Phản xạ nhanh giúp con bạn học tập và làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nhờ vậy, bé có thêm thời gian cho những hoạt động ngoại khóa khác, giúp nâng cao bản thân và rèn luyện những kĩ năng xã hội.
CÁCH RÈN LUYỆN PHẢN XẠ NHANH
Khả năng phản xạ nhanh
- Khi nghe qua một bài hát ,trẻ có khả năng hát lại giống như vậy
- Khi nghe cô giáo đọc những phép tính, trẻ có những phản xạ với các con số và bắt đầu tính toán
Tất cả những phản ứng đó gọi là phản xạ của bộ não con người..
Tầm quan trọng của khả năng phản xạ nhanh
Phản xạ nhanh là một khả năng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt cần thiết trong những tình huống khẩn cấp hay những tai nạn nguy hiểm.
Phản xạ nhanh khi giao tiếp cũng sẽ góp phần đem lại sự thành công trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, khả năng này còn giúp trẻ thành công trong quá trình học tập ở trường. Cụ thể hơn, khả năng phản xạ nhanh giúp trẻ học tốt các môn khoa học, tính toán, ngoại ngữ
Superbrain giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ nhanh như thế nào?
Bạn có biết?
Một ngày chỉ có 24 giờ mà con của bạn có biết bao việc cần làm. Bé đi học chính thức ở trường, học thêm, học các môn năng khiếu, ngoài ra còn phải học bài và làm bài tập ở nhà…
Toán trí tuệ Superbrain sẽ giúp trẻ tận dụng tối đa 24 giờ này để học tập hiệu quả nhất và nhờ đó, bé tiết kiệm được thời gian còn lại trong ngày cho những hoạt động khác.
Việc luyện tập tính toán nhanh mỗi ngày giúp trí não trẻ quen với việc tiếp nhận thông tin bằng tai và mắt - trong hoạt động nghe tính, nhìn tính - và xử lý thông tin ngay lập tức với tốc độ càng ngày càng nhanh. Ngoài ra học tập cùng phương pháp tính toán Superbrain, con bạn sẽ luyện tập được khả năng tập trung cao độ.Và nhờ đó, bộ não của trẻ cũng tăng dần tốc độ xử lý thông tin. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen phản xạ nhanh với thông tin tiếp cận.
Phản xạ nhanh còn có mối liên quan mật thiết đến độ chính xác. Trẻ học với tốc độ nhanh bao nhiêu thì độ chính xác càng cao. Khi trẻ đẩy tốc độ làm việc của bộ não lên tối đa thì sẽ có nhiều cơ hội ra đáp số chính xác hơn.
Phương pháp toán trí tuệ Superbrain sẽ giúp hai bán cầu não của con bạn hoạt động và phát triển cân bằng, điều đó giúp trẻ tăng khả năng tập trung một cách đáng kể.Từ đó, khả năng phản xạ cũng được cải thiện từng ngày thông qua việc tính toán nhanh và đưa ra kết quả nhanh.Trẻ sẽ không còn cảm thấy uể oải, mệt mỏi sau giờ học nữa, mà ngược lại, sẽ luôn cảm thấy hứng thú và tự tin khi đi học.
Toán trí tuệ Superbrain giúp trẻ khơi dậy tiềm năng tối đa .
Thói quen tốt cho trí nhớ
Phương pháp phản xạ nhanh
1. Xác định mục đích Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng ngày. 2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa. 3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,...) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh. 4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry. I'm not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v. 5. Hát các bài hát tiếng Anh Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn. 6. Tham gia các hoạt động nhóm Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói. 7. Nhớ từ mới và cụm từ Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày. 8. Gọi điện cho người khác Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh. Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh. Rèn luyện trí não
|