Cách thêu tranh chữ thập thế nào cho nhanh, đều và đẹp. Một số kinh nghiệm sau bạn có thể tham khảo: căng khung thêu thật phẳng, chấm trước khi thêu,thêu từng mảng to,...
Hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập nhanh, đều và đẹp
Thực ra rất khó để có thể thêu tranh chữ thập vừa nhanh vừa đều vừa đẹp được. Nhiều khi cố gắng để thêu nhanh thì mũi kim lại không đều được và ngược lại tỉ mẩn cho từng mũi kim thì lại bị thêu chậm. Bạn hãy đọc bài viết này để thêu tranh chữ thập nhanh hơn, đẹp hơn
1.Căng khung thêu thật phẳng
Căng khung phẳng giúp bạn đưa mũi kim nhanh hơn, các mũi X X X cũng đều tăm tắp hơn.
2.Chấm trước khi thêu
Dùng bút chuyên dụng chấm trước các mũi định thêu, với các mảng to thì kẻ vạch, sau đó chỉ việc thêu theo các chỗ đã chấm sẵn, không cần nhìn vào Chart thêu nữa. Cách này vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp bạn đỡ mỏi mắt, đau đầu vì đỡ phải liên tục nhìn vào Chart thêu. Nhiều người sẽ nghĩ cái này thì ai chả biết. Nhưng thực sự tôi đã gặp rất nhiều chị em chưa hề nghe nói đến chấm và thậm chí cả kẻ vải là gì. Họ thêu theo cách thêu từ tâm tranh đi ra, cứ thế lần lần mò mò cho đến khi hoàn thành bức tranh. Thật đáng ngưỡng mộ.
3.Thêu theo từng mảng to
Với những mảng to, bạn nên đi hết một loạt dấu ///// rồi mới quay lại \\ chứ không nên thêu từng chữ X X X một cho cả mảng. Cách này giúp tiết kiệm thời gian hơn đồng thời khi bạn thêu sẽ giúp các chữ X X X đều nhau hơn nhờ có sự tương tác co kéo giữa các mũi thêu.
4.Thêu bằng cả hai tay
Để khung thêu ngang ngực và tay trái hoạt động ở mặt trên của tranh, tay phải hoạt động ở mặt dưới của tranh. Cụ thể tay phải chọc kim từ dưới lên trên, còn tay trái dùng kéo kim lên vào chọc kim lại xuống dưới. Cứ như vậy bạn cũng tiết kiệm được khối thời gian so với việc chỉ dùng một tay. Một số chị em ngay từ lúc mới thêu đã quen thêu một tay và nói dù đã cố gắng nhưng rất khó để thay đổi sang cách thêu hai tay. Vì vậy nếu bạn là người mới tập thêu, hãy chú ý đến điều này.
5.Thêu xuyên táo
Thêu kiểu này lại không căng khung được, bạn sẽ chọc mũi kim xuống và xuyên lên luôn và chỉ mất 1 lần kéo chỉ. Cách này tiết kiệm được thời gian nhưng mũi thêu lại khó đều được.
6.Bỏ qua 1 lần kéo chỉ
Cách này vẫn căng khung như bình thường. Thông thường khi chọc kim xuống dưới, bạn sẽ kéo hết sợi chỉ rồi mới đâm kim lên trên, nhưng với cách này bạn không cần kéo hết sợi chỉ mà khi kim vừa xuống dưới bạn lập tức đâm lên trên luôn, rồi sau đó mới kéo chỉ ở lần đâm kim sau. Như vậy cũng tiết kiệm được thời gian 1 lần kéo chỉ.
7.Để chỉ khỏi xoắn
Trong lúc thêu bạn rất bực mình vì cứ thêu được 3,4 mũi các sợi chỉ lại xoắn vào nhau, bạn lại mất thời gian xoay xoay lại chỉ để cho khỏi xoắn. Vì khi chỉ xoắn sẽ không che được hết mặt vải, làm cho bức tranh mất độ mịn và bóng. Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, bạn không nên rút một cục VD với việc thêu chỉ 3, các bạn nên rút từng sợi chỉ ra một, cầm trên tay theo chiều chỉ thẳng đứng, sợi chỉ sẽ tự động xoay xoay ra ngược với chiều đã bị xoắn trước đó. Cứ như vậy khi đủ 3 sợi chỉ rồi mới chập lại để thêu. Với 3 sợi chỉ còn lại của con chỉ cũng không nên xâu kim thêu luôn, mà nên tách từng sợi ra một để chỉ hết xoắn như lúc trước rồi mới chập vào thêu. Nghe có vẻ phức tạp nhưng việc này chỉ mất 30s thôi và khi thêu chỉ sẽ không còn bị xoắn nữa, các sợi chỉ xếp đều tăm tắp, che được hết mặt vải, lên tranh sẽ rất đều và đẹp. Ngoài ra thì cũng có cách dùng sáp để bôi lên chỉ cho khỏi xoắn, nhưng qua thời gian trải nghiệm nhiều chị em lại cảm thấy tác dụng không được như mong muốn. Với những người hay thêu chỉ đôi, chỉ bốn, có thể mua cây kim 2 lỗ ở cùng một đầu để xâu kim theo kiểu sợi trên sợi dưới, cách này cũng giúp chỉ không bị xoắn.
Cách thêu tranh chữ thập 2 mặt như một
Mặt sau một bức tranh thêu chữ thập hoàn hảo
ể thêu 2 mặt như một cần phải lưu ý những điểm sau:
- Cách quay đầu: có 2 cách, 1 là dùng mũi 1/4 (đâm xuống giữa ô aida rồi quay đầu), 2 là đi xuống khe giữa 2 ô aida (là chọt vào khe vải nằm giữa 2 ô nống của aida, xuống ở giữa, rồi lên ngược lại ở ô đầu bên kia là xem như quay đầu được). Chị hay quay đầu theo cách thứ 2, vì nó ko làm cộm mũi thêu, và khi hoàn thành thì cách quay đầu này cũng ko bị lộ nhiều (vì lúc đó chị kéo chỉ rất chặt, nó nằm rất sát vào khe vải luôn)
- Đi luồn chỉ bên dưới mũi nghịch chiều. Chiếm hết 1/4 số lượng mũi thêu là phải đi luồn bên dưới, để giải quyết cho vụ chữ V. Với việc đi như thế này, chỉ nên áp dụng đối với những món thêu nhỏ, có thể xoay trở trên tay như BM chẳng hạn, còn với những bức tranh to, cần phải có khung, thiệt tình mình chưa biết phải xử lý như thế nào cho nhanh gọn.
Sau khi mày mò “giải toán” các đường đi nước bước, những tưởng phải bỏ cuộc (vì việc xử lý cụ thể từng trường hợp làm rất đau đầu và dễ bỏ sót mũi thêu), thì may sao, mình phát hiện ra được 1 quy luật chung cho phương pháp thêu này. Có nó, mình yên tâm cứ thế thêu, ko cần phải suy nghĩ tính toán gì nữa, chỉ cần kéo chỉ sao cho đẹp, dấu chỉ cho khéo và chú ý luồn kim đúng mũi cần luồn để đừng bị tình trạng mũi đông mũi tây.
Và mình gọi đó là “Phương pháp Boomerang” – Quy luật tự quay đầu.
Nghĩa là, cho dù bạn có thêu vòng vèo tới đâu, phủ có đều hay ko các vị trí cần thêu, thì sau một hồi đi vòng vèo, các mũi thêu sẽ tự động dẫn bạn quay vòng trở lại vị trí bạn chưa thêu, và bạn cứ thế tiếp tục điền vào chỗ còn sót để bổ sung cho đủ các mũi thêu cho đến khi trở về lại vị trí ban đầu xuất phát.
Nhận biết được nguyên tắc này, việc tính toán đường đi nước bước cho từng khu vực thêu xem như ko cần thiết nữa, nhấc hẳn cục đá ra khỏi đầu, khỏe re nhé.
Chi tiết và hướng dẫn cụ thể để áp dụng phương pháp Boomerang
- Chọn điểm xuất phát phù hợp: thường sẽ là các vị trí ít mũi, nằm khuất nẻo, ở phía dưới của cả mảng thêu (để dễ quan sát và quản lý), là nơi có thể dấu đầu chỉ dễ dàng…
- Một mũi thêu chữ X có 2 mặt hoàn chỉnh sẽ gồm 4 mũi / hoặc \ (4 lượt đi), trong đó sẽ có 1 mũi phải đi luồn bên dưới (mục đích đảm bảo cho đúng chiều thêu).
Để áp dụng phương pháp Boomerang, cần chú ý 3 vấn đề sau
* Cần “đánh dấu” vị trí cần thêu bằng 1 lượt đi trong quá trình thêu mảng màu đã xác định. Một mảng màu cần thêu được tính là 1 mảng liên kết các ô cùng màu có dính vào nhau (cho dù chỉ là 1 điểm góc vuông của ô) ko bị đứt đoạn, bị phân cách bởi các màu khác. Có nghĩ là nó có thể có đủ kiểu hình thù, ko vuông vắn ngay ngắn, lọt chọt nham nhỏ ô lên ô xuống….
* Trong quá trình đi thì nên nhớ đang đi chiều nổi thì chọn hướng cho toàn chiều nổi, đang theo hướng cần luồn kim thì đi một lượt các mũi luồn dưới, đang hướng / thì đi một lèo hướng / và ngược lại (thật ra đã quen thì ko quá cần thiết vụ này, nhưng để dễ dàng ban đầu thì cứ nhớ nguyên tắc cần phải thế).
* Nếu chưa muốn kết thúc thì đừng quay mũi kim trở về điểm xuất phát, cứ tìm hướng rồi đi lên cho đến khi hết điểm để đi thì hẵng quay về. Nói có vẻ nghe lòng vòng, nhưng bắt tay vào bạn sẽ thấy, khi thêu xong 1 chiều của 1 ô, nó sẽ chéo qua 1 ô kế tiếp để mình đi tiếp, vấn đề là làm sao mình có thể quẹo ra ô đó thôi, quá trình đi sẽ tự bạn thấy và rút ra kinh nghiệm cần phải “chọt” vào cái ô như thế nào.
Dĩ nhiên trong quá trình thêu, vẫn sẽ có một số ngoại lệ do vị trí cần thêu quá lắt léo. Nếu bí đường quá, thì cứ quay đầu để kết thúc quá trình đi của mảng đó rồi bắt đầu lại cho 1 quá trình đi của mảng kế tiếp.
Để cho tác phẩm hoàn hảo hơn, việc của bạn cần chú ý là sao càng ít phải thực hiện việc quay đầu chỉ càng tốt. Nhiều khi nếu đi quen, bạn chỉ cần quay đầu 1 lần cho cả 1 mảng thêu mà thôi (kể cả có đi lắt léo lòng vòng)
Dài dòng … dài dòng và khó hiểu, nếu như chưa đụng vào kỹ thuật thêu này lần nào, thế nên bữa giờ mình cứ bảo phải lấy chỉ vải ra thực hành trước để nắm bắt vấn đề mấu chốt.
Nếu ai đã làm và thấy những khúc mắc, thử áp dụng phương pháp này mà ko cần phải tính toán, xem nó có đi đúng quy luật đó hay ko nhé.
Và khi áp dụng quy luật này, hãy vứt bỏ hết những hướng dẫn cụ thể về hình dáng từng mảng thêu, vì thực sự nó ko cần thiết nữa.
Chúc cả nhà mình ko còn thấy việc thêu 2 mặt như 1 là một ngưỡng khó khăn ko thể vượt qua.
Các kỹ thuật dấu chỉ này nọ, trên mạng cũng rất nhiều, tùy tình huống mà bạn lựa chọn nhé. Đây là 1 trong những cách để dùng thôi, càng thêu sẽ càng có kinh nghiệm để xử lý.
Trong trường hợp màu chỉ nổi hơn mảng đã thêu bên cạnh, luồn bên dưới sẽ bị nhìn thấy, thì dùng cách này (cần nhẹ nhàng tay tí, cơ mà thêu quen như mình rồi thì thấy bình thường, và có thể dùng luôn trong quá trình thêu cũng được)
Đưa chỉ vào khe giữa 2 sợi vải, cắt thật bằng 2 đầu chỉ, và kéo vừa đủ sao cho cái đầu chỉ nằm vừa đủ dưới cái khe vải ấy (khâu này nhẹ tay nè, ko kéo ko giật gì hết nhé, hắn bung ra ngay)
Bắt đầu thêu mũi đầu tiên, kéo chỉ 1 cách nhẹ nhàng. Bước này nếu ai kỹ, có thể đâm xuống dưới rồi đi ngược xéo qua bên kia, nó sẽ tròn đầy 1 mũi thêu hơn, nãy mình muốn chụp hình một mặt thôi cho dễ so sánh, nên chọn luôn cách này để quay.
Cách quay đầu chỉ: đâm kim xuống khe giữa hai sợi chỉ của rãnh aida
Đi ngược lên đầu bên kia, quy trình quay đầu chỉ đã hoàn tất
Giờ thì cứ tiếp tục thực hiện các chữ V và phủ đầy các vị trí như phương pháp tự quay đầu đã nêu.
Một cách kéo chỉ và dấu chỉ khi lười biếng: nhìn cái đường bắt ngang của màu chỉ vàng trong các hình chụp nhé. Do màu chỉ tiệp với màu vải, nên mình đi bắc cầu từ mảng này qua mảng kia luôn, một hồi thêu mảng màu khác đè lên là a lê hấp, sợi chỉ biến mất.
Sau đây chúng tôi sẽ một mảng màu lắt léo ko ra 1 hình thù gì. Thêu chỉ màu hồng nhạt nhé. Nãy tính dùng mảng màu hồng đậm làm mẫu, nhưng thấy chưa đủ lắt léo
Đi lượt đầu tiên, cũng tá lả, mũi kim dẫn tới đâu là mình đi lên tới đó (ko quay ngược lại để kết thúc mũi), có ô đi lại luôn 2 lượt để hướng ra 1 vị trí mới. Những ô nhìn thấy trống ở mặt này, nhưng thật ra đã phủ 1 chiều ở mặt bên kia. Túm lại là làm sao để phủ kín ít nhất 1 lượt ở các ô cần thêu.
Mặt bên kia của lượt đi đầu tiên
Giờ thì đến lượt về
Mặt bên kia của lượt về
Sau lượt về thì tất cả các ô cần thêu đã được thêu đủ 2 chiều một cách tự nhiên, ko cần phải tính toán gì.
Lượt đi và về của lần thứ hai, mọi ô đã được phủ kín hoàn toàn, cũng đi theo đúng cái chữ “quán tính” mà Gấu Con dùng. Lượt đi này, những mũi kim nào đi sau mà nghịch chiều thì cần phải luồn kim xuống dưới mũi đúng chiều.
Mặt bên kia
Thế là xong nhé, những ô cần thêu của 2 mặt đều đã được phủ kín 2 chiều thêu.
Trong quá trình nhìn hình, có ai soi từng chi tiết ko
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu thêm một phương pháp thêu hai mặt như một khác để bạn tham khảo
Cách thêu 2 mặt như một (kiểu 3T). Tự ghi lại bằng bút chì nên ko được rõ lắm. Nguyên tắc cơ bản thì đúng như Enchanteur nói là thêu đường viền keyring, mỗi mặt sẽ là x x x và thêu 2 lần sẽ được 1 đường xxxxx hoàn chỉnh.
Lượt đi 2 và lượt về 2 (lưu ý ký hiệu luồn kim dưới chỉ để đảm bảo các mũi x cùng chiều):
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Vấn đề khó giải quyết:
Về sau 3T tìm được phần cuối tài liệu thêu mặt sau hoàn hảo của chị Wells cũng có hướng dẫn thêu hai mặt như một bằng cách khác cũng khá thú vị. Cách này thì không cần luồn kim dưới chỉ nhưng cũng rất dễ nhầm, và nên thêu trên evenweave để đâm kim vào giữa ô dễ hơn. 3T chưa thử cách này bao giờ, mọi người có thể thử xem sao.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số hình ảnh mẫu thêu hai mặt như một
Một số m��u thêu mà khách hàng của chúng tôi đã áp dụng thành công.
Cách thêu cho từng loại ký hiệu
Trong một bức tranh thêu chữ thập thường có 4 kiểu thêu: full stitch (thêu chữ thập), half stitch (thêu nửa), back stitch (thêu viền) và French knot (thêu thắt nút).
Hướng dẫn thêu tranh chữ thập đẹp
Cách làm khung tranh thêu chữ thập đẹp lung linh
Hướng dẫn làm tranh thêu chữ thập
Chọn tranh treo tường theo phong thủy
Hướng dẫn làm tranh vải đẹp độc đáo
Hướng dẫn làm tranh quilling đẹp tuyệt
(ST)