Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách

19/04/2015 12:20 PM
3,541

Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách. Vì lông của mèo dày và nhiều nên mỗi ngày bạn nên dành ra 10 phút để chải lông cho chúng.Việc này rất quan trọng vì trong một số trường hợp,mèo có thể bị tắc ruột do liếm lông.





CÁCH CHĂM SÓC MÈO LÔNG XÙ ĐÚNG CÁCH

Cách chăm sóc mèo xù?

Ngoài ra còn có thể khiến mèo bị nấm,lây sang mèo khác,thậm chí là người.Vì vậy cần làm vệ sinh sạch sẽ,khô ráo chỗ ở của mèo.Mèo xù cũng rất nhạy cảm với thời tiết.Để tránh một số bệnh như viêm mũi,đường ruột hay giảm bạch cầu,mèo cần được tiêm phòng vacxin từ khi còn bé.
Chú ý không nên cho mèo ăn một số loại thức ăn sau đây:
-Cá ngừ:hàm lượng thủy ngân cao
-Hành tỏi,rau thơm:gây chứng thiếu máu và viêm loét dạ dày
-Sữa và các sản phẩm từ sữa:dễ gây dị ứng,tiêu chảy,rối loạn tiêu hóa...đặc biệt ở mèo con và mèo già
-Nho tươi hoặc nho khô:suy thận,mệt mỏi
-Chocolate:đột quỵ,hôn mê,gây tử vong cho mèo
-Kẹo:tụt đường huyết,suy gan và hôn mê
-Mảnh vụn xương:làm tổn thương dạ dày,ruột
-Trứng gà sống:gây độc,làm chết mèo
-Thịt cá tươi sống:làm thiếu vitamin B,gây rối loạn thần kinh...
Tốt nhất bạn nên cho mèo ăn thức ăn khô sẵn,nhưng cũng không nên lạm dụng quá và phải cung cấp đầy đủ nước(ăn nhiều thức ăn khô khiến mèo rất khát).Một tuần cho mèo ăn thịt từ 2-3 lần.

Mèo Ba Tư ( Persia Cat )

Mèo Ba Tư là một trong những giống mèo lông xù phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có thân hình chắc khỏe, đầu to, hai mắt tròn biểu cảm. Theo như nghiên cứu thì chúng xuất hiện hầu như cùng một lúc tại các vùng núi hẻo lánh của các nước vùng Vịnh Persik, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

alt

Mèo Ba Tư có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này là một công việc rất quan trọng nhất. Bạn đừng nên nghĩ đến việc mua về một chú mèo loại này nếu như không thể dành cho chúng một khoảng thời gian hàng ngày để chăm sóc bộ lông bằng các loại lược chuyên dụng. Việc chải lông này ít nhất tốn 10 phút, nhưng quan trọng là phải được thực hiện đều đặn hàng ngày.

Giống mèo này có vẻ như không thích hợp lắm với những người chủ nhân ưa sạch sẽ vì chúng rụng lông rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ có bản tính mềm mại, dễ chịu và ôn hòa, giống mèo Ba Tư vẫn tiếp tục được xếp vào những con vật được yêu thích nhất trong gia đình. Chúng rất thông minh, thân thiện và quyến luyến với chủ. Bản tính ôn hòa của mèo Ba Tư là bằng chứng về các nhu cầu tương đối đơn giản của chúng và khả năng phù hợp với cuộc sống của những người chủ bận rộn nhất. Chúng không tỏ ra khó chịu khi bị nhốt trong nhà suốt ngày, và việc được thả ra vườn cũng không lấy gì làm quá quan trọng, mặc dù nếu được thả, chúng cũng sẽ sẵn sàng leo trèo cây cối với sự khoan khoái rõ rệt.

Bạn có thể gặp mèo Ba Tư với rất nhiều màu lông khác nhau: Màu kem, màu trắng, màu xám xanh (blue), màu đỏ, màu nâu, vằn vện… Hiện nay, yêu cầu tuyệt đối của giống mèo này là mũi bé và mắt to nên những cá thể đạt được các tiêu chí trên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc bị chảy nước mắt. Vì vậy, cần phải rất thận trọng khi lựa chọn cho mình chú mèo thuộc giống này.

Hướng dẫn chăm sóc mèo.

Chọn nuôi mèo:

Chọn giống mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ không có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng. Đối với mèo còn nhỏ trước 35 ngày tuổi, để biết được mèo đực hay mèo cái hãy nhìn vào phía sau dưới hậu môn, nếu có 3 chấm đen (tính cả hậu môn) đó là mèo đực, có 2 chấm đen là mèo cái.

Nuôi dưỡng mèo cái

Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 - 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.

Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.

Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau... Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn. Phát hiện mèo cái động dục

Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 - 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4. Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lông của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.

Chăm sóc mèo đẻ:

Mèo cái chửa 59 - 62 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra. Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ làm bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót vải mềm làm ổ choe mèo đẻ và phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại. Hãy để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết. Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con...

Chăm sóc mèo con:

Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa. Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. Cho mèo mẹ ăn 3 - 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa bò pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt. Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ.


THAM KHẢO THÊM:

Khi chó mèo cũng học cách ngụy trang ấn tượng


Không chỉ ở ngoài tự nhiên, các loài động vật trong nhà cũng có khả năng lẩn tránh sự tìm kiếm của con người...khi chúng  đang buồn ngủ.

Ai trắng hơn ai

Nằm ngủ ở đây thì sao mà tìm thấy  lão !

Đâu là thảm đâu là mèo

Bước trên thảm cận thận nhé

Ai mà tìm thấy  mình ngủ ở đây được chứ

Ngụy trang theo tập đoàn

Trong này có kẻ nội gián lông xù !

Phận cấm cung của những chú mèo ‘quý tộc’

Được chăm như "công chúa", "hoàng tử" nên đặc tính chung của nhiều giống mèo cảnh ở Việt Nam là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.

Chảnh như mèo… quý tộc

Những năm gần đây, nuôi mèo ngoại đã trở thành một cái mốt thời thượng ở Việt Nam. Với dáng vẻ đầy quyến rũ và quý phái, những chú mèo Nga lông xù, mèo Anh lông ngắn, mèo Ba Tư mặt tịt, mèo tai cụp Scotland… đã trở thành đối tượng săn lùng của nhiều người thích nuôi mèo “độc”.

Giá của mỗi chú mèo ngoại thường dao động từ 1 cho đến 10 triệu đồng, cao hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mèo ta. Cao giá như vậy nên tiêu chuẩn sống của các chủ mèo ngoại cũng nằm ở một “đẳng cấp” hoàn toàn khác.

Là người có kinh nghiệm nuôi mèo ngoại, anh Hoàng Gia Hiển (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “so với mèo ta thì mèo Tây kén ăn hơn nhiều. Phải cho ăn thức ăn đóng túi nhập ngoại thì mèo mới béo và đẹp. Còn cho ăn thức ăn mình thì dù ngon đến mấy mèo vẫn gầy”.

Về việc vệ sinh, mèo ngoại không dùng sỉ than như mèo ta mà phải dùng cát mèo với giá gần 100.000 đồng/túi. Dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ cũng có phần khó hơn mèo ta.

Bên cạnh đó, để phục vụ một chú mèo “quý tộc”, nhiều chủ nhân còn phải mua thêm nhiều vật dụng khác như túi đựng mèo (để bế mèo đi chơi), chuồng mèo ngủ, vòng chống rận, tấm cào móng, sữa tắm, lược chải lông, quần áo chống rét cho mèo, và thậm chí là cả vô số các loại đồ chơi dành riêng cho bản tính hiếu động của mèo.

Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, các chú mèo cần phải được bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi vậy mà nuôi mèo ngoại là một thú chơi thật sự tốn kém.

Không chỉ tốn kém, việc chăm sóc mèo còn khổ công không kém gì chăm… hoa hậu. Để các chú mèo luôn sạch sẽ, mượt mà, việc tắm rửa, chải lông phải được tiến hành thường xuyên. Với bộ lông dài và dày, việc “làm đẹp” cho một chú mèo thường phải mất cả buổi.

Quý như cục vàng nên các chú mèo ngoại thường bị chủ “cấm cung”, tuyệt đối không cho đi cho đi lung tung đề phòng bị bắt trộm hoặc “lăng nhăng” với mèo ta, tránh đẻ ra con lai tạp. Khổ nhất là các chàng mèo đực, trừ một số chú chuyên làm việc phối giống ở các nhà kinh doanh mèo thì phần lớn bị thiến để bảo đảm không bỏ nhà đi tìm mèo cái.

Nơm nớp lo mèo chết

Nhìn chung, các giống mèo ngoại tuy đẹp đẽ, cao giá nhưng cũng rất “mong manh” về vấn đề sức khỏe.

Chị Huyền Hương, người tốt nghiệp ngành thú y, hiện là chủ một quán cà phê mèo khá nổi tiếng với hơn chục chú mèo ngoại cho biết: những chú mèo này phải được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt để chúng thích nghi với môi trường tại Việt Nam, phải cho ăn, uống đúng giờ nếu không chúng sẽ dễ bị ốm và chết.

Loại bệnh mà mèo hay mắc nhất là bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh đi ngoài – bệnh rất dễ làm mèo chết. Nhiều khi chỉ cần thay đổi thức ăn lạ, mèo sẽ đi phân lỏng và có nhiều triệu chứng khác thường ngay. Một chú mèo tên Đom của Huyền Hương đã ra đi vì bệnh này khiến cho chị rất tiếc nuối.

Ngoài ra, do lông dày nên nếu vệ sinh không thường xuyên hoặc không đủ sạch sẽ, mèo có thể bị bệnh nấm và lây sang những con mèo khác. Bệnh này khá nguy hiểm vì để lâu nấm sẽ ăn vào da, gây chết mèo.

Theo anh Hoàng Gia Hiển, ngoài vấn đề khí hậu Việt Nam, một nguyên nhân khác khiến mèo ngoại dễ bị bệnh chính là nguồn gốc của chúng.

“Phải đến 80% mèo ngoại nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Phần lớn là mèo lai ít nhiều với mèo bản địa chứ rất ít có mèo thuần chủng 100%. Vì vậy nên mèo mới hay bị bệnh thế. Chứ mèo “xách tay” từ chính quốc về thì giá sẽ rất cao và làm giấy tờ vận chuyển cũng rất khó”, anh Hiển nói.

Điều này nhiều người trong giới chơi mèo ngoại biết nên họ thường rỉ tai nhau chỉ nên mua ở các nhà nuôi mèo có uy tín, không nên mua mèo ở chợ hay cửa hàng. Nhưng ngay cả ở các nhà nuôi mèo thì cũng chẳng có gì để chứng minh nguồn gốc hay bảo đảm chất lượng của mèo.

Người mua thì chủ yếu dựa vào cảm tính, trông mèo khỏe, nhìn thích mắt là lấy nên chuyện bỏ tiền triệu mua mèo về rồi nơm nớp lo mèo cưng bị ốm và chết là chuyện quá đỗi bình thường.

Mèo ta mới đúng là… mèo

Có lẽ vì được ăn ngon, chăm bẵm cẩn thận nên một đặc tính chung của nhiều giống mèo ngoại là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.

“Chúng nó lười như… hủi ấy, khi ăn còn chẳng buồn đụng đậy thì nói gì chuyện chạy đi bắt chuột. Con mèo Anh thấy chuột là làm ngơ luôn. Con Ba Tư mà thấy con gián đi qua thì thỉnh thoảng cũng vồ, nhưng cũng chẳng bao giờ đi bắt chuột cả”, anh Hiển chia sẻ.

Thế nên mới có chuyện dân ta thích mèo tây vì đẹp, còn dân Tây thì ngưỡng mộ mèo ta vì… giỏi bắt chuột.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng bộ môn khoa Ngoại – Sản, khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kể lại, khi sang mấy nước tiên tiến để truyền đạt kinh nghiệm với nông dân về cách diệt chuột hiệu quả, dân xứ Tây rất ấn tượng, thích thú về tài bắt chuột như “thần” của giống mèo Việt. Tiến sĩ nhận xét: “Cái giống mèo Tây chỉ để làm cảnh chứ đâu có biết săn chuột”.

Anh Hà Trung Kiên (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho rằng, so với mèo “Tây”, mèo ta không chỉ giỏi bắt chuột hơn, sức đề kháng tốt hơn mà còn khôn ngoan, lanh lợi và tình cảm hơn. Bởi vậy mà sau một thời gian nuôi mèo Tây, anh đã chán cái tính chậm chạp, đỏng đảnh của chú mèo này và tìm cho mình một chú mèo mướp đen “thuần Việt”.

“Mèo ta mà chăm sóc tốt thì cũng béo mượt, dễ thương lắm, chẳng thua gì mèo Tây cả”, anh Kiên khẳng định.




Nuôi mèo cảnh
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ kinh nghiệm nuôi mèo thành công
Nuôi mèo cảnh
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?
Cách chăm sóc mèo tây chuẩn đúng cách cho mèo nhà bạn luôn
Cách chăm sóc mèo con mất mẹ cho mèo nhanh lớn
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý