Mẹo vặt chữa sâu răng nhanh khỏi

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo vặt chữa sâu răng nhanh khỏi

19/04/2015 12:34 PM
412

Mẹo vặt chữa sâu răng nhanh khỏi. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội. Sâu răng còn có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.

Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số).

Chẩn đoán sâu răng thường dựa vào các triệu chứng:

- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.

- Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt…, bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.

- Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.

Để điều trị sâu răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp.

Để phòng sâu răng, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam… Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là chất vi lượng rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng.

Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.


Phương pháp lý tưởng nhất phòng bệnh sâu răng là
đánh răng, dùng chỉ chà răng thường xuyên và đúng cách.

Nguyên Nhân:

Trong nhiều kẻ thù của răng có thể nói đường (carbohydrate) là kẻ thù nguy hiểm nhất. Trớ triêu thay đường lại là thực phẩm chính để tạo ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người nói riêng và mọi sinh vật nói chung (kể cả hàng triệu vi trùng đang ở sẵn trong miệng của chúng ta).

Người ta thường đơn giản giản rằng đường chính là những thứ đồ ngọt mà chúng ta ăn uống hằng ngày. Nhưng thực ra có những thứ rất ngọt (như đường hóa học) lại không phải là carbonhydrate, ngược lại tinh bột (starch) là một thứ carbonhydrate chính hiệu lại không có một chút vị ngọt nào cả.

Có thể chia carbonhydrate ra làm hai loại: đơn giản và phức tạp. Đường đơn giản thường có trong thức ăn như trái cây, mật ong, sữa và các sản phẩm của sữa; đặc biệt một loại đường rất thông dụng, tên là sucrose, có nhiều trong mía ăn và các sản phẩm của nó như kẹo, syrups và các loại nước giải khát. Đường phức tạp ( polysaccharide) tạo thành do nhiều phân tử đường nối kết với nhau được tìm thấy trong thịt cá (glycogen) hay trong bánh mì, gạo, ngũ cốc (tinh bột). Các loại đường phức tạp được phân hóa bằng sự nhai với sự xúc tác của các men tiêu hóa có trong nước bọt. Điều này giải thích tại sao một miếng thịt hay một nhúm cơm khi nhai lâu sẽ có vị ngọt (vì bị phân giải thành những loại đường đơn giản hơn.) Nhưng cũng chính từ cái mùi vị ngọt ngào đó mà xã hội loài người biết đến hai tiếng sâu răng.

Đường và Bệnh Sâu Răng:

Như chúng ta đã biết trong miệng chúng ta luôn luôn có sự hiện diện của nhiều loại vi trùng. Cũng như chúng ta, vi trùng rất cần chỗ ở, thức ăn để hoạt động và tăng trưởng. Sự sống còn của vi trùng cũng tùy thuộc rất nhiều vào khả năng kết dính của chúng vào các bề mặt răng và cổ răng. Những anh vi trùng lang thang vô gia cư sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi miệng bởi sự tiết nước bọt và phản xạ nuốt. Sự kết dính vi trùng trên bề mặt của răng trong một khuôn hữu cơ (organic matrix) chính là bợn răng (plaque). Bợn răng cần ít nhất 24 tiếng đồng hồ để trưởng thành và hoạt động.

Không phải vi trùng nào cũng có khả năng gây bệnh sâu răng. Trong số 200-300 loại vi trùng ẩn náu trong miệng chúng ta, chỉ có Streptococci mutans (liên cầu khuẩn), Actinomyces naeslundii (vi trùng hình nấm), và Lactosebacillus casei & acidophilus (trực khuẩn- một loại vi trùng hình que) là có thể chọc thủng bức tường cứng rắn của men răng để tạo nên sâu răng nhờ khả năng kết dính của chúng trên bề mặt răng và khả năng tạo năng lượng qua sự lên men đường có trong thức ăn.

Trong điều kiện yếm khí giữa bề mặt răng và bợn răng, sản phẩm phụ của quá trình lên men này chính là độc tố của vi trùng và các acid hữu cơ, chủ yếu là acid Lactic. Acid hữu cơ sẽ làm cho môi trường chung quanh răng có tính acid. Trong một môi trường acid như vậy, men răng (enamel)- tuy là một hỗn hợp cứng nhất trong cơ thể con người- cũng khó tránh khỏi sự hủy hoại (enamel demineralization).

Nên nhớ rằng cứ mỗi lần chúng ta ăn thức ăn có đường, acid hữu cơ sẽ tác động lên men răng khoảng 20 phút. Quá trình hủy hoại men diễn ra nhiều lần sẽ tạo nên vết sâu răng (lesion of caries). Một điều quan trọng cần chú ý nữa là những bợn răng đóng ở nơi có vết sâu có khả năng sản xuất acid gấp hai lần những bợn răng đóng ở bề mặt răng còn nguyên vẹn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì một khi bức thành đã bị chọc thủng thì việc tiến vào bên trong tòa nhà sẽ được kẻ trộm (sâu răng) thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tóm lại trong điều kiện có bợn răng, việc hấp thụ đường trong miệng trở thành một yếu tối cần để tạo nên sâu răng. Có thể nói nếu bợn răng là nơi lý tưởng cho vi trùng hoạt động thì đường là thức ăn tuyệt vời của chúng. Rõ ràng phương châm “có thực mới vực được đạo” đã được mấy anh vi trùng tí hon áp dụng một cách triệt để.

Phòng Ngừa:

Như trên đã nói, do nhu cầu về năng lượng, một người bình thường (không mắc những bệnh cần phải kiêng đường) thì việc ăn những thức ăn có đường là việc không thể tránh được.

Vậy thì Làm thế nào để ăn đủ lượng đường cần thiết mà răng vẫn tốt?

Câu hỏi này đặt ra hai vấn đề tưởng như rất mâu thuẩn với nhau, thấy khó nhưng thực ra không khó. Bởi vì đường không phải là yếu tố duy nhất gây ra sâu răng. Điển hình là tại các nước tiên tiến mặc dù thói quen ăn các thực phẩm có nhiều đường không hề giảm, tỷ lệ trẻ em và người lớn bị sâu răng lại thuyên giảm rõ rệt nhờ sự phát triển của ngành nha khoa với những phương pháp phòng chống hữu hiệu.

Có thể nói phương pháp lý tưởng nhất phòng bệnh sâu răng là những chương trình giáo dục nha khoa thường thức. Binh pháp Tôn Tử có viết “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.” Từ những hiểu biết cơ bản về bệnh sâu răng chúng tôi nghĩ rằng việc đánh bại những tên vi trùng khủng bố gây bệnh cũng không phải là điều khó khăn:

1. Trước hết đánh răng, dùng chỉ chà răng thường xuyên và đúng cách giữ một vai trò quan trọng trong việc đập tan mọi hạ tầng cơ sở (bợn răng ) của vi trùng, làm cho chúng không có nơi trú ẩn .

2. Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng: mặc dù bạn là người rất kỹ lưỡng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, nhưng thử hỏi chỉ với kem , bàn chải và chỉ chà răng không thôi bạn có bảo đảm cho chính mình rằng hàm răng của bạn đã được bảo vệ một cách đầy đủ hay chưa? Hơn nữa chỉ có nha sĩ mới có đầy đủ phương tiện và khả năng chuyên môn để chẩn đoán, điều trị và đưa ra những lời khuyên cần thiết cho hàm răng của bạn. Nên nhớ rằng nếu đợi đến khi răng đau rồi mới đi gặp nha sĩ thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, có khi phải chữa tủy răng, mỗ nướu răng hay phải nhổ răng vì đã quá muộn.

3. Sealant: Đối với trẻ em và thanh thiếu niên việc dùng những chất liệu nha khoa phủ trên bề mặt nhai của răng hàm và răng tiền hàm (occlusal seal) đã chứng minh được sự hữu hiệu trong việc bảo vệ men răng.

4. Fluoride: Những nghiên cứu khoa học cho thấy fluoride ngoài việc làm cho men răng trở nên cứng hơn (remimeralization) còn là một độc tố với nhiều lọai vi trùng. Do vậy, Fluoride là một vũ khí vô cùng lợi hại trong việc phòng ngừa sâu răng.

5. Thay đổi thói quen ăn uống:

  • Nhu cầu năng lượng của cơ thể nên được thu nạp từ những loại đường có trong trái cây, rau đậu, ngũ cốc, tinh bột. Hạn chế tối đa dùng những loại đường được chế biến từ sucrose ( bánh kẹo, syrups, nước ngọt). Trái cây rau quả còn có nhiều chất sợi (fiber): ở miệng làm sạch răng, vào đến ruột thì có thể giúp cho cơ thể chúng ta điều hòa tiêu hóa, phòng chống đuợc nhiều bệnh hiểm nghèo.

  • Nếu phải uống soda, cam chanh thì nên dùng ống hút (cam chanh có tính acid sẽ làm mỏng men răng.)

  • Nên súc miệng ngay sau ăn ngọt

  • Tránh những thức ăn dẻo ( sticky food): loại thức ăn này rất dễ bám quanh răng và làm cho vi trùng được tiếp tế lương thực một cách liên tục và đầy đủ.

  • Từ bỏ thói quen ăn ngọt giữa các bữa ăn (sweet snack): ăn vặt làm tăng thời gian các chất acid (sản phẩm của sự lên men thức ăn) tiếp xúc với bề mặt răng và vì vậy sẽ làm tăng khả năng bị sâu răng lên rất nhiều lần.

Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận sau đây: các acid hữu cơ của một vài loại vi trùng có sẵn trong miệng đã hủy hoại lớp men răng và gây ra bệnh sâu răng.Chính bợn răng và đường ăn là hai điều kiện cần yếu để sản sinh ra acid này. Tuy nhiên, bợn răng và đường cũng cần có đủ yếu tố về thời gian và cường độ (tiếp xúc trên bề mặt răng) để hình thành và thực hiện những phản ứng sinh hóa. Nếu một trong những điều kiện và yếu tố này được khống chế thì sâu răng sẽ khó xảy ra.

Với những phương pháp như giữ gìn vệ sinh răng miệng, áp dụng nha khoa phòng ngừa khi cần thiết (sealant, fluoride), thay đổi thói quen ăn uống và nhất là khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, dễ thấy rằng- dù ở sẵn trong miệng- vi trùng cũng khó có thể hoàn thành điệp vụ phá hoại của chúng.

Đến đây hẵn chúng ta đồng ý rằng “ làm thế nào để ăn đủ lượng đường cần thiết cho cơ thể mà răng vẫn tốt” đã không còn là nan đề nữa. Nói một cách khác phòng ngừa sâu răng là một nhiệm vụ khả thi: tất cả tùy thuộc vào sự nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của chính chúng ta.

Mẹo chữa sâu răng hiệu quả


Nguyên nhân gây đau răng thường từ những chiếc lỗ sâu răng bé xíu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu, vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh chóng trong khoang miệng do thức ăn, đường và tinh bột bị mắc kẹt lại.

(Ảnh minh họa)

Những vi khuẩn này sản xuất ra axít gây hại cho răng. Khi phần hư hỏng ở răng chạm đến dây thần kinh nằm bên trong, bạn sẽ rơi vào thảm cảnh “nằm ôm miệng mà khóc”. Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi. Bất kỳ sự viêm nhiễm nào xảy ra ở phần chân răng đều sẽ gây ra các cơn đau.

Nếu chưa thể sắp xếp được thời gian đến nha sĩ, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tại nhà sau đây:

- Chấm một ít tinh dầu của nụ hoa đinh hương trực tiếp vào răng bị sâu. Loại tinh dầu này có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Chúng còn có tác dụng gây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian chữa đau răng. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng trong nụ hoa đinh hương có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic. Khi mới thoa, tinh dầu hoa đinh hương làm bạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liền ngay sau đó.

- Hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ cũng cho tác dụng giảm đau răng. Cho hai loại bột này vào một cái chén, nhỏ thêm vài giọt nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm hỗn hợp bột gừng và ớt rồi đặt chúng vào khu vực đang bị đau. Cần chú ý đặt miếng bông lên trên răng để tránh gây kích ứng cho lợi. Trong trường hợp không có hai loại gia vị cùng lúc, bạn có thể dùng riêng từng loại. Cả gừng và ớt đều có tác dụng làm giảm các cơn đau răng.

- Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi thấy cần thiết.

- Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếu thấy cần thiết.

- Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh. Ngoài ra, có thể đặt túi đá lên cổ, phía trên của chỗ bị đau răng.

- Một túi trà ấm, còn ướt cũng là mẹo hay để chữa đau răngg. Trong trà đen chứa chất làm se là tannin. Chúng có khả năng làm giảm sưng và giảm đau tạm thời.

- Nếu gặp rắc rối do chứng co rút ở lợi, bạn có thể phải chịu đựng rất nhiều cơn đau khi dùng những thức ăn, đồ uống nóng hoặc quá lạnh. Khi lợi co rút lại, phần ngà răng nằm phía dưới bề mặt men răng sẽ bị lộ ra ngoài, khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

- Thay đổi bàn chải. Hãy chọn những chiếc bàn chải có lông mềm mại để bảo vệ các mô tế bào của lợi và chống co rút.

- Để chặn ngay các cơn đau, bạn có thể thử áp dụng kỹ thuật ấn huyệt. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.

Lưu ý:

Dù có áp dụng cách chữa đau răng nào thì việc hẹn gặp nha sĩ vẫn là điều quan trọng và cần thiết nhất. Những biện pháp chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Trong khi đó, nha sĩ cần kiểm tra chiếc răng đau của bạn thật tỉ mỉ và tìm ra nguyên nhân gây đau răng. Nếu không xác định đúng nguyên nhân, tình hình sẽ càng trầm trọng hơn.





Chữa sâu răng dân gian hiệu quả
Bảng giá hàn răng sâu ở Hà Nội
Bé bị sâu răng do bú bình
Cách chữa đau răng cho trẻ an toàn mau khỏi
Hướng dẫn trị sâu răng với những mẹo đơn giản




(st)

 
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý