xã tìm cho bằng được. Tuy ba tháng đầu việc nạp năng lượng có vẻ kém vì chứng ốm nghén nhưng sang đến tháng thứ tư thì khác hẳn, mình ăn nhiều kinh khủng và lên cân cũng chóng mặt. Người thì cứ béo quay, khuôn mặt tròn xoe như cái bánh bẻng… Bên cạnh chế độ ăn, uống mình cũng lựa chọn một bác sĩ có uy tín để thường xuyên đi khám thai định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe thai nhi. Mình luôn được bác sĩ khen vì suốt 6 tháng đầu thai nhi phát triển rất tốt.
Nhưng chẳng hiểu sao sang đến tháng thứ 7 tuần thứ 28 của thai kỳ tự nhiên đôi bàn chân mình to ra, đôi chân cũng thế mà to lên. Mẹ mình bảo đó là hiện tượng xuống máu, chỉ đến lần thứ ba là dấu hiệu báo sinh. Nhưng mình cũng không tin lắm vì hiện tượng phù nề theo mình được biết là do sự tăng cân chóng mặt trong quá trình mang thai. Thường thì khoảng 20 kg trong vòng 9 tháng. Chính vì vậy mà đôi chân luôn phải chịu sức ép nặng nề của trọng lượng cơ thể khiến đôi bàn chân bị sưng phù lên. Nguyên nhân khác nữa là do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai làm thay đổi lượng máu, máu ít dồn về chân làm cho đôi chân luôn cảm thấy nặng nề, đau nhức. Gần về cuối thai kỳ khi thai quá to gây chèn vào tĩnh mạch làm cản trở sự lưu thông trong máu cũng khiến cho chân tay bị sưng lên gây đau, mỏi chân và kèm theo chuột rút liên hồi. Cách đây mấy ngày mình đã đến phòng khám kiểm tra thì bác sĩ bảo huyết áp, tim thai bình thường riêng phần xét nghiệm nước tiểu có vấn đề và có vết gì đó trong protein nên cần phải kiêng ăn mặn, uống nhiều nước, khi ngủ cần kê cao chân và phải theo dõi huyết áp thường xuyên…
Ấy thế mà vô tình mình được một chị hàng xóm mách cách giảm chứng phù nề rất hay, chị còn bảo cách này chị cũng đã áp dụng khi mang thai và thấy rất hiệu quả. Chị bảo chỉ cần ăn cá quả với bí đao sẽ giảm triệu chứng phù nề. Chị đã bày cho mình cách nấu món cá quả với bí đao rất dễ nhé mà nguyên liệu cũng lại dễ tìm. “Cá quả 1 con khoảng 250 g, bí đao 500 g, đậu đỏ 60, hành lá 3 cây. Sau khi nguyên liệu được làm sạch chỉ việc cho tất cả vào nồi luộc chín nhừ không cho muối, ăn trong ngày và ăn liên tiếp 3-4 ngày, chứng phù nề sẽ giảm”…
Ngoài ra chị còn bảo nếu không thích ăn cá thì chỉ cần bí đao với đậu đỏ khoảng 80 g nấu canh không cho muối, ăn thay rau cũng rất tốt cho việc chữa phù nề. Cách này có từ rất xưa rồi, mọi người thường truyền miệng mà mách nhau cách làm để đến thời nay mẹo nhỏ này vẫn còn tác dụng. Chị còn kể vui ngày chị mang thai đứa lớn, chị rất ngại khi ra đường vì da dẻ của chị cứ xám xịt lại, mụn thịt lại mọc lấm tấm, đôi bắp chân vừa đen vừa to như hai cột đình xưng lên trông rất xấu… Nhưng rồi nhờ có bài thuốc dân gian của mẹ chị mách cho chị đã giảm được triệu chứng phù nề nhanh chóng. Quả thật món cá quả với bí xanh, đậu đỏ rất khó ăn vì mùi vị thật nhạt nhẽo nhưng cứ nghĩ đến cảnh đôi chân xưng phù, đau nhức, đi lại khó khăn và sợ nhất chứng phù nề sẽ là nguy cơ gây tiền sản giật, nguy hiểm cả mẹ lẫn con nên mình đã cố gắng ăn. Và đúng như lời chị bảo chỉ mấy ngày sau chân của mình không bị phù nề nữa.
Lúc đi khám lại, bác sĩ vui vẻ thông báo tình trạng thai nhi ổn định, kiểm tra nước tiểu không còn dấu hiệu lạ nữa, chứng phù nề cũng không còn. Ở tuần thứ 37 thai nhi của mình cân nặng được 3.100 g, dài khoảng 35 cm. Mình cũng kể lại việc ăn cá quả với bí đao và đậu đỏ cho bác sĩ biết và được nghe tác dụng của cá quả rất tốt cho bà bầu vì khi ăn món cá quả này sẽ giúp bà bầu thanh nhiệt, đi tiểu dễ, phần bị phù nề nhanh chóng rút. Ngoài thành phần giàu khoáng, ít mỡ và nhiều vitamin trong Đông y cá quả còn có vị ngọt, tính bình, không đọc, còn bí đao cũng được Đông y xem là loại thuốc trừ phù bởi trong bí đao có vị ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc…
Bây giờ mình đang nằm ổ ở nhà chờ ngày sinh đây. Mình hy vọng cuộc vượt cạn của hai mẹ con sẽ thành công.
CÁCH NẤU CANH BÍ ĐAO DỒN THỊT NGON BỔ CHO MẸ BẦU
Canh bí đao dồn thịt là món canh ngon cho gia đình, dễ làm với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, đặc biệt bí đao lại chữa được rất nhiều loại bệnh.
Nguyên liệu:
- Nấm mèo ngâm nở, cắt sợi, ướp với 1 ít tiêu. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ. Hành tím và hành tím phi băm nhỏ. Cà rốt cắt sợi.
- Làm nhân: trộn đều giò sống với thịt xay, nấm mèo, cà rốt, 1/2M hành tím băm, cọng ngò, 1/2M tiêu và 1,5M hạt nêm.
- Nhồi nhân vào đầy ruột bí và phần đầu bí, dùng tăm ghim đầu và thân bí vào nhau, đặt lên dĩa, cho vào nồi hấp 15 phút, để nguội, cắt khoanh dày 3cm. Số thịt còn thì dư vo viên lại.
- Đun sôi 1 lít nước, cho bí và thịt viên vào nấu đến khi bí gần chín, cho tôm vào, nêm 2M hạt nêm, và 1 ít bột ngọt, tắt bếp.