Cách thức tiết kiệm điện năng khi sử dụng trong gia đình
“Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên có thể làm theo các cách sau”
1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng _ Tiết kiệm điện
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt…).
Bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện.
Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy T5, compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần hoặc đèn LED trong chiếu sáng.
Với điều hòa: nên chọn điều hòa 1 chiều và có biến tần( việc này sẽ là giảm đáng kể điện năng tiêu thụ của điều hòa trong khi sử dụng)
2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học sẽ tiết kiệm năng lượng
Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.
Các thiết bị điện hay dùng nên dùng chung 1 ổ cắm để khi không dùng nữa có thể ngắt điện, vì thiết bị như tivi, quạt, điều hòa, lò vi sóng… nếu không dùng mà để ở chế độ Stand by thì vẫn tiêu thụ điện. Việc nối chung tất cả các thiết bị vào cùng 1 ổ sẽ làm giảm tối đa điện năng tiêu thụ của các thiết bị.
3. Tiết kiệm năng lượng bằng việc điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình
Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 6độC. Với chế độ đông lạnh thì để – 15độC đến -18độC. Cứ lạnh hơn 10độC là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.
Việc cân nhắc đưa các đồ và ngăn đá hay ngăn mát cũng làm giảm điện năng tiêu thụ rất nhiều. Nếu dùng các nước mát thì nên dùng loại tủ lạnh có phần lấy nước lạnh ở ngoài của tủ sẽ hạn chế việc mất nhiệt của tủ lạnh khi mở ra lấy nước lạnh theo cách truyền thống
Máy điều hoà nhiệt độ: Nên để nhiệt độ ở mức từ 25 đến 27độC. Cứ cao hơn 10độC là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 – 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.
Máy tính: Với màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
Bàn là: Không nên dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm. Ngoài ra, tiết kiệm năng lượng với bàn là bạn nên sử dụng bàn là có bộ điều khiển điện tử vì nó cho phép sai số rất nhỏ và điều khiển đúng nhiệt độ bạn cần, điều này sẽ giảm được đến 5% điện năng tiêu thụ của bàn là
Máy giặt: Dùng máy giặt tiết kiệm năng lượng theo cách: chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết. Nên ngâm và giặt trước quần áo vì như thế quần áo sẽ sạch hơn và thời gian giặt sẽ rút ngắn hơn
Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này. Khi dùng, hạn chế đưa đồ đông lạnh vào trong lò vì nhiệt độ quá thấp thì lò vi sóng sẽ phải làm việc lâu hơn.
Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng thiết bị này để tiết kiệm năng lượng cần được cân nhắc để phù hợp với gia đình bạn
Nên sử dụng các thiết bị dùng năng lượng mặt trời để giảm tối thiểu chi phí sử dụng điện với các bình điện đun nước nóng truyền thống. Sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời và pin mặt trời vào nhu cầu sử dụng hàng ngày sẽ tiết kiệm được cả chi phí điện, gas, thời gian sử dụng và cả chi phí phụ khác như: bột giặt, nước rửa bát
Hãy để nhiệt độ ở mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Và nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
Quạt
Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện, quạt chạy càng chậm thì càng đỡ tốn điện. Và bạn nhớ rút phích cắm quạt sau mỗi lần sử dụng.
Bóng đèn
Nên quét vôi tường màu sáng, như vậy sẽ không cần phải sử dụng nhiều các bóng điện chiếu sáng. Có thể sử dụng các loại bóng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn Tuýp.
Máy tính
Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 50% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
Bàn là
Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc là khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.
Máy giặt
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
Lò vi sóng
Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các thiết bị này.
Ti vi
Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
Đối với đồ gia dụng:
1. Tăng nhiệt độ của tủ lạnh
Tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện so với tất cả các đồ gia dụng trong gia đình. Đảm bảo công tắc chế độ tiết kiệm điện luôn được bật. Kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và khít.Không nên mở tủ lạnh nhiều lần như thế sẽ
2. Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, không để chế độ giặt nước nóng
Việc này sẽ giúp giảm được khoảng 227 kg khí CO2đối với loại máy dùng điện để đun nóng nước và 68 kg CO2đối với loại đun nước bằng ga.
3. Đảm bảo khi rửa bát bằng máy, bát đũa phải được xếp đầy trong giá đựng
Bạn có thể tắt chế độ sấy bát đũa. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm 20% lượng điện tiêu thụ cho máy rửa bát.
4. Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng
Thay vì đặt nhiệt độ là 600C thì hãy đặt 500C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2phát thải.
5. Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ
Nên chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Ví dụ, máy giặt lồng ngang có thể tiết kiệm 60% đến 70% lượng nước sử dụng so với máy lồng đứng.
Đối với hệ thống sưởi và làm mát:
6. Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa
Chỉ cần giảm 2 độ của máy sưởi trong mùa đông cũng sẽ giúp giảm được 6% lượng CO2phát thải, tương đương 191 kg CO2.Khi bật điều hòa các bạn thường có thói quen là tắt quạt. Đây là một thói quen vô cùng sai lầm. Khi các bạn sử dụng điều hòa nên bật quạt song song để quạt giúp không khí lưu thông trong phòng để từ đó giảm công suất mà điều hòa phải làm việc.
7. Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc
Năng lượng bị thất thoát khi điều hòa và máy sưởi phải làm việc qua một màng lọc bị dính đầy bụi. Việc làm sạch tấm lọc sẽ giúp tiết kiệm 5% năng lượng và giảm phát thải 80 kg CO2.
Đầu tư nhỏ-Lợi ích lớn
8. Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn thường nhưng bóng compact tính về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn thường, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên
9. Bảo ôn hệ thống đun nước nóng với chi phí chỉ 10 – 20 USD nhưng sẽ tiết kiệm được 450 kg gas dùng cho việc đun nước nóng
10. Dùng ít nước nóng hơn bằng cách lắp đầu vòi tiết chế lưu lượng nước
Mất khoảng 10 – 20 USD nhưng hàng năm sẽ giảm khoảng 650 kg CO2phát thải và tiết kiệm 200 kg gas.
11. Tự điều hòa không khí trong nhà/căn hộ của mình
Bịt lại những chỗ bị rò khí trên cửa sổ hay cửa ra vào. Việc này chỉ tốn khoảng 1 USD cho mỗi cửa sổ và sẽ giảm 2.500 kg CO2phát thải. Yêu cầu nhà cung cấp thực hiện kiểm toán năng lượng để biết được nhà bạn có sử dụng năng lượng hiểu quả hay không. Dịch vụ này có thể được miễn phí hoặc chỉ mất chi phí rất nhỏ.
Việc đi lại
12. Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi nào có thể
Ví dụ xe của bạn đi 30 km tiêu tốn hết 3,8 lít xăng mà mỗi năm bạn giảm được 3.200 km đi lại sẽ giảm được 4.000 kg CO2mỗi năm.
13. Khi có điều kiện mua xe mới, nên chọn loại tiết kiệm xăng
Thay vì đi tiêu tốn 3,8 lít xăng chỉ đi được 30 km, nếu xe của bạn đi được 64 km với lượng xăng tiêu tốn là tương đương và bạn đi 16.000 km mỗi năm, bạn sẽ giảm được khoảng 7.000 kg CO2phát thải.
Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
14. Giảm lượng chất thải sinh hoạt
Bằng cách giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn hoặc dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế. Cắt giảm hoặc tái chế mỗi kg chất thải ra ngoài môi trường, bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng và giảm được ít nhất 0.5 kg CO2phát thải
15. Nếu xe của bạn có lắp điều hòa, nên tái chế môi chất làm lạnh của hệ thống này
Rò rỉ từ hệ thống điều hòa xe hơi là nguyên nhân chính gây phát thải khí CFC, một chất gây thủng tầng Ozon và gây ra hiệu ứng nóng lên của trái đất. Lượng CFC này tương đương với gần 10 tấn CO2phát thải mỗi năm.
Cải tiến căn hộ/ngôi nhà của mình
Khi xây nhà hoặc cải tạo căn hộ của mình, bạn hãy áp dụng những biện pháp sau đây:
16. Cách nhiệt cho tường và mái
Việc này giúp giảm 20% đến 30% chi phí năng lượng và giảm từ 300 kg đến 2.500 kg lượng CO2phát thải mỗi năm
17. Hiện đại hóa hệ thống cửa sổ
Thay thế loại cửa truyền thống bằng loại cửa kính hai lớp. Dùng loại cửa kính này có thể giảm 2.4 tấn CO2hàng năm cho những căn hộ dùng gas để sưởi, 3.9 tấn đối với hệ thống sưởi bằng dầu và 9.8 tấn cho hệ thống sưởi điện.
18. Trồng nhiều cây cối và tường nhà màu sáng
Nếu bạn sống ở những nước có khí hậu nóng hoặc sơn màu tối nếu bạn sống ở nơi khí hậu lạnh. Việc giảm năng lượng tiêu thụ nhờ tận dụng bóng mát của cây cối dùng màu sơn thích hợp có thể giúp bạn giảm được đến 2.4 tấn CO2mỗi năm.
Cách tiết kiệm điện nước trong gia đình
Hãy nhớ rằng giá nước và giá điện ngày càng tăng cao, tiết kiệm điện là cách tiết kiệm chi phí thông minh nhất. Hơn nữa, đây là hành động không phải là khó, chỉ là bởi chưa tạo được thói quen mà thôi.
Sau đây là một số điều mà bạn cần tham khảo để giảm thiểu năng lượng tiêu hao do quá trình không hiệu quả ở khu phụ của mỗi gia đình:
Tiết kiệm điện nước là cách tiết kiệm chi phí thông minh nhất. (Ảnh: Inmagine)
- Nhà vệ sinh là nơi tiêu thụ nhiều năng lượngnhất nếu người tiêu dùng không lưu tâm. Đừng bao giờ để vòi nước chảy trong khi bạn đánh răng hoặc soi gương, cạo râu…
- Khi rửa mặt bằng tay, hãy để vòi nước chảy chậm hơn để giảm bớt lượng nước thất thoát trong quá trình sử dụng. Bạn cũng đừng nên để nước lúc này ở chế độ quá nóng bởi không những tiêu tốn điện năng mà còn làm da tay bạn khô hơn, dễ nhạy cảm hơn. Nếu mùa đông, bạn dùng nước quá nóng thì da của bạn còn có nguy cơ bị nứt nẻ, khô cứng.
- Hãy lắp đặt hệ thống bồn cầu tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, sản phẩm này trên thị trường rất nhiều và rất dễ dàng lựa chọn. Bồn cầu tiết kiệm năng lượng có thể tốn ít hơn 50% lượng nước tiêu thụ cần thiết.
- Để chế độ vòi hoa sen chảy chậm khi tắm sẽ tiết kiệm khoảng 15% năng lượng tiêu thụ. Hãy lắp đặt hệ thống theo dõi lượng nước sử dụng ở khu vực này để tự gia đình có thể kiểm soát được lượng nước tiêu thụ.
- Khi bạn cọ rửa khu phụ, đừng bao giờ lãng phí năng lượng bằng cách cọ rửa bằng nước nóng bởi không những tiêu tốn điện năng mà còn làm cho các thiết bị trong khu vực này dễ bị xỉn và ngả màu vàng.
- Khu vực giặt rửa của nhiều gia đình cũng bố trí trong cùng khu phụ vì lý do không gian chật chội và cũng là tiện lợi cho việc sử dụng. Đây cũng là yếu tố tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai của người tiêu dùng. Hãy tận dụng tối đa cơ hội mua một máy giặt hiệu quả cao, một máy giặt tiết kiệm năng lượng có thể tốn ít hơn 40-50% năng lượng so với máy giặt thông thường. Tuy nhiên, máy giặt loại này chi phí cao hơnnhưngbù lại có thểtiết kiệm năng lượng cực kỳ hiệu quả. Và tuổi thọ trung bình của một máy giặt là 5-8 năm, như vậy trong thời gian dàibạn đã có thể tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Liên quan đến máy giặt, tiết kiệm năng lượng lớn nhất liên quan đến nhiệt độ nước. Ngày nay chất tẩy rửa có chất lượng rất tốt nên không nhất thiết phải dùng nước nóng, cách tốt nhất là bạn hãy để ở chế độ giặt bằng nước lạnh. Nếu giặt ở chế độ nước nóng, năng lượng tiêu thụ sẽ tốn hơn 40%. Sau khi giặt xong, các bạn đừng quên rút phích cắm ở ổ điện nhé. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo yếu tố an toàn, đồng thời tránh những rủi ro khác.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở nhà vệ sinh, bạn phải luôn nhớ tắt hệ thống đèn và hệ thống nước nóng. Đây là việc làm không khó nhưng thường chúng ta không phải lúc nào cũng nhớ, hãy tạo cho mình thói quen tắt mọi công tắc của các đồ dùng trong phòng vệ sinh.
Mẹo tiết kiệm điện cho tủ lạnh cực hữu hiệu
Mẹo vặt dùng máy giặt an toàn, tiết kiệm điện năng
Mẹo vặt dùng tủ lạnh tiết kiệm điện năng
Mẹo vặt dùng máy tính an toàn, tiết kiệm
Cách chọn bếp từ và cách sử dụng vừa an toàn vừa tiết kiệm
(ST)