Ford là hãng xe lớn thứ hai ở Mỹ và lớn thứ năm trên thế giới dựa trên doanh số trong năm 2010. Ford xếp thứ 8 trong danh sách Fortune 500, dựa trên doanh thu toàn cầu trong năm 2009 là 118,3 tỷ USD. Hàng năm, Ford sản xuất khoảng 5 triệu xe ô tô và họ thuê 213.000 nhân công ở 90 nhà máy và cơ sở trên toàn thế giới.
Nguồn gốc của một huyền thoại Mỹ
Henry Ford, người sáng lập Công ty Ford Motor, sinh ra tại một trang trại gần Dearborn, Michigan. Vào năm 1863, Ford ủng hộ chiến lược kinh doanh kết hợp một mức lợi nhuận thấp hơn trên mỗi chiếc xe với khối lượng sản xuất lớn hơn. Bằng cách này, ông hy vọng sẽ đạt được một thị phần đáng kể và duy trì lợi nhuận.
Năm 1903, Henry Ford thành lập một cơ sở nhỏ bắt đầu sản xuất xe hơi hai xi-lanh, tám mã lực được gọi là mô hình A.
Năm 1908, Henry Ford và các kỹ sư của ông thiết kế một vài chiếc ô tô, theo mô hình T nổi tiếng. Nhu cầu cho chiếc xe này lớn đến nỗi Ford phải mở rộng cơ sở sản xuất của mình. Hơn 10.000 chiếc xe mô hình T đã được sản xuất vào năm 1909. Henry Ford cũng bắt đầu áp dụng khái niệm dây chuyền lắp ráp để sản xuất mô hình T.
Khi Hoa Kỳ tham gia vào thế chiến I (tháng 4 năm 1917), Công ty Ford Motor đầu tư mọi nguồn lực của mình để phục vụ chính phủ. Trong thời gian chiến tranh, Ford Motor đã sản xuất số lượng lớn các xe ô tô, xe tải và xe cứu thương, cũng như động cơ máy bay, xe tăng chiến xa hạng nhẹ và đạn dược.
Henry Ford
Lịch sử biểu tượng xe Ford
Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách bao quanh nó một đường viền hết sức độc đáo và cực kỳ thời trang vào lúc đó.
Logo của Ford năm 1903. |
Trải qua những bước phát triển ban đầu, Henry Ford nhận thấy cần phải có những thay đổi trong thiết kế logo sao cho đơn giản, ưa nhìn và ấn tượng. Cũng rất tâm linh, logo đó phải thể hiện bước tiến vượt bậc của Ford Motor trong tương lai. Năm 1906, logo với tên Ford viết nghiêng 45o được cách điệu ở chữ F và chữ D sao cho mềm mại, bay bổng, thể hiện sự tinh tế và ước muốn vươn cao, vươn xa hơn nữa của Henry Ford được trình làng và đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909.
Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình oval lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào năm 1907 do các đại lý Perry, Thornton và Schreiber - người đưa Ford đặt chân vào nước Anh - thiết kế với mục đích quảng cáo cho các sản phẩm của Ford như là “dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”.
Logo Ford 1912. |
Năm 1911, Ford đưa ra logo hình oval quyết định và sử dụng nó để thống nhất các nhà buôn tại Anh. Tuy nhiên trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến những năm 1920.
Năm 1912, chỉ trong một thời gian ngắn, Ford đã loại bỏ toàn bộ những logo hình oval và thay vào đó là logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình. Logo này được thiết kế để thể hiện cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, vẻ duyên dáng và sự ổn định. Logo có hai màu, vàng và xanh đen, trên đó mang dòng chữ “Universal Car”. Henry Ford không thích biểu tượng này, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford.
Logo Ford 1928. |
Năm 1927, người ta thấy một logo hình oval mang tên Ford xuất hiện trên lưới tản nhiệt của mẫu Model A mới với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford. Logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe cho đến cuối những năm 1950. Được sử dụng một cách thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, đến giữa những năm 1970 ý tưởng về logo hình oval này mới được thiết kế lại.
Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company. Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới.
Logo hiện nay của Ford. |
Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company. Khi nhắc đến ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ, người ta sẽ liên tưởng ngay đến nhóm "Big three" hay còn gọi là "Detroit three", bao gồm Ford, Chrysler, General Motors (GM). Mỗi hãng xe này đều có những thế mạnh riêng về các sản phẩm do mình sản xuất. Bên cạnh những mẫu xe mang tính phổ thông, cả 3 hãng xe kể trên đều sở hữu cho riêng mình những siêu xe mạnh mẽ. Trong khi GM có dòng xe Corvette, Chrysler được biết đến với những siêu xe Viper, thì Ford cũng không chịu kém cạnh với những chiếc Mustang và GT. Ngoài những siêu xe kể trên, hãng xe với biểu tượng "Oval xanh" còn sở hữu khá nhiều bản concept siêu xe độc đáo, trước khi cho ra đời siêu xe Ford GT. Dưới đây là 5 bản concept được đánh giá là độc đáo nhất của hãng xe này. Đầu tiên phải kể đến bản concept có tên gọi Mach III, được Ford giới thiệu tại triển lãm Detroit Auto Show vào năm 1993. Về mặt kỹ thuật Mach III là bản concept của dòng xe Mustang và kiểu dáng của bản concept này chính là cái nhìn đầu tiên về mẫu xe "cơ bắp" Mustang mà Ford sản xuất sau đó. Tuy nhiên, khi sản xuất Mustang, Ford đã thay đổi khá nhiều diện mạo của bản concept Mach III. Mặc dù vậy, Mustang và bản concept Mach III vẫn sử dụng chung khối động cơ V8 4.6 lít, động cơ gắn trước, dẫn động cầu sau. Bản concept Mach III là một mẫu xe mui trần, với kính chắn gió thấp. Tuy nhiên, bản concept này mãi chỉ là một vật được trưng bày tại phòng truyền thống của Ford thay vì được sản xuất thương mại. Vài năm sau, cũng tại triển lãm Detroit Auto Show, Ford đã giới thiệu thêm một bản concept khác, có phần mạnh mẽ hơn, mẫu GT90. Kiểu dáng của bản concept GT90 được cách tân từ "người tiền nhiệm" GT40, cung cấp sức mạnh cho xe là khối động cơ V12, công suất 720 mã lực. Với thân xe được chế tạo từ nhôm và sợi carbon, cùng sức mạnh khủng từ khối động cơ V12, GT90 được giới thiệu có khả năng đạt vận tốc tối đa 376 km/h. Bản concept GT90 được Ford xây dựng với các bộ phận từ mẫu xe Jaguar XJ220 và khối động cơ được tinh chỉnh rất kỹ càng. Do đó, khả năng vận hành của bản concept GT90 được đánh giá ngang hàng với những chiếc Bugatti EB110 và McLaren F1. Tuy nhiên, mẫu xe này vẫn mãi chỉ là một bản concept khi Ford đã không tiến hành sản xuất thương mại mẫu xe này. Thay vì sản xuất GT90, Ford lại tiếp tục cho ra mắt bản concept Indigo sau đó. Trong khi các hãng xe khác trên thế giới đang cố gắng nghiên cứu để đưa một chiếc xe đua F1 có thể hoạt động hợp pháp trên đường phố, thì Indigo đã được Ford thiết kế như 1 "đứa con lai" giữa xe đua và xe đi lại hàng ngày. Bản concept này được trang bị khối động cơ V12 6.0 lít do Cosworth sản xuất, đây cũng là loại động cơ được sử dụng trên nhiều mẫu xe của Aston Martin hiện nay. Tuy nhiên, bản concept này có phần vượt quá những gì mà hãng xe Mỹ vẫn từng làm, Indigo mãi chỉ là một mẫu concept được nhắc đến nhiều trong lịch sử của Ford. Với sự phục vụ của nhà thiết kế xe Carroll Shelby, đội ngũ kỹ sư của Ford đã cho ra đời bản concept xe mui trần lấy cảm hứng từ mẫu xe Cobra huyền thoại. Bản concept có tên Ford Shelby Cobra 2004, được trang bị khối động cơ V10 6.4 lít, công suất 645 mã lực. Hệ thống khung gầm của bản concept này được lấy từ mẫu xe Ford GT (khi đó đã được sản xuất với số lượng hạn chế), tuy nhiên đã được chỉnh sửa nhiều để phù hợp với kiểu dáng tổng thể của xe. Bản concept này được Ford trưng bày tại triển lãm Detroit Auto Show năm 2004, và cho đến nay vẫn không hề được sản xuất. Đến năm 2005, Ford lại tiếp tục cho ra mắt thêm bản concept Shelby GR-1, trưng bày tại triển lãm Detroit. Bản concept này được lấy cảm hứng từ mẫu xe Shelby Daytona, sử dụng chung hệ khung gầm và động cơ nhưng ở bản concept Cobra năm trước. Tại triển lãm Detroit 2005, Shelby GR-1 mang trên mình bộ cánh màu kim loại, tuy nhiên tại một số triển lãm sau đó, mẫu concept này được hoàn thiện với bộ cánh chrome. Cũng giống như những bản concept trên, dường như Ford chỉ tạo ra "cho vui" chứ không hề có ý định sản xuất thương mại.
5 mẫu siêu xe ý tưởng độc đáo của Ford
(St)
Xe Ford xếp ở vị trí 'đội sổ' về độ tin cậy
Hãng xe Ford gặt hái lớn tại thị trường Trung Quốc
Hãng Ford thiết kế lại dòng xe Cortina cổ điển