Xông hơi bao lâu một lần

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Xông hơi bao lâu một lần

19/04/2015 12:49 PM
1,267

Xông hơi sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ "đánh thức" các tuyến mồ hôi, giúp cơ thể thải các chất độc trong người.


Tuy nhiên, xông hơi không đúng cách lại vô cùng bất lợi cho sức khỏe.

Chỉ nên 2 – 3 lần/tuần

 Nhiều người cho rằng xông là tốt nên ngày nào cũng xông và mỗi lần thường cố xông cho lâu. Như vậy là không tốt vì ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí.
Xông lâu hay mau, cho ra nhiều hay ít mồ hôi phải phù hợp với yêu cầu của từng người và từng chứng trạng. Xông giải cảm thì chỉ xông một lần. Người trẻ, khỏe, mập mạp có thể cho ra nhiều mồ hôi hơn người yếu, gầy, cao tuổi;  người dễ ra mồ hôi cũng chỉ nên cho ra ít mồ hôi mỗi lần. Người già yếu suy nhược, bệnh nặng, sốt do siêu vi, phụ nữ có thai thì không nên xông.
Cần ghi nhận tình trạng cơ thể sau mỗi  lần xông. Chỉ nên tiếp tục xông khi có cảm giác thoải mái sau mỗi lần xông. Ngược lại, nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục xông.
Nên uống bù nước sau khi xông bằng một ly nước trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng, không dùng các loại nước ướp lạnh hoặc nước đá liền sau khi xông. Đối với người bình thường, chỉ nên xông hơi 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên xông tối đa 20 – 30 phút.


Chống chỉ định với người sốt cao

Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Đông y (Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, Hà Nội), xông hơi là dùng hơi nóng làm cho các mạch giãn ra để trừ độc cho cơ thể bằng đường mồ hôi. 

Xông hơi còn làm giãn nở các bắp thịt, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần thư thái, làm sạch, tái sinh cơ thể nhờ hơi nóng kích hoạt sự tẩy rửa, lỗ chân lông mở rộng đẩy cặn bã, độc chất ra ngoài.

Hiện có hai phương pháp xông hơi là xông hơi ướt và xông hơi khô với lợi ích khác nhau. Xông hơi ướt nhiệt độ khoảng 43 - 46ºC, độ ẩm 100% giúp thư giãn, bài tiết mồ hôi, làm ẩm da, các độc tố thải qua các lỗ chân lông, giúp da mịn màng, cơ thể nhẹ nhõm, thư thái. Rất tốt nếu trị bệnh hô hấp và thấp khớp.

Xông khô là dùng sỏi, saphia, thạch anh... hun nóng đẩy nhiệt độ phòng lên, hơi nóng bốc lên (từ nước có pha tinh dầu thơm hắt vào đá nung nóng), để làm vã mồ hôi, giúp cơ thể thanh độc, thư giãn tinh thần, giảm đau nhức, mệt mỏi... Xông hơi khô được nhiều người ưa thích vì nó tiêu hao năng lượng thừa ở đùi, mông, ngực thoát qua tuyến mồ hôi, giảm béo nhẹ nhàng mà da không bị nhăn... Mỗi lần xông hơi 20 - 30 phút tiêu hao năng lượng như đi bộ 45 phút, hoặc hoạt động mạnh 25 phút.
Tuy nhiên, không phải ai xông hơi khô cũng tốt, thậm chí có những bệnh lý nếu xông hơi còn rất nguy hiểm. Theo BS Trần Anh Tuấn, xông hơi chống chỉ định với những người sốt cao lâu ngày, ăn uống kém. Người bị bệnh lý tim mạch, phụ nữ đang mang thai và đang hành kinh, người có thể chất quá suy nhược và già yếu, say rượu, ăn quá no hoặc đang quá đói, những người bị bệnh da liễu thì không nên xông.
Xông hơi đúng cách

Theo BS Trần Anh Tuấn, sau khi xông hơi tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh, bởi lúc đó các lỗ chân lông đang nở ra sẽ hút nước, nếu tắm ngay các lỗ chân lông sẽ co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm...

Nhận xét về việc nam giới hay xông hơi sau khi đã nhậu say, BS Hữu Lợi (BV Châm cứu T.Ư) cho rằng, điều này rất nguy hiểm, bởi chất cồn vào cơ thể làm các mạch giãn căng, vào xông hơi có thể bị tụt huyết áp đột ngột. Xông hơi tập thể cũng dẫn đến nhiều rủi ro vì mỗi người có một cơ địa và sức chịu đựng khác nhau, hợp với một nhiệt độ xông khác nhau.

Về thời gian xông hơi, Đông y cho rằng, xông hơi ướt hay khô đều ra nhiều mồ hôi, có thể làm tổn thương âm huyết, hao hụt dương khí (năng lượng). Vì vậy, chỉ xông hơi khô khi cơ thể khỏe mạnh và 3 ngày hãy xông hơi một lần. Nếu xông hơi liên tục có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch, cơ thể mệt hơn. Phụ nữ không nên lạm dụng xông hơi khô giảm béo thường xuyên vì sẽ làm cơ thể bị mất nước.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn (khoa Đông y, BV 108), sở dĩ không xông hơi quá lâu vì phòng xông hơi ẩm ướt, dễ chịu nhưng càng ở lâu càng thiếu ô xy. Bình thường chỉ nên xông 5 - 10 phút. Xông hơi khô tùy thể trạng, tuổi tác và sức khỏe. Người trẻ, khỏe mạnh có thể để mồ hôi toát nhiều, nhưng người có tuổi, gầy gò, người dễ vã mồ hôi chỉ nên cho toát ít. Chú ý tình trạng cơ thể sau mỗi lần xông và chỉ tiếp tục khi thấy thoải mái sau mỗi lần xông. Nếu thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục nữa.

Xông hơi khoảng 5 - 10 phút rồi lau lại bằng khăn khô rồi hãy massage (ít nhất 6 giờ sau khi xông hơi hãy tắm). Hoặc vào phòng sục thư giãn có các đầu sục và luồng nước rất mạnh, sử dụng áp suất của nước và nhiệt độ khác nhau luân chuyển liên tục như được massage để làm sạch, thư giãn, giúp tan biến đau nhức ở các khối cơ, máu lưu thông...

Xông hơi xong hay bị mất nước, do đó nên uống trà gừng nóng, chanh nóng, hoặc các loại trà dân gian có pha đường, nước ép hoa quả để bù đắp lượng dịch nhất định cho cơ thể sảng khoái.
Lưu ý khi xông hơi
- Không xông hơi khi ăn no, hoặc đang đói vì có hại cho hệ tim mạch và sức khỏe. Không xông hơi hay massage khi bị sốt, rối loạn tim mạch, bệnh ngoài da, đang mang thai, hen suyễn, say rượu, già yếu…
- Nên hít vào từ từ bằng đường mũi. Thở ra từ từ bằng đường miệng. Khi massage không nên cho kỹ thuật viên massage đứng lên trên và dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ vì dễ bị sai khớp, trượt khớp rất nguy hiểm.
- Xông hơi xong nên tránh gió lùa. Mùa hè xông hơi xong không được nằm máy lạnh, hoặc nằm dưới quạt điện mạnh.
Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn-
Phó Trưởng phòng Đông y, BV Đa khoa Hòe Nhai



Xông hơi sau sinh - những điều cần chú ý
Xông hơi bao lâu để giảm cân?
Xông hơi: Xông sao cho vẫn còn hơi!
Xông hơi bằng bạc hà phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý