CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIA ĐÌNH
Mâu thuẫn khi phân chia việc gia đình
Nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... là một số công việc luôn đứng đầu danh sách các yêu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống gia đình. Và khi hai người chung sống với nhau, nguy cơ xảy ra mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến các việc cần làm đó rất lớn.
Thực tế, trong các gia đình thường xuất hiện tình trạng một người sẽ chăm chỉ làm lụng, quan tâm đến người khác hơn nửa còn lại. Vì vậy, họ hay có cảm giác những việc mình làm không được đối tác đánh giá cao nên sinh cáu giận, so bì.
Bí quyết: Bạn nên theo dõi mọi thứ bạn làm trong nhà hàng tuần. Sau đó, tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngồi lại với người ấy để đánh giá công việc cả hai đã làm.
Khi nhận ra sự phân chia lao động trong gia đình mình không hợp lý, bạn có thể lên danh sách công việc mới và thử đánh giá lại sự phân công đó sau một vài tuần áp dụng thử.
Để không khí gia đình luôn êm ấm, hãy tỏ lòng biết ơn và không quên cảm ơn những gì người ấy đã nỗ lực làm trong gia đình, cho dù đó là việc nhỏ nhặt nhất hoặc việc họ làm chưa thật tốt.
Mẫu thuẫn trong vấn đề tiền bạc
Không phải lúc nào tiền bạc cũng đứng đầu danh sách các vấn đề dễ gây tranh cãi nhất trong hôn nhân. Nhưng rõ ràng, đây là mâu thuẫn xảy ra phổ biến giữa các cặp vợ chồng. Có nhà thì cãi nhau do vợ và chồng không thống nhất được cách chi tiêu, thành ra vợ hay than thở hết tiền, chồng thì kêu vợ đã chi tiêu quá tay. Có nhà thì cãi nhau trước quyết định tiêu tiền vào một việc lớn nào đó.
Mâu thuẫn về tiền bạc đẩy lên căng thẳng hơn cả khi hai vợ chồng cùng gặp khó khăn trong công việc nên thu nhập thấp, trong khi có nhiều khoản cần chi tiêu.
Bí quyết:
Mâu thuẫn chuyện nhà chồng/nhà vợ
Ngay cả những người chưa lập gia đình thì họ cũng có thể hình dung được mâu thuẫn gia đình liên quan đến gia đình nội - ngoại hai bên phức tạp thế nào, huống chi là khi đã là người trong cuộc.
Bí quyết:
Hôn nhân là nơi để chúng ta chia sẻ hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là "cơ hội" nảy sinh nhiều mâu thẫu, kể cả trong các gia đình êm ấm nhất (Ảnh minh họa).
Mâu thuẫn chuyện chăn gối
Không phải cặp vợ chồng nào cũng xảy ra mâu thuẫn về chuyện chăn gối. Nhưng các chuyên gia tâm lý cho biết, "chuyện ấy" lại chính là nguyên nhân châm ngòi cho nhiều vấn đề tồn tại khác của hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh cãi cũng chỉ vì sự lệch pha trong ham muốn tình dục.
Bí quyết:
Điều quan trọng là khi người vợ tỏ ra nỗ lực, cố gắng vì chồng thì người chồng cũng cần có phản ứng tích cực, chẳng hạn như chấm dứt cằn nhằn, chê trách... thì mâu thuẫn này mới được giải quyết.
Mâu thuẫn với những thói quen xấu của nhau
Một số thói quen nhỏ nhặt của bạn cũng có thể thể gây phiền nhiễu cho người chung sống cùng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn hôn nhân. Ví dụ như việc bạn đi vệ sinh không bao giờ đóng cửa, lắm yêu sách khi đi ăn uống ngoài quán, luôn luôn chậm chạp và không đúng giờ...
Bí quyết:
Còn khi thấy bực bội, tức giận trước hành vi của người khác, vẫn có một cách để bạn vượt qua cơn tức giận đó là di chuyển đến chỗ mà người ấy không còn lọt vào tầm mắt bạn nữa.
Mâu thuẫn khi chăm sóc và nuôi dạy con cái
Trong số những tranh cãi phổ biến nhất của các cặp vợ chồng thì mâu thuẫn liên quan đến con cái thiên về yếu tố cảm xúc hơn cả. Bắt đầu từ khi có con, những người làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Và cũng chính điều này dẫn đến xung đột khá lớn giữa các cặp vợ chồng.
Các bà mẹ và ông bố thường sẽ tranh luận về cách dạy bảo con dễ dãi hay nghiêm khắc, khi nào và làm thế nào để "trị" con đúng cách hay ách tốt nhất để bảo vệ con là gì...
Bí quyết:
Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến chuyện dạy dỗ con là cả hai cùng ngồi lại bàn bạc, thống nhất để quyết định các nguyên tắc quan trọng nhất, sau đó cam kết áp dụng cách dạy con đó. Và đối với con trẻ, mỗi độ tuổi vợ chồng bạn cần có cách dạy dỗ khác nhau.
Khi bạn không đồng tình với cách ứng xử của chồng bạn đối với con, bạn nên thảo luận với anh ấy khi không có mặt con. Còn tất cả những lúc có sự hiện diện của con cái, bạn nên chứng tỏ cho con thấy bố mẹ chúng tâm đầu ý hợp trong mọi chuyện.
7 cách để bố mẹ giải quyết xung đột giữa các con
Xung đột giữa con cái luôn là cơn ác mộng của các bậc phụ huynh. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết tình trạng nan giải này để mang lại sự “bình yên” cho gia đình.
Xác định ranh giới
Điều đầu tiên để những cuộc xung đột giữa các con không đi quá xa, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng là bố mẹ cần phải xác định ranh giới trong hành vi của con. Hãy làm rõ những gì được phép và không được phép. Các bé cần phải biết rằng, những hành vi như đấm, kéo tóc, chửi bới hay ăn cắp đồ chơi là những việc làm sai trái và bé không được làm điều đó.
Dành thời gian cho trẻ
Một trong những điều dẫn đến sự xung đột giữa các con là do bé cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm và có điều này là do anh, chị hay em của bé chiếm mất bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ cần phải thể hiện cho trẻ thấy, các bé được bố mẹ quan tâm giống nhau.
Hãy dành thời gian để cùng chơi các trò chơi con yêu thích mà không có sự tham gia của anh/ chị hay em. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn dành cho bé.
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự xung đột giữa các con là sự ghen tỵ. Trẻ sẽ cảm thấy giận dữ, bực bội khi anh/ chị hay em của bé được bố mẹ khen nhiều hơn. Vì vậy, hãy giúp trẻ tự hào về bản thân bằng cách khen ngợi những thành công nhỏ của bé và thể hiện cho bé thấy bạn tự hào về con thế nào.
Thời gian của gia đình
Thời gian cả gia đình bên nhau rất quan trọng, nó là thời điểm nuôi dưỡng tình thân giữa các thành viên. Điều này giúp mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn và cũng là quãng thời gian để các con có thêm kỷ niệm cùng nhau.
Ngay cả khi thời gian này không phải lúc nào cũng vui vẻ thì các bậc phụ huynh vẫn phải thực hiện. Bởi sự cố gắng của bố mẹ các thành viên trong gia đình sẽ trở nên thân thiết hơn theo thời gian.
Lắng nghe
Sự tức giận của bạn không thể làm các bé chấm dứt cuộc xung đột, tỵ nạnh hay tranh cãi. Hãy ngồi xuống và lắng nghe các bé. Tạo cơ hội để bạn và các con nói chuyện về vấn đề xung đột. Sau đó, bố mẹ và con cái cùng tìm cách giải quyết vấn đề.
Đừng mong với một buổi nói chuyện là có thể giải quyết dứt điểm cuộc chiến giữa các bé, các bậc phụ huynh cần kiên trì thực hiện nhiều cuộc nói chuyện kiểu này cho đến khi các bé tự động chấm dứt cuộc chiến của họ.
Để bé tự giải quyết
Đối khi, giải pháp hiệu quả nhất để chấm dứt xung đột là để các bé tự giải quyết, đương nhiên là không được phép cãi nhau hay đánh nhau. Hãy để bé bước vào thế giới của người lớn và chúng sẽ học cách làm sao để vượt qua xung đột. Bạn có thể hỗ trợ bé bằng cách gợi ý về giải pháp và để bé tự triển khai.
Để cuộc chiến tự kết thúc
Vai trò của người chồng trong gia đình
Cư xử với gia đình vợ như thế nào?
Khúc mắc gia đình
Nguyên nhân dẫn đến ly hôn thời hiện đại
Nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc gia đình
Vợ chồng hay cãi nhau vì sao?
(ST)