Người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Nội thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố Hà Nội.
Thủ tục làm hộ chiếu tại Hà Nội Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin làm hộ chiếu tại Hà Nội 1. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại như sau - Download tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01) - Tải Form tờ khai xin cấp hộ chiếu X01 - Ảnh hộ chiếu 04 chiếc, mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng. Lưu ý:Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi có hộ hẩu thường trú. * Đối với trẻ em bé dưới 14 tuổi - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. - Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm. - Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm. - Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai. 2. Địa chỉ, địa điểm và nơi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại Hà Nội Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ). 3. Thời gian làm hộ chiếu Thời gian cấp hộ chiếu không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. 4. Nơi trả hộ chiếu Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ). 5. Lệ phí xin cấp hộ chiếu: 200.000 đồng Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. Lưu ý: Điều kiện để xuất cảnh ra nước ngoài là người xuất cảnh buộc phải có hộ chiếu. Ngoài hộ chiếu ra thì điều kiện bắt buộc là phải có visa, thị thực. Một số ít quốc gia miễn thị thực visa ngắn ngày cho công dân Việt Nam như các nước trong khối Asian, tuy nhiên đa số các quốc gia khác thì đều yêu cầu nhập cảnh vào nước họ công dân Việt Nam phải có visa. Tại Việt Nam để có được visa nước ngoài một là bạn tự làm thủ tục xin cấp visa hoặc sử dụng dịch vụ làm visa , thị thực. Địa điểm nơi làm hộ chiếu passport ở Hà Nội? Địa chỉ, địa điểm làm hộ chiếu phổ thông tại Hà Nội cho người có hộ khẩu thường trú tại thành phố và người ngoại tỉnh tạm trú dài hạn tại Hà Nội được thực hiện tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh ở hai nơi tùy theo địa bàn quận huyện. 1. Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận, huyện: Q.Cầu Giấy, Q.Đống Đa, Q.Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm, Q.Long Biên, Q.Tây Hồ, huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh làm thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu, xin cấp đổi hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an Hà Nội số 89 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm 2. Công dân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các quận huyện: Thanh Xuân, quận Hà Đông, quận Hoàng Mai, TX.Sơn Tây, H.Ba Vì, H.Chương Mỹ, H.Đan Phượng, H.Mê Linh, H.Mỹ Đức, H.Phú Xuyên, H.Phúc Thọ, H.Quốc Oai, H.Sóc Sơn, H.Thạch Thất, H.Thanh Oai, H.Thanh Trì, H.Thường Tín, H.Từ Liêm, H.Ứng Hòa, H. Hoài Đức làm thủ tục cấp hộ chiếu, cấp đổi hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu tại số 2 Phùng Hưng, quận Hà Đông (Làm hộ chiếu ở Hà Đông).
Mục 1: Ghi rõ họ và tên bằng chữ in hoa có đầy đủ dấu. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A Mục 2: Nam, nữ: ghi rõ nam hoặc nữ. Mục 3: Sinh ngày…tháng…năm…tại…. (ghi như trong chứng minh thư). Mục 4: Đối với công dân tròn 14 tuổi trở lên phải ghi đầy đủ số CMND, ngày cấp, nơi cấp và phải ghi chính xác vì đây là yếu tố có in trong hộ chiếu. Chú ý: CMND không được sử dụng quá 15 năm kể từ ngày cấp. Mục 5: Dân tộc (dân tộc nào thì ghi dân tộc đó). Mục 6: Tôn giáo: Ghi rõ “không” hoặc tôn giáo gì (nếu có) Mục 7: Số điện thoại: Số điện thoại tiện để liên lạc. Mục 8: Địa chỉ thường trú: Là địa chỉ thường trú (hộ khẩu). Phải ghi rõ số nhà, tên đường phố, Khu phố (dân phố), xóm-thôn, phường/xã/thị trấn, huyện/thị xã/thành phố, tỉnh. Mục 9: Địa chỉ tạm trú (nếu có) Nếu có tạm trú ở 01 nơi khác với hộ khẩu thường trú thì phải khai đầy đủ (như mục 8). Mục 10: Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề hiện tại, ví dụ: “kinh doanh tự do” “hoặc nội trợ”, hoặc “không làm gì” ...v..v Mục 11: Tên và địa chỉ cơ quan (nếu có) Mục 12: Cha: Họ và tên (ghi chữ in hoa), sinh ngày: ghi rõ ngày/tháng/năm Mẹ: Họ và tên (ghi chữ in hoa), sinh ngày: ghi rõ ngày/tháng/năm Vợ/chồng: Họ và tên (ghi chữ in hoa), sinh ngày: ghi rõ ngày/tháng/năm Mục 13: Hộ chiếu phổ thông được cấp lần gần nhất (nếu có). Mục 14: Nội dung đề nghị: Phải ghi cụ thể nếu có yêu cầu một trong những nội dung sau: - Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu. - Cấp lại hộ chiếu do mất/ hư hỏng/ hết hạn/tách cấp riêng hộ chiếu cho con. - Cấp đổi hộ chiếu. - Điều chỉnh họ và tên/ ngày tháng năm sinh/ số giấy CMND trong hộ chiếu. - Bổ sung con dưới 14 tuổi vào hộ chiếu. - Sửa đổi nơi sinh trong hộ chiếu. - Đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do). Mục 15: Con dưới 14 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu (nếu có) Họ và tên: (ghi chữ in hoa), sinh ngày: ghi rõ ngày/tháng/năm. Người đề nghị: ký và ghi rõ họ tên.
|
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12