Đối với những người niềng răng, việc đánh răng phức tạp hơn, bạn phải sử dụng thêm một số dụng cụ khác để làm sạch răng, việc đánh răng cũng cần tỉ mỉ hơn.
Đánh răng đúng cách khi niềng răng
Tại sao vậy? Đó là bởi vì, khi bạn niềng răng, thì móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. Chính vì vậy, những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng.
Khi đang tiến hành chỉnh nha - niềng răng bạn cần phải chú ý việc vệ sinh răng miệng, nên theo các hướng dẫn dưới đây để việc vệ sinh răng miệng và niềng răng được hiệu quả.
1. Chải răng
Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng “ vuốt” dọc theo bề mặt của răng . Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài.
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bàn chải đáng răng của bạn sẽ hư nhanh chóng vì những cái mắc cài, do đó bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.
Lưu ý khi chải răng:
- Không đánh răng quá mạnh: Đánh răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết. Không đánh răng theo kiểu kéo ngang tới lui như kéo đàn, làm như vậy răng dễ bị mòn, hư nướu và không sạch. Nên đánh răng lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng. Cần đánh răng ít nhất trong 2 phút.
2. Sử dụng bàn chải kẽ
Bàn chải kẽ răng là một cách khác giúp giữ răng, nướu, mắc cài sạch sẽ, khoẻ mạnh. Dùng bàn chải một cách nhẹ nhàng để không làm hư mắc cài của bạn.
3. Chỉ nha khoa
Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại dễ sử dụng và không gây chấn thương cho nướu răng. Ở đây, xin giới thiệu phương pháp lấy sạch mảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ tơ cuộn.
Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.
Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một ít. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
Dùng chỉ nha khoa kéo lui tới nhẹ nhàng xung quanh mắc cài.
Muốn đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, có hàm răng đẹp sau khi niềng răng bạn cần chú ý thực hiện, và khám nha khoa định kỳ.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Những lưu ý khi niềng răng
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh sửa răng miệng theo hướng thẩm mỹ, giúp cho răng của bạn chắc khỏe và đẹp hơn khi bạn cười. Để tự tin với hàm răng của mình bạn cần biết những lưu ý khi niềng răng.
Niềng Răng không giới hạn tuổi
Khi nói về niềng răng, phần đông mọi người sẽ nghĩ đó là phương pháp dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, số lượng người lớn niềng răng ngày một gia tăng. Điều kiện cần thiết để có thể niềng răng không căn cứ vào tuổi tác mà căn cứ vào tình trạng sức khỏe của nướu lợi. Khi nướu lợi bị tuột nhiều và răng bị mất xương thì khi răng di chuyển trong quá trình niềng răng sẽ làm cho tình trạng sức khoẻ của nướu lợi tệ hại hơn.
Niềng răng bị đau
Thời gian đầu trong quá trình niềng răng, bệnh nhân thường cảm thấy rất khó chịu. Bệnh nhân không cảm thấy đau khi mới gắn mắc cài (brackets) lên mặt răng, cảm giác nhức nhối sẽ đến trong vòng một hay hai ngày sau đó. Bên cạnh sự nhức nhối của răng, những mắc cài sẽ cọ vào phần má và lợi làm vùng trong miệng bị trầy. Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn vì những mắc cài trên mặt răng. Bệnh nhân sẽ quen dần với những thay đổi này và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm theo những cách thức làm giảm đau, giữ gìn vệ sinh răng miệng do Nha Sĩ Chuyên Khoa hướng dẫn.
Cần giữ vệ sinh răng khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng rất khó khăn vì mắc cài và những bộ phận khác gắn trên mặt răng. Tuy nhiên, giữ gìn răng sạch rất quan trọng. Bệnh nhân cần phải đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn dính trên những mắc cài tăng nguy cơ bị canxi hóa (decalcifying) và sâu răng. Không nên dùng kem đánh răng có dung dich tẩy trắng răng để tránh tình trạng răng trắng không đều sau khi lấy mắc càì ra.
Lưu ý khi niềng răng, mắc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. Chính vì vậy, những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng.
Bạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor. Đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng với bàn chải lông mềm. Đặt bàn chải ở góc độ mà bạn cảm giác lông bàn chải ở ngay đường viền nướu, tốt nhất là nghiêng 45 độ C và xoay tròn nhẹ. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên,dưới,giữa mỗi mắt cài. Chải 10 nhịp ở mỗi mặt răng. Cách chải răng này tốn từ 2 đến 3 phút. Bạn nhớ chải các mặt trong và mặt dưới răng. Làm sạch các mắc cài. Đừng quên chải sạch mặt lưỡi.
Một bước nữa mà các nhà chỉnh hình khuyên thực hiện là sử dụng bàn chài kẽ dành cho người mang niềng răng. Bạn chải từ trên xuống, sau đó lại từ dưới lên trên mỗi răng mang mắc cài. Lặp lại trên mỗi răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch.
Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng
Những thực phẩm cứng (các loại quả cứng, kẹo cứng)
Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt
Nhai vào những vật dụng như bút mực, bút chì hoặc móng tay) có thể gây thiệt hại cho niềng răng. Vì thế, niềng răng bị hư hại và phải điều trị lâu hơn.
Thực phẩm phải cắn mạnh: Niềng răng là phương pháp được tiến hành niềng trên mặt của răng, do đó bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần có một lực mạnh để cắn và nhai. Những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn. Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.
Thói quen bất lợi tàn phá hàm răng
Thực tế, hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra rằng mình đang làm hại hàm răng của mình. Dưới đây là danh sách những thói quen có ảnh hưởng không tốt đến hàm răng của bạn.
Ăn quá chậm - hoặc quá liên tục
Tần số ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi ăn, các mảng bám dính trên răng của bạn sản sinh ra các axit tấn công vào răng. Chính vì vậy mà tại sao ăn vặt lại là nguyên nhân chính gây sâu răng. Nếu bạn ăn chậm và lâu, răng của bạn cũng sẽ phải hoạt động liên tục với thức ăn và có cơ hội để chống lại các vi khuẩn.
Hình minh họa
Nghiến răng
"Rất nhiều phụ nữ có tật nghiến răng, nhất là khi ngủ mà không biết rằng hoàn tốt không tốt cho hàm răng của họ. Tương tự vậy, siết chặt hàm răng khi căng thẳng cũng là thói quen xấu, khiến cho răng bạn dần bị sụt lợi và gây ra đau đầu hoặc đau hàm.
Không đi khám nha sĩ - đặc biệt là khi đang cố gắng thụ thai
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi năm bạn nên đi khám nha khoa ít nhất là hai lần. Việc thường xuyên đến khám nha khoa rất có lợi, bởi các bác sĩ nha khoa sẽ sớm phát hiện những vấn đề nhỏ nhặt nhất nhưng lại có thể là một mối đe dọa lớn đối với răng của bạn. Một lý do nữa cần đi khám nha khoa là lúc bạn đang cố gắng thụ thai. Bạn cần biết cac vấn đề liên quan đến răng như viêm nướu để có thể điều trị kịp thời khi mang thai.
Để miệng khô
Một số loại thuốc gây khô miệng. Nếu không có đủ nước bọt để rửa miệng và trung hòa axit, bạn dễ bị sâu răng hơn. Các thuốc gây khô miệng bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc giảm đau… mức độ gây khô miệng phụ thuộc và lượng thuốc bạn uống.
Nguyên nhân khác gây khô miệng cũng có thể là bệnh nhân hen suyễn và bệnh nhân phải sử dụng thuốc hít. Nếu rơi vào tình trạng này, răng bạn có nguy cơ bị tổn thương, vậy nên trước mắt bạn nên hạn chế thường xuyên dùng bàn chải chải răng, không ăn đồ ngọt và uống nhiều nước hơn.
Nhấm nháp nước sô-đa
Nước sô-đa về cơ bản là chất lỏng gây hại cho răng ngang với kẹo. Nếu uống nước sô-đa, tốt nhất bạn nên uống liền một lúc, không nhâm nhi, không uống suốt cả ngày, hoặc uống cùng trong bữa ăn. Theo các chuyên gia, nhấm nháp nước soda không khác gì “tắm rửa” miệng của bạn trong đường cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ống hút để uống mà không lo nước ngọt tiếp xúc với răng.
Sao Việt đẹp nhờ niềng răng
Sao Hollywood niềng răng để có nụ cười rạng rỡ
Sao Hàn đẹp hơn nhờ niềng răng
Chăm sóc răng sứ như thế nào là đúng cách
Tác dụng phụ của việc tẩy trắng răng
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng tốt nhất
(ST)