Ngoài những món ăn có tác dụng tăng tiết sữa quen thuộc như móng giò, cháo đu đủ, chân chó... còn có một số loại thực phẩm giúp tăng tiết sữa mẹ rất hiệu quả.
Thực phẩm giúp sản phụ tăng tiết sữa
Nhóm chất béo bao gồm dầu, vừng, lạc, bơ, ...
Rau mùng tơi
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ…
Cà chua
Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.
Ngó sen
Rong biển
Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Quả sung
Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo...
Ngược lại, một số thực phẩm dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ đó là: dầu mỡ động vật, gia vị, đồ chua cay, đồ lạnh khiến trẻ bú sữa mẹ dễ bị đi ngoài, và người mẹ sau này dễ bị hậu sản.
Sản phụ cũng không nên uống bia. Vì bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì mới nên uống nhiều bia.
Ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng bữa ăn, người mẹ cần chú ý uống nhiều nước trong ngày, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu để duy trì nguồn sữa quí giá cho trẻ.
Dạy mẹ cách để tạo nhiều sữa cho con bú
Sữa mẹ là thức ăn không thể thay thế cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bà mẹ thường bị mất sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại. (Tiết sữa lại là khi sữa mẹ giảm đi thì mẹ cần tăng lượng sữa cho con bú hoặc đã ngừng cho con bú nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại)
Những nguyên nhân gây ít sữa thường gặp
- Mẹ mắc bệnh mãn tính, cấp tính, hoặc bị phẫu thuật lấy thai… khiến cho sức khoẻ suy yếu
- Mẹ phải dùng các thuốc gây mất sữa như kháng sinh, aspirin …
- Bé mắc bệnh hay mẹ bị bệnh nên bé không thể bú trong một thời gian khiến lượng sữa tạo ra bị giảm đi.
Lưu ý để phòng và điều trị :
Mẹ cần có niềm tin là mình đủ sữa cho con bú, không nên quá bi quan lo âu mà ảnh hưởng đến tinh thần. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú.
Mẹ nên ăn uống đủ chất, ngoài 3 bữa chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.
Mẹ nên ở gần và bế bé nhiều hơn để có thể cho bé bú ít nhất 10 lần trong ngày và cho bú bất kỳ khi nào bé muốn. Yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt.
Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.
Trong khi chờ đợi sữa tiết lại hoặc tăng lượng sữa, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa ngoài. Với sữa hộp, mẹ không nên dùng bình và núm vú cao su mà nên pha sữa trong cốc rồi cho bé uống bằng thìa. Khi lượng sữa mẹ tăng dần lên thì mẹ giảm dần lượng sữa ngoài. Thường các mẹ nên dựa vào sự tăng cân của bé để biết sữa mẹ có đủ cho bé chưa và cân nhắc việc dùng thêm sữa ngoài.
Có thể cho trẻ dùng thêm sữa ngoài trong thời gian chờ sữa mẹ tăng dần
Mẹ nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay.
Có thể đến các trung tâm y tế để được tư vấn và kê đơn thuốc làm tăng lượng sữa.
Một số bài thuốc dân gian thường dùng :
- Sắc dái mít ( quả mít non) hay lá mít tươi với nước để uống.
- Móng giò heo hầm với củ lạc và đậu tương , ăn trong ngày.
Móng giò, lạc … là những thực phẩm lợi sữa
- Nấu canh với rau mồng tơi, rau lang thường xuyên có tác dụng lợi sữa.
Cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh...
Đây là những loại thực phẩm mà dân gian quan niệm sẽ giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh. Những loại thực phẩm này có nhiều “nhựa”, chất đạm giúp sữa mẹ đặc hơn và tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung ăn những món ăn này mà quá kiêng khem các loại thực phẩm khác, mẹ sẽ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sữa cho bé và còn làm nhiều mẹ “phát phì” nhanh hơn sau khi sinh.
Vừng đen, rau ngót, rau khoai lang, quả sung....
Những loại rau, củ, quả, hạt có sẵn, rẻ tiền cũng là một phương pháp lợi sữa tốt cho các mẹ sau sinh. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, những loại thực vật này không những không làm các mẹ lên cân khó kiểm soát mà còn có tác dụng nhuận tràng, lợi sữa nhờ việc cung cấp vitamin, đạm thực vật và các axit béo không no...
Cốm lợi sữa
Cốm lợi sữa là giải pháp của một số bà mẹ ít sữa hoặc thiếu sữa. Các sản phẩm cốm lợi sữa được tổng hợp từ các chất giúp mẹ tăng tiết sữa. Dù có hiệu quả lợi sữa, nhưng các loại cốm lợi sữa chỉ là giải pháp tạm thời, các bà mẹ không nên sử dụng lâu dài.
Các món rau lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh rất hiệu quả
Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ
Mẹo nhiều sữa sau sinh mà không bị tăng cân
Bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?
Em bé mấy tháng ăn sữa chua?
(ST)