CÁCH GIAO TIẾP TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
Để giao tiếp, ứng xử thành công hơn bạn nên chú ý những nguyên tắc sau:
I. Nguyên tắc ứng xử:
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm chia thành các bước sau:
- Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
- Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
- Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
- Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.
- Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm...) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng".
10 kỹ năng bạn cần có trong cuộc sống
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân không ngừng cập nhật thông tin và hoàn thiện giá trị của mình để tồn tại và phát triển, bất kỳ ai cũng phải tự trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết đồng thời với đó là yêu cầu học tập bồi dưỡng rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
húng ta cần nâng cao kỹ năng sống của bản thân, kỹ năng làm việc của cá nhân trong tổ chức lên tầm chuyên nghiệp hơn để phù hợp vào mọi hoàn cảnh gia đình, cộng đồng, tổ chức xã hội và hòa nhập với quốc tế. Để có chỗ đứng trong xã hội hiện nay, ngoài việc học tập ở trường các bạn trẻ cần trang bị cho mình nhưng kỹ năng cần thiết để luôn vững tin vào cuộc sống .
Sau đây là 10 kỹ năng bạn cần có trong cuộc sốnggiúp bạn hoàn thiện bản thân mình hơn và được mọi người yêu mến
10. Thích nghi với truyền thống của mỗi nơi riêng biệt
Có một cụm từ rất nổi tiếng rằng “Khi bạn ở Rome thì hãy giống như một người dân Rome”, có nghĩa trung thành với phong tục, tập quán của xã hội nơi mà họ là du khách. Đây là kỹ năng làm cho chúng ta có thể giữ lại được những giá trị lịch sử ở những nơi mà chúng ta đặt chân đến một cách thuận lợi.
Thích nghi với văn hóa địa phương bất cứ nơi nào trên thế giới giúp cho chúng ta hòa hợp với xã hội rất dễ dàng. Ví dụ, nếu chúng ta đến Đức, người dân ở đây ăn bánh Pizza với dao và nĩa thì bạn cũng nên ăn như họ, đây là lịch sự tất yếu của mỗi người để phù hợp với cuộc sống ở đó. Sự phát triển kỹ năng có thể cứu chính bản thân chúng ta khỏi nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống cho dù bạn đang sống ở bất kỳ đâu trên thế giới.
9. Học nấu ăn căn bản
Trên thế giới hiện nay, để sống sót và thích ứng với sự phát triển nhanh của thế giới, chúng ta phải biết làm như thế nào để nuôi sống bản thân mình.Việc dễ dàng nhất là bạn nên biết cách nấu những món cơ bản. Nấu ăn cơ bản không cần phải học từ nhưng chuyên gia hàng đầu nào mà cách dễ dàng nhất bạn có thể học từ người mẹ yêu giấu của mình, bạn bè và những người thân của bạn hoặc có thể học thông qua những quốn tạp chí.
Với sự bùng nổ của internet thì học nấu ăn không còn quá khó khăn,việc nấu được những món ăn ngon không chỉ để thỏa mãn cơn đói của mình và của mọi người đây còn là cả một nghệ thuật tận hưởng giúp cho cuộc sống có nhiều màu sắc hơn, thỏa mãn nhu câu tận hưởng của mỗi cá nhân khi cuộc sống càng ngày càng được nâng cao.
8. Nâng cao khả năng nhận thức thời trang
Đây được xem là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội.Chỉ cần nhìn qua trang phục là chúng ta có thể biết phần nào công việc họ đang làm và họ thuộc tầng lớp nào trong xã hội . Lựa chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc là điều quan trọng.
Để phát triển và hình thành nhìn nhận cơ bản về thời trang phải bắt đầu bằng cách học nhìn và cảm nhận màu sắc ( màu nào phù hợp với màu da, vóc dáng của bản thân…) Tìm hiểu xu hướng phát triển của thời trang nhưng không có nghĩa là làm theo mọi thứ một cách mù quáng mà phải tạo cho mình một phong cách riêng sao cho phù hơp và điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin khi khoác lên mình một bộ trang phuc cua riêng mình.
7.Học làm kế toán căn bản
Đây là yếu tố thanh công cho tất cả các doanh nghiệp, học làm kế toán căn bản là cách xây dựng những kế hoạch, vạch đường đi cho những kế hoạch tài chính của bản thân và cho công việc của bạn. Kế toán là doanh thu, chi phí đầu ra – vào, cân đối ngân sách… học cách làm kế toán căn bản nhất thiết bạn cần phải ghi lại và theo dõi mỗi bước để những kế hoạch và mục tiêu của công việc có thể thành công.
Nếu muốn đi đến thành công trong công việc thì bạn phải nắm rõ về kế toán để đưa mà được mục tiêu ma bản thân phải đạt được một cách có khoa học, logic…
6. Học cách nói “không”
Đây là cách giúp cho chúng ta giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, việc nói “không” với những việc mình cảm thấy không thể thu xếp thời gian với một lịch trình đã chuẩn bị từ trước, một việc mà bạn thấy không thê làm được, nó không phù hợp với bạn lúc này, nó có thể giúp bạn tập trung được vào những việc mà mình đang làm một cách thoải mái.
Nếu như bạn đồng ý với những việc thục sự bạn không muốn làm, nó gây khó khăn cho bạn thì sẽ dẫn tới những hậu quả như căng thẳng, mệt mỏi, vô cớ nổi giân với những người xung quanh. Học cách nói “không” là thói quen mà bạn cần phải học để tự tạo cho bản thân mình có cuộc sống thoải mái không căng thẳng và mêt mỏi, đây là thói quen tốt mà ban cần phải có trong cuộc sống.
5.kỹ năng sơ cứu y tế.
Đây là bài học mà bạn được học khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trương, học cách sơ cứu y tế rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngay cua chúng ta, ở bất cứ đâu bạn cũng sẽ gặp nhiều tình huống mà cần đến sơ cứu y tế, đây là kỹ năng quan trọng giúp bạn tự tin để giải quyết những tình huống như: đuối nước, say nắng, gãy xương, tụt huyết ấp,…
Những kỹ năng sơ cứu sẽ có thể cứ mạng sống của một con người, đây là kỹ năng mà mỗi người chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn cho mình khi găp những tình huống không may xảy ra. Đây là một kỹ năng bỏ túi cho bạn khi thực hiện những chuyến du lịch xa, dài ngày, ở những nơi xa xôi hẻo lánh.
4.học thể thao và những hoạt động thể chất.
Học những bài học tể thao là kỹ năng tốt giúp cho cuộc sống của bạn vui vẽ hơn,giảm căng thẳng mệt mỏi. Đây là những hoạt động có vai trò tốt cho sức khỏe của chúng ta,vận động giúp cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn, hoạt động đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như ung thư , tiểu đường,..
Làm cho cơ thể mạnh khỏe hơn, chơi thể thao và mỗi buổi sáng sẽ cung cấp năng lượng để thực hiện tốt những công việc hàng ngày của bạn giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, đây là kỹ năng giúp bạn có cuộc sống thoải mái và luôn tràn đầy năng lượng giảm những căng thẳng của cuộc sống thường ngay.
3. Quyết đinh nhanh
Để đưa ra được những quyết định bản thân chúng ta nhiều lúc phải mất rất nhiêu thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định, việc tốn qua nhiều thời gian vào việc đưa ra quyêt định sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của bạn.
Sự tự tin là một cách giải quyết nhanh trong việc đưa ra câu trả lời, đây là yếu tố sẽ dẫn tới sự thành công hay thất bại trong công việc, thay vì lãng phí thời gian vào việc trì hoãn thì cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng giúp cho công việc của bạn diễn ra thuận lợi.
2.Sự tự tin
Đây là một kỹ năng có đặc điểm quan trọng đối với mọi khía cạnh của cuộc sống . Nhiều người đấu tranh để tìm được sự tự tin cho bản thân họ, có được sự tự tin sẽ giúp chúng ta xử lí được mọi chuyện một cách thuận lợi theo sự mong muốn của bản thân, sự tự tin được thể hiện trên nhiều mặt: ngôn ngữ hình thể, hành vi, ánh mắt , lời nói,…Sụ tự tin được xem là chìa khóa mở cửa cho sự thành công của mỗi người. xây dựng sự tư tin là bạn đã xây được con đường tương lai của bạn.
1.kỹ năng giao tiếp.
Để đạt được thành công trong sự nghiêp và trong cuộc sống thì kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng, dù trong công việc hay trong cuộc sông hằng ngày giao tiếp tốt sẽ giúp để lại ấn tượng tốt trong mắt moi người.
Khả năng giao tiếp tốt là bước đệm để bạn đi tới con đường thành công trong mọi khía cạnh, nó giúp bạn co thêm tự tin để đối diện với mọi khó khăn mà bạn mắc phải, giao tiếp tốt là phải có sức lôi quốn, diễn cảm, có sức thuyêt phục…
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp
Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!
Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!
Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển..., thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!...
Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta "Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức.
Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan.
Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường ĐH cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào"...
Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi", "chị ấy ơi"... trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép.
Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có "tiết kiệm" lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp... - bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng.
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều...
Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn...
1. Cảm xúc trong quan hệ giao tiếp. Cảm xúc là "chất keo" kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Cảm xúc của bạn giúp bạn: - Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần. - Hiểu và cảm thông với người khác - Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích - Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn. - Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không lời khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việc và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội của họ.
2. Luyện tập cách kiềm chế cảm xúc Gặp những tình huống khó khăn, bạn đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Bởi mọi quyết định vội vàng của bạn sẽ chỉ làm mọi chuyện khó khăn thêm. Đối với người khó tính hay chấp nhặt thường bị bực dọc, bất ổn hơn người cởi mở, dễ hòa đồng. Vì thế, cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. Khi trái tim bị tổn thương, tâm trạng của bạn có thể rất căng thẳng. Hãy thư giãn để tinh thần được thoải mái, giảm stress và phiền muộn, ngủ đủ, ăn những thực phẩm tốt cho sức khoẻ và tập thể dục thường xuyên. Một số người nhận thấy rằng chia sẻ cảm xúc của mình với những người họ tin tưởng sẽ giúp họ dễ chịu hơn… Trong cuộc sống thực tế, chúng ta cũng đã từng có kinh nghiệm giải tỏa phần lớn cảm xúc ưu tư lo lắng nhờ viết nhật ký. Giống như vậy, khi đã biết cách viết nhật ký ra giấy ta cũng có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân. Khi bạn đã quen với cách “viết ra” này, bạn sẽ giải tỏa được những ưu tư mơ hồ, sự nhận thức cảm xúc của bạn bắt đầu càng lúc càng tập trung hơn vào giá trị chân thực của chính sự việc. Bạn sẽ biết những gì bạn đang cảm thấy mà không cần phải nghĩ về nó. Khi tín hiệu cảm xúc của bạn trở nên đủ mạnh, bạn nhận ra tức thì một điều gì đó quan trọng đang xảy ra và chuyển sự tập trung của bạn để có hành động phù hợp. Nhận thức để kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng, có nghĩa là với sự thực hành bạn sẽ học được nó. Điều ngạc nhiên là rất ít người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: "Bạn ĐANG trải qua cảm xúc như thế nào?" – Nếu những cảm xúc như căng thẳng, tức giận, buồn bã, sợ hãi, ghê tởm... được bạn nhận biết ngay lúc nó xảy ra trong tâm trí của mình thì sự việc có thể đã khác. Nhưng thường thì chúng ta để cảm xúc trôi qua, chỉ khi cảm xúc đó gây ra hậu quả thì ta mới hối tiếc! “Phải chi lúc đó tôi đừng quá nóng giận…” Biết kiềm chế cảm xúc không chỉ để thành công trong giao tiếp mà nó còn giúp bạn luôn cảm thấy cuộc sống này tươi mới và hạnh phúc hơn!
Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày
Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp
Cách ứng xử thông minh trong cuộc sống
Cách ứng xử trong giao tiếp tạo sự thân thiện khéo léo
Bí quyết để tự tin trong giao tiếp
àm sao để cải thiện khả năng giao tiếp trong thời gian ngắn mà
Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp
Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh
(ST)