Organ, trong âm nhạc, một dụng cụ bàn phím, điều hành bởi bàn tay và bàn chân của người chơi, trong đó áp lực không khí trong quá trình chơi nhac phát ra thông qua một loạt các đường ống được sắp xếp một cách có tổ chức.
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÀN ORGAN HIỆU QUẢ
Thường thì nhiều bạn ít chú ý đến điều này. Đa phần ngồi vào đàn là hỳ hục đánh cho bằng được mà không đọc nhẩm giai điệu của bài trước khi tập và tập luôn 2 tay dẫn đến việc không tập đúng, nhiều ngày thành quen.Tất nhiên sau 1 khoảng thời gian nhất định thì sẽ đánh được.
Cách học đàn thông thường :
- Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc tổng quát cả bài đó là việc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài, chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa -chỉ số nhịp,… ), tập nhìn kỹ các note nhạc nó nằm như thế nào(rất tốt cho việc luyện trí nhớ cũng như khả năng thị tấu của bạn).
- Khi ngồi vào tập đàn, bạn cần có 15 đến 20 phút chạy luyện ngón 2 tay (HANON), chạy gam Rải hay chạy 1 sacle(âm giai) nào đó.
- Nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh và đúng nhịp. Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng… để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian.
Hoc đàn Organ thường có 2 dạng: Đó là đánh 2 tay 2 khóa nhạc theo kiểu piano và dạng dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
Ngồi đúng tư thế khi học đàn Organ
1. Đánh 2 tay rất khó vì vậy bạn phải tập riêng từng tay 1.Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng.Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
Giai đoạn hoàn thiện bản nhạc rất quan trọng.Thường thì hay sai về trường độ(chỗ nhanh – chậm).Bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn (bạn chọn tiết tấu sao cho phù hợp với từng loại bài). Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ… theo các ký hiệu trong bài.
Lưu ý bạn phải vừa đánh phím đàn vừa Nhẩm giai điệu cho dễ thuộc.Chỗ nào khó thì “cắt” nó ra và tập riêng nhiều lần.Đến khi ổn tất cả mọi câu, đoạn thì bạn hãy ghép cả bài.
Tập riêng từng tay khi học đàn organ
2. Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
Tay trái: Bạn nhấn hợp âm(tiếng piano) đồng thời bạn Nhẩm giai điệu của tay phải.Sau giai đoạn này bạn mở điệu nên và ráp tay phải vô (tempo chậm rồi tăng từ từ đến đúng quy định của bài như quy tắc ở trên).
Tay phải thì bạn tập giống như trên.(Sau khi đã thành thạo và ghép với nhịp trống ok rùi thì bạn chuyển qua tập tay trái).
Lưu ý khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.
Điều quan trọng nữa:Khi bạn nhấn hợp âm ở tay trái (chơi hoàn thiện bản nhạc) bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice)…
Trong quá trình tập luyện, các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn.
Phương pháp tự học đàn piano/ đàn organ với 3JCN
JCN là một phương pháp ghi nhạc mới, đơn giản và hiệu quả khi so sánh với phương pháp ghi nhạc thịnh hành phương Tây. Đặc biệt 3JCN rất tiện lợi cho việc học đàn piano và keyboard (học đàn organ điện tử). Trong vòng vài phút, người học có thề tự mình đọc nhạc và đánh đàn!
Bạn không thể nào làm được điều đó với phương pháp ghi nhạc Cổ điển phương Tây, bởi vì chỉ việc học cách đọc tên các nốt nhạc thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian rồi. Huống hồ, bạn phải học thêm rất nhiều thứ khác nữa, ví dụ như độ ngân của nốt nhạc (duration) phụ thuộc vào màu sắc và hình dạng khác nhau của nốt nhạc, các dấu nghỉ (rests) với hình dạng khác nhau, rồi các chùm nốt liên 3, liên 5,… rối các bộ khóa Sol (treble clef), khóa Đô (bass clef),… Có quá nhiều thứ để nhớ và để học, đó là khuyết điểm của hệ thống Cổ điển Phương Tây.
Sau đây là phần huớng dẫn các bạn tự học đánh đàn piano/keyboard với bản nhạc “TWINKLE, TWINKLE, LITTLE STAR”. Bạn sẽ nhìn bản nhạc và đánh đàn được trong khoảng thời gian dưới 10 phút. Tôi đã thí nghiệm 3JCN với rất nhiều nguời, bao gồm các cháu bé chỉ mới 5 tuổi. Trước khi bắt đầu đàn, bạn phải làm một việc như sau:
1. Dán số cho các chùm nốt (7 phím trắng + 5 phím đen = a pattern) và dán tên cho tất cả các phím nhạc trên cây đàn của bạn:
Nếu các bạn nhìn kĩ vào bàn phím của đàn piano/keyboard, bạn sẽ thấy sự lặp lại của một nhóm phím gồm 7 phím trắng và 5 phím đen như bức hình duới đây (nhóm 4):
Các bạn cắt giấy nhỏ, viết số và ký tự trên giấy, rồi dán vào đàn piano/keyboard như bức hình ở trên. Nhóm chính giữa bàn phím phải là số 4. Phía bên phi là số 5, rồi số 6, …Phía bên trái là số 3, rồi số 2,…Tên của 7 phím trắng trong mỗi nhóm là: c, d, e, f, g, a, and b. Bạn viết tên cho tất cả các phím trên đàn piano/keyboard.
Nếu có các phím lẻ bên trái hoặc bên phải bàn phím, các bạn dán tên phím cho đúng. Như hình vẽ ở trên có phím c phía cuối bên phải. Nốt c này thuộc nhóm 7.
2. Bản nhạc: “TWINKLE, TWINKLE, LITTLE STAR”
Moderato 4/4
($)
|| 4c1 4c1 4g1 4g1 | 4a1 4a1 4g2 |
4f1 4f1 4e1 4e1 | 4d1 4d1 4c2 || (End)
||: 4g1 4g1 4f1 4f1 | 4e1 4e1 4d2 :|| ($)
Bản nhạc này được viết với 3 hàng cho dễ tập. Nhưng khi bạn thực hành, bạn phải đánh 6 hàng, bởi vì các dấu $, End, ||: và : || được thêm vào để viết bản nhạc ngắn hơn, trông đơn giản hơn. Câu thứ 3 được lập lại 2 lần, vì nó nằm ở giữa 2 dấu ||: :||
Khi bạn ở cuối hàng thứ 3, bạn gặp dấu $, bạn phải trở về đầu bản nhạc nơi có đặt dấu $.
Rồi bạn tiếp tục đánh lại câu 1, rồi câu 2. Bạn chấm dứt bản nhạc ở cuối câu 2, nơi có chữ End. (Ghi chú: các dấu này được dùng để bạn có thể viết nhạc trên computer không cần mua phần mếm ghi nhạc - music softwares)
Tóm lại thứ tự các câu nhạc của bản nhạc này là: câu 1, câu 2, câu 3, câu 3, câu 1, câu 2.
3. Thực hành: NHÌN NHẠC VÀ ĐÁNH ĐÀN
Bạn tập từng câu nhạc riêng rẻ: câu 1, rồi câu 2, rồi câu 3. Tất cả các nốt nhac trong bản nhạc này đều thuộc nhóm 4 (chính giữa piano/keyboard). Cho nên bạn chỉ đánh các phím trong nhóm 4 mà thôi.
Tập câu 1: Nốt 4c1 Bạn nhìn vào nhóm số 4, rồi đánh nốt c một lần, đánh nốt c đó thêm một lần nữa. Đánh nốt G hai lần. Đánh nốt a hai lần. Đánh nốt g một lần.
Bạn dùng chân trái nhịp theo tiếng “tíc - tắc” của đồng hồ treo tường như sau:
4c1 4c1 4g1 4g1 | 4a1 4a1 4g2 |
Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tic tắc (kim giây đồng hồ treo tuờng)
! ! ! ! ! ! ! ! (chân trái nhịp xuống đất)
Cứ mỗi giây đồng hồ, bạn đánh một nốt. Nốt cuối cùng của câu 1 là nốt 4g2. Nốt này ngân dài 2 giây đồng hồ (kéo dài 2 nhịp chân trái).
Bạn nên thực hành nhiều lần câu này cho đến khi thành thạo.
Tập câu 2: nhiều lần cho đến khi thành thạo
4f1 4f1 4e1 4e1 | 4d1 4d1 4c2 |
Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tíc tắc
! ! ! ! ! ! ! !
Tập câu 3: nhiều lần cho đến khi thành thạo
4g1 4g1 4f1 4f1 | 4e1 4e1 4d2 |
Tíc tắc tíc tắc tíc tắc tíc tắc
! ! ! ! ! ! ! !
Cuối cùng bạn đánh toàn bài gồm 6 câu: câu 1, câu 2, câu 3, câu 3, câu 1, câu 2.
Sau tiếng “tắc” ở cuối câu 1, bạn phải đánh nốt 4f1 ở đầu câu 2 liền. Và tiếp tục như vậy cho các câu kế tiếp, cho đến hết.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cho bé học đàn khi nào ?
Độ tuổi thích hợp cho bé yêu học chơi đàn.
Phú quý sinh lễ nghĩa. Ngày nay, các bậc phụ huynh không tiếc tiền nuôi dạy con em mình. Ai cũng muốn những hoàng tử, công chúa của mình phải thật khỏe mạnh, cao lớn và tài năng. Về dinh dưỡng thì có đủ mọi loại sữa ngoại, thực phẩm nhập ngoại, ăn mặc cũng có đủ mọi nhãn hiệu thời trang cao cấp dành cho mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến lúc bắt đầu đi học, đa dạng mẫu mã.... ề phần tâm hồn, không ít người muốn các bé trở nên "văn võ song toàn", cho con theo học nhiều loại hình nghệ thuật. Phổ biến nhất là hội họa, sau đó đến âm nhạc
Theo nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc, trẻ em đã tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn là bào thai, bởi sự gần gũi với những âm thanh tự nhiên, gắn bó trong đời sống. Cuộc sống hiện đại trẻ có thể không lớn lên bằng lời ru ầu ơ mộc mạc, nhưng chúng hoàn toàn có thể nghe và cảm nhận những thứ âm thanh mà người lớn cho nghe một cách bị động. Không phải không có lý khi có lời khuyên hãy cho con bạn nghe giao hưởng từ khi bạn còn mang thai. Bởi nhạc giao hưởng, nhạc không lời hay bất cứ một thể loại âm nhạc lành mạnh nào, đều có tác dụng tốt tới tinh thần và kích thích sự phát triển não của bé.
Ở nhiều nước phát triển, trẻ được khuyên học âm nhạc bắt đầu ở lứa tuổi mẫu giáo. Khi con bạn bước vào tuổi mẫu giáo, học hát đã là một phần không thể thiếu trong chương trình của bất cứ môi trường nào. Tuy nhiên không chỉ học nhạc đơn thuần, mà tiếp cận âm nhạc một cách sâu sắc hơn là học chơi 1 loại nhạc cụ, thì bé chỉ có thể bắt đầu làm quen với đàn phím sớm nhất là 4 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ em có thể tiếp thu được vốn từ vựng rất lớn do sự phát triển đặc biệt của thính giác trong giai đoạn này, vì thế rất thuận lợi cho việc học nhạcTất nhiên cách giảng dạy âm nhạc ở lứa tuổi này phải có đặc thù riêng, phương pháp đồng nhất với giáo dục mầm non. Luôn có sự kết hợp việc học với các hoạt động vui chơi sao cho trẻ được tiếp nhận một cách tự nhiên. Ngay cả cách hướng dẫn trẻ làm quen với các kỹ thuật nhạc cụ cũng theo phương pháp riêng vì một đứa trẻ lên 4 không thể đủ nhận thức và kiên nhẫn để học cách chơi đàn theo cách giảng dạy thông thường.
Với các bé 4 tuổi, học theo nhóm là cách học lý tưởng và tự nhiên nhất. Trong những khóa âm nhạc tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho lứa tuổi này, các bài học được hướng dẫn theo từng nhóm trong đó trẻ em nghe, hát và chơi với bạn bè cùng trang lứa. Thông qua việc cùng chơi nhạc với nhau (đồng tấu, hoà tấu), giúp đỡ khuyến khích lẫn nhau, trẻ sẽ có cơ hội quý giá trong việc nuôi dưỡng tinh thần hợp tác và hoà nhập trong xã hội.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, bố mẹ có thể giúp con mình nâng cao khả năng cảm thụ và phát triển tư duy âm nhạc bằng một số phương pháp như: Cho trẻ nghe đĩa, xem băng ca nhạc phù hợp lứa tuổi, kết hợp với các trò chơi. Ví dụ, cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong một bài hát quen thuộc (nếu có phần nhạc không lời càng tốt) và để trẻ đoán xem đoạn nhạc đó nằm trong bài hát nào. Bố mẹ cũng có thể mua đĩa quảng cáo (những quảng cáo hay phát trên tivi mà trẻ thường xem), cho trẻ quay mặt, chỉ nghe nhạc và đoán xem đoạn nhạc đó quảng cáo thứ gì?. Khi cho trẻ xem hoạt hình W.Disney, chú trọng đến phần nhạc, giúp trẻ nhớ những giai điệu tiêu biểu của các bộ phim nổi tiếng (thường trẻ hay xem đi xem lại những bộ phim hay, và các bài hát chính trong phim cũng rất quen thuộc và dễ nhớ). Đồng thời, hình thức mua sách, tranh cùng đĩa CD giới thiệu về các loại nhạc cụ cũng là một cách giáo dục trực quan dễ nhớ, dễ hiểu và hiệu quả. Điển hình có những phần mềm hay có thể load trên mạng có hình ảnh nhạc cụ cùng với một mẫu nhạc thể hiện âm sắc tiêu biểu của nhạc cụ đó để trẻ nghe và dần dần sẽ phân biệt được âm sắc của các loại nhạc cụ tiêu biểu, phổ biến như piano, guitar, violon, saxophone hay flute..
Với nhận thức non nớt của tuổi lên 4, các bé tiếp cận nhanh nhưng cũng quên nhanh, vì thế phụ huynh cần nắm bắt các khái niệm, kiến thức cơ bản cô giáo truyền đạt để "tô đi, tô lại" nhiều lần, giúp con nhớ lâu hơn những gì được học. Qua những lớp học này, trẻ được rèn luyện những kỹ năng âm nhạc một cách tổng hợp như kỹ năng nghe và phân biệt cao độ, quãng, hòa âm cùng hiểu biết về tiết điệu qua các bài xướng âm, ghi âm. Đồng thời, trẻ được kích thích khả năng biểu diễn thông qua nhiều bài hát vui nhộn và các bản nhạc được thể hiện trên đàn, với phần phối trong băng đĩa với giai điệu hay và tiết tấu nhộn nhịp, bắt tai. Ngoài khả năng đọc hiểu bản nhạc, cách học này còn cho trẻ thấy các thể loại âm nhạc khác nhau và huấn luyện sự nhạy cảm với các nhạc cụ và hình thể, từ đó trẻ nghe nhạc một cách "chuyên nghiệp" hơn, biết nghe một cách có chủ ý, thậm chí có nhiều bé có thể tư duy giai điệu bằng nốt nhạc (trong âm nhạc gọi là khả năng ghi âm...).
Tạo điều kiện để cho bé tiếp xúc với âm nhạc, học chơi đàn nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, cái đẹp. Trẻ nghe nhạc bằng trái tim và ước mong được cất lên tiếng ca, tiếng hát, diễn tả cảm xúc và tự tin thể hiện mình. Được hấp thụ nhịp điệu một cách tự nhiên, tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc, tăng cường khả năng sáng tạo. Đó chính là những điều tuyệt vời mà bé có được khi tham gia vào thế giới âm nhạc.
Cách chọn mua đàn Organ ưng ý nhất
Kinh nghiệm học đàn organ cho bé thông minh ngay từ nhỏ
Kinh nghiệm học đàn Piano cho trẻ
Cách chọn mua đàn Piano tinh ý nhất
Cách chọn đàn Piano cũ không bị hớ
(ST)