Để có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn nên tham khảo các bí quyết dưới đây để có được một kết quả tốt đẹp.
CÁCH LÀM BẢN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG
Một bản kế hoạch kinh doanh được mô phỏng ngắn gọn ! |
1. Xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn và có thể nói một cách ngắn gọn, rõ ràng về ý tưởng này. Bạn phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình.
2. Kiểm chứng lại động cơ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có một đam mê đối với việc sở hữu một doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn đang có ý định đặt chân vào.
3. Sẵn sàng bỏ thời gian, kỷ luật, tiếp tục học hỏi và có sự sốt sắng trong việc xây dựng và sở hữu doanh nghiệp.
4. Tiến hành nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm, giá cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất lượng, dịch vụ và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
5. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các doanh nghiệp nhỏ khác, các nhà cung cấp, các chuyên gia, các cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng, các tổ chức thương mại và các triển lãm thương mại. Hãy luôn cập nhật thông tin, luôn đưa ra các câu hỏi và tìm kiếm thật nhiều thông tin càng tốt.
Dưới đây là một số chủ đề mà bạn có thể chỉnh sửa trong bản kế hoạch của bạn:
Tuyên bố về mục đích: Đây là một bản phác họa chính xác những mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn.
Con người: Thành tố quan trọng nhất cho sự thành công của bạn chính là bản thân bạn. Tập trung vào việc làm thế nào để những kinh nghiệm trước đây của bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh mới. Chuẩn bị một bản lý lịch tóm tắt của bạn và của những người cùng với bạn thành lập doanh nghiệp mới. Hãy đưa ra các thông tin thành thật, tránh thổi phồng. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn, phần này sẽ được các bên cho vay, chủ đầu tư và các nhà cung cấp nghiên cứu kỹ lưỡng. Mẫu chuẩn bị lý lịch tóm tắt thường có sẵn trong thư viện của bạn, và trên Internet dưới tiêu đề "resumes" hoặc CV.
Tuy nhiên bạn không thể là một người khác được. Nếu như bạn không có khả năng thực hiện một chức năng quan trọng nào, hãy nêu trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có khả năng đào tạo cho nhân viên, hãy cho biết bạn sẽ giải quyết thiếu sót này như thế nào. Bạn có thể đưa một đối tác của mình vào trong bản kế hoạch hoặc lên kế hoạch thuê người vào nhằm cung cấp những kỹ năng mà bạn không có. Cung cấp tiểu sử của toàn bộ đội ngũ quản lý tương lai của doanh nghiệp.
Sơ lược về họat động kinh doanh của bạn: Xác định và mô tả hoạt động kinh doanh mà bạn dự định tiến hành và kế hoạch chính xác bạn định thực hiện công việc như thế nào. Hãy tập trung vào thị trường chuyên biệt mà bạn dự định hoạt động.
Đánh giá về kinh tế: Đưa một đánh giá hoàn chỉnh về môi trường kinh doanh mà bạn dự định tham gia. Giải thích về việc doanh nghiệp mới của bạn phù hợp như thế nào với cơ quan quản lý nhà nước và nhân khẩu mà bạn sẽ phải làm việc.
Đánh giá dòng lưu chuyển tiền mặt: Đưa ra báo cáo dòng lưu chuyển tiền mặt trong 1 năm bao gồm cả các yêu cầu về vốn của bạn. Đưa ra đánh giá của bạn về những gì có thể có vấn đề và cách bạn giải quyết nó như thế nào.
Đưa ra kế hoạch marketing và kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhắc đến các trang web hữu ích của chính phủ như Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp Nhỏ.
6 bước để có một Bản Kế hoạch Kinh doanh Hoàn hảo
1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình. .
2. Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.
3. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp.
4. Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này.
5. Làm cho bản kế hoạch của bạn thật hấp dẫn để nó không những cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mối quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.
6. Kiểm tra xem bản kế hoạch của bạn có bao gồm các yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công mà tôi đưa ra sau đây hay không.
Có một ý tưởng kinh doanh tốt. Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà doanh nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt đầu. Cách tốt nhất để biết về tương lai của loại hình kinh doanh mà bạn chọn là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng kinh doanh doanh của bạn và thực tế.
Am hiểu về thị trường của mình
Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh.
Có năng lực quản lý.
Khả năng kiểm soát về tài chính.
Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh.
Cách Viết Một Bản Kế Hoạch Kinh Doanh
Nguyên tắc chung
Đây là những điều quan trọng nên nhớ khi viết một bản kế hoạch kinh doanh:
Bản kế hoạch phải súc tích (khoảng 30 đến 40 trang, không tính phần phụ lục).
Bản kế hoạch của bản phải dễ đọc, dễ hiểu và không có những lỗi in ấn hay lỗi ngữ pháp.
Bản kế hoạch nên trình bày những cơ hội thị trường lớn và sinh lãi cho công việc kinh doanh.
Bản kế hoạch nên trình bày sức mạnh và trình độ của e-kíp quản lý.
Bản kế hoạch kinh doanh không nên
Đây là một số điều không nên làm khi viết nháp bản kế hoạch kinh doanh:
Đừng đưa ra những giả định không thực tế.
Đừng đánh giá thấp những khó khắn trong việc phát triển công việc kinh doanh.
Đừng đánh giá thấp đối thủ.
Đừng thừa nhận người đọc biết các biệt ngữ.
Đừng đưa ra những thông tin kỹ thuật dài dòng, chán ngắt hay thái quá.
Đừng đưa ra những thông tin mật hay độc quyền.
Đừng tránh việc bàn luận về những rủi ro đối với công việc kinh doanh. Điều này có thể làm giảm sự đáng tin của bản kế hoạch.
Dạng một bản kế hoạch chuẩn
Trang bìa. Trang bìa nên chuyên nghiệp, cung cấp nhiều tin tức và nên bao gồm lời chú giải hợp lý.
Tóm tắt (Executive Summary): Phần tóm tắt là phần giới thiệu kế hoạch kinh doanh của bạn và là phần quan trọng nhất. Mặc dù nó được đọc trước tiên, nhưng bạn thường viết nó cuối cùng vì nó tóm lược lại toàn bộ bản kế hoạch. Một phần tóm tắt hiệu quả thường bao gồm:
Lai lịch của công ty.
Sản phẩm, dịch vụ và những lợi thế cạnh tranh.
Mục tiêu của công ty.
Tiềm năng thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ.
Dự báo tài chính cho các yếu tố chính trong khoảng 3 đến 5 năm, đặc biệt là việc bán hàng, lợi nhuận/thua lỗ. Đối với các công việc kinh doanh mới, nên nghiên cứu thị trường và đưa ra một số giả định thực tế về làm thế nào để công việc kinh doanh của bạn có thể cạnh tranh.
Ê-kíp quản lý và thành tích trong quá khứ của từng người.
Nguồn vốn yêu cầu để phát triển công việc kinh doanh.
Đưa ra chiến lược.
Mô tả về công ty (The company description): Phần này nên mô tả lịch sử của công ty cũng như mục tiêu của nó. Bạn cũng nên tóm tắt những mục tiêu chủ yếu của công ty – cả những mục tiêu dài hạn lẫn những mục tiêu tạm thời.
Quản lý (Management): phần quản lý trong bản kế hoạch xác định rõ các thành viên chủ chốt của ê-kíp quản lý, mô tả những trách nhiệm cá nhân, những kinh nghiệm cũng như như thành tựu của họ. Đưa ra lý lịch mà nó nhấn mạnh đến những thành tựu cũng như những thành tích trong quá khứ trong phần phụ lục.
Sản phẩm (The product): Nếu công ty đang bán sản phẩm, phần này mô tả sản phẩm là gì hoặc sẽ là gì và chỉ rõ tại sao nó có thể thâm nhập vào thị trường. Nếu sản phẩm vẫn đang được phát triển, bàn luận một cách chi tiết dự án đang dừng ở đâu, những gì còn lại để đưa sản phẩm ra thị trường.
Các nhà đầu tư thường không thích các công ty chỉ có 1 sản phẩm, bởi vậy bạn nên bàn luận về sự mở rộng của mặt hàng sản phẩm của công ty và sự phát triển trong tương lai trong phần sản phẩm.
Thị trường (The market): Bạn phải thuyết phục các nhà đầu tư tương lai rằng thị trường của công ty rộng lớn, đang tăng trưởng và dễ dàng đón nhân sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu thị trường nhỏ hoặc đình trệ, các nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư. Phần phụ lục có thể bao gồm các thông tin chi tiết hơn về thị trường.
Đối thủ (Competition): Phần này xác định các sản phẩm và công nghệ cạnh tranh. So sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bản với đối thủ. Mức giá hoặc chất lượng sẽ khác như thế nào? Điều gì sẽ tạo nên sự thành công?
Tiếp thị (Marketing): Mục marketing trong bản kế hoạch nên mô tả kế hoạch và chiến lược tiếp thị một cách chi tiết nhất.
Báo cáo tài chính và kế hoạch tài chính (Financial statements and projections): Phần thân của bản kế hoạch nên đưa ra bản tóm tắt dự báo tài chính (phần này được viết chi tiết hơn trong phần phụ lục). Nó có thể bao gồm tổng lượng tiền mặt cần thiết, khung thời gian cho vòng quay tiền mặt và dự báo tăng trưởng trong việc bán sản phẩm và lợi nhuận. Bảng dự báo tài chính nên chi tiết hơn: Bảng cân đối tài chính, báo cáo thu nhập và dự báo vòng quay tiền mặt cho giai đoạn trong 3 đến 5 năm tới, với thông tin đưa ra hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng quý trong những năm tiếp sau. Báo cáo dự báo thu nhập có thể là phần dự báo quan trọng nhất.
Những dự báo quan trọng nhất là một chuỗi những giả định hỗ trợ cho những con số của bạn. Hãy chắc chắn rằng sự bàn luận của bạn phải truyền đạt đầy đủ những giả định cơ bản của bạn – chúng phải thực tế, logic và có thể đạt tới được.
Nếu bạn không phải là chuyên viên báo cáo tài chính giỏi, hãy nhờ sự giúp đỡ. Những dự báo tài chính đáng tin rất quan trọng – nếu bạn không quen với việc báo cáo tài chính thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ kế toán viên hoặc những nguồn đáng tin cậy khác.
Viết một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ: một bản kế hoạch kinh doanh khoảng 2 cho đến 3 trang đôi khi rất hữu ích. Bản kế hoạch súc tích này giúp giới thiệu công ty đến các nhà đầu tư tương lai, những người cho vay hoặc những người lao động. Nếu họ quan tâm đến bản kế hoạch thì bạn có thể tiếp tục làm bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Các chiến lược kinh doanh cơ bản
1/ Những ý tưởng nền tảng về các chiến lược kinh doanh cơ bản
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng và duy trì các lợi thế cạnh tranh cụ thể cho một hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xuất phát từ sự phân loại các lợi thế cạnh tranh có thể có, các tài liệu về quản lý và công tác hoạch định chiến lược thực tế đã đề nghị một số hữu hạn về các loại chiến lược cơ bản. Đó là các chiến lược cạnh tranh tổng thể hay các chiến lược kinh doanh cơ bản. Theo Hình V – 1, chúng tôi đề nghị: trước hết, ra một quyết định cơ bản về loại chiến lược và sau đó, định rõ chiến lược này bằng cách xác định các lợi thế cạnh tranh.
Thông thường, lựa chọn chiến lược cơ bản cho một hoạt động kinh doanh theo đuổi không phải là vấn đề khó: trong hầu hết các trường hợp, việc xem xét tình hình cạnh trnah và các nguồn lực sẵn có thu hẹp số lựa chọn. Nhưng lựa chọn này phải rõ ràng và dứt khoát là điều rất quan trọng: chiến lược kinh doanh cơ bản đưa ra một khuôn khổ hoạt động mà trong đó các lợi thế cạnh tranh cụ thể ở mức độ phối thức và ở mức độ nguồn lực được xác định kế tiếp. Nếu quyết định không rõ ràng thì có nguy cơ là các lợi thế cạnh tranh mục tiêu khác nhau sẽ không phù hợp tốt với nhau, sự cộng hưởng tích cực được kỳ vọng giữa các lợi thế đó sẽ không thực hiện được.
Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một tổng quan về các chiến lược kinh doanh cơ bản trước và sau đó bình luận cho từng chiến lược.
2/ Tổng quan về các chiến lược kinh doanh cơ bản
Theo Porter (1980), chỉ có một số hữu hạn các hành vi chiến lược có thể có cho các hoạt động kinh doanh. Theo phân tích của ông, lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có thể đạt được thông qua chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa trong phối thức thị trường. Porter liên kết hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này với phạm vi hoạt động mục tiêu, từ đó ông đưa ra ba chiến lược cạnh tranh cơ bản sau:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung
Hình 11 – 1 trình bày đề xuất của Porter
Dựa vào phân tích này, chúng tôi đề nghị phân biệt bốn chiến lược kinh doanh cơ bản sau:
- chiến lược giá trong phạm vi rộng
- chiến lược khác biệt hóa trong phạm vi rộng
- chiến lược giá tập trung cho phần thị trường thích hợp (niche)
- chiến lược khác biệt hóa tập trung cho phần thị trường thích hợp
Hình 11 – 2 trình bày bốn chiến lược kinh doanh cơ bản trên theo cùng hình thức của Hình 11 – 1 sao cho có thể so sánh trực tiếp hai phương pháp tiếp cận này
Các chiến lược kinh doanh cơ bản này khác với các loại chiến lược của Porter ở những điểm sau:
- Thay vì là chiến lược cạnh tranh tổng thể, chúng tôi gọi là chiến lược kinh doanh cơ bản, chúng tôi thích dùng thuật ngữ này bởi vì chiến lược cơ bản được chọn không chỉ xác định hành vi cạnh tranh ở mức độ phối thức thị trường, mà còn xác định nhu cầu về các nguồn lực.
- Thay vì là chiến lược dẫn đầu chi phí, chúng tôi gọi là chiến lược giá. Trong khi vị thế chi phí thuận lợi là điều kiện tiền đề cho một chính sách giá thấp, nhưng đó không là điều kiện bắt buộc. Hiển nhiên có thể dùng những lợi thế chi phí theo nhiều cách khác, ví dụ để cải thiện sự khác biệt hóa bằng cách phát triển những sản phẩm hay xây dựng một hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa. Các lợi thế chi phí cũng có thể được diễn dịch thành dòng tiền tệ cao hơn mà sau đó, có thể được tái đầu tư để thiết lập một hoạt động kinh doanh khác hay chia cổ tức cho các cổ đông.
- Chúng tôi không chọn kết hợp hai chiến lược cho phần thị trường thích hợp theo một đề mục chung bởi vì có sự khác biệt giữa hai chiến lược này. Sự khác biệt thật rõ ràng, căn bản là mỗi chiến lược yêu cầu các loại nguồn lực khác nhau và mức độ rủi ro bị đẩy ra khỏi thị trường bởi các đối thủ cạnh tranh lớn hơn cũng khác nhau.
3/ Chiến lược giá trong phạm vi rộng
Khi công ty theo chiến lược giá tấn công, tức là tìm cách phân biệt chủ yếu về mặt giá cả và các điều kiện giữa nó với các đối thủ cạnh tranh. Cách tiếp cận một chiều này phần nào có nghĩa là các sản phẩm sẽ bị thay thế dễ dàng và dẫn đến nguy cơ là khách hàng sẽ thay đổi nhà cung cấp ngay khi nhận được mức giá chào khác hấp dẫn hơn. Vì lý do này, chỉ nên theo chiến lược giá nếu có thể bảo đảm được những lợi thế chi phí bền vững.
Khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh, chiến lược dẫn đầu chi phí chỉ có thể thực hiện được nếu chuỗi giá trị của công ty bao gồm một số ít hoạt động được liên kết với nhau một cách không phức tạp. Vì lý do này, thông thường các doanh nghiệp dẫn đầu chi phí chỉ cung cấp một số ít loại sản phẩm tương đối thông dụng, thường xây dựng trên một nhóm cơ bản duy nhất.
Để theo đuổi chiến lược giá thì công ty phải đạt được mức sản lượng cao. Nhưng sản lượng cao, bản thân nó không đủ để giành và duy trì được các lợi thế về chi phí. Kinh nghiệm cho thấy cần khuyến khích nhân viên tìm kiếm các cơ hội để giảm thêm chi phí, phải thực hiện một cách đều đặn nhằm bảo vệ các lợi thế chi phí cạnh tranh đề phòng sự xói mòn. Thông thường, điều này có nghĩa là công ty phải phát triển văn hóa kinh doanh theo định hướng chi phí.
Thực tế là thành công của chiến lược giá trong phạm vi rộng được xác định không chỉ bởi vị thế chi phí tương đối của công ty, mà còn bởi các điều kiện thị trường thường bị xem nhẹ. Cụ thể hơn, để thành công thì chỉ nên áp dụng chiến lược giá trong các thị trường có số lượng lớn khách hàng nhạy cảm với giá làm cho độ co dãn nhu cầu về giá là đáng kể. Do đó, các chiến lược giá theo định hướng thị trường được tìm thấy trong các thị trường mà đa số khách hàng hài lòng với những sản phẩm có chất lượng chuẩn.
4/ Chiến lược khác biệt hóa trong phạm vi rộng
Trong chiến lược khác biệt hóa, phối thức thị trường nổi bật lên so với các đối thủ cạnh tranh không chỉ thông qua giá và các điều kiện thị trường mà còn thông qua tính độc đáo của nó. Có thể sử dụng đủ loại lợi thế để đạt được điều này. Ví dụ, khác biệt hóa có thể đạt được thông qua lợi thế về chất lượng, đặc biệt là thông qua các đặc trưng của sản phẩm có thể đổi mới, hoặc một biểu tượng hấp dẫn được tạo ra thông qua các nỗ lực tiếp thị. Rõ ràng là có rất nhiều cách thức khác nhau mà trong đó các đối thủ cạnh tranh đang theo chiến lược khác biệt hóa có thể tìm cách phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Không như chiến lược giá, được đặc trưng bằng một thứ nguyên, khác biệt hóa thường dựa trên sự kết hợp của nhiều biến. Việc xây dựng khác biệt hóa dựa trên nhiều thứ nguyên có thể là một quá trình dài, nhưng loại lợi thế cạnh tranh này chốn giữ các đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn.
Chiến lược khác biệt hóa chỉ thành công khi nào khách hàng nhận biết rõ cái họ được cung cấp có khác biệt so với các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh khác. Về cơ bản, có hai cách tiếp cận để đạt được điều này: hoặc là sản phẩm hay dịch vụ được thừa nhận là có chất lượng cao hay thực hiện tốt, hoặc công ty thành công trong việc xây dựng một hình tượng khác biệt cho công ty hay sản phẩm thông qua việc sử dụng thông minh các công cụ truyền thông tiếp thị. Nếu khác biệt hóa dựa trên các lợi thế về sản phẩm và dịch vụ được thừa nhận rõ ràng, thì chúng ta nói đó là một đề nghị bán hàng độc đáo USP (= Unique Selling Proposition). Nếu cá nhân doanh nghiệp hay các sản phẩm của nó nhất thiết phụ thuộc vào các nỗ lực truyền thông tiếp thị, chúng ta gọi đó là đề nghị quảng cáo độc đáo UAP (= Unique Advertising Proposition). Chúng ta lưu ý rằng mặc dù thuật ngữ hàm ý như vậy nhưng một UAP không nhất thiết chỉ dựa trên những nỗ lực quảng cáo, mà còn có thể dựa trên việc sử dụng các yếu tố truyền thông tiếp thị khác. Ví dụ, trong các thị trường hàng hóa tư bản, một UAP có thể thực hiện nhiều hơn thông qua các cuộc tiếp xúc bán hàng cá nhân và quan hệ tiếp thị chứ không phải là quảng cáo.
Kế hoạch kinh doanh cà phê
Kế hoạch kinh doanh lữ hành không phải ai cũng biết
Kế hoạch kinh doanh ở thời điểm khó khăn
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn làm giàu nhanh chóng
(ST)