10 loại thực phẩm tốt cho động mạch và tĩnh mạch
10 loại thực phẩm sau giúp làm giảm mức cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hạ huyết áp đồng thời cũng giúp làm sạch hệ tuần hoàn máu và phòng tránh các bệnh tim mạch.
1. Tỏi
Theo trung tâm y khoa thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ), tỏi đã được dùng làm gia vị trong thuốc và thức ăn kể từ khi người Ai Cập xây kim tự tháp. Tỏi chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương trong cơ thể và giảm mức cholesterol xấu. Đồng thời, nó cũng làm tăng lượng cholesterol tốt, giúp máu lưu thông dễ dàng và hạ huyết áp.
2. Các loại lúa mạch
Một nghiên cứu được ĐH Tufts (Hoa Kỳ) cho thấy các loại thực phẩm làm từ lúa mạch giúp giảm lượng cholesterol bám vào thành động mạch và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch cũng như nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
3. Nước ép lựu
Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu từ Naples (Ý) và Los Angeles (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng chất chống oxi hóa trong nước ép lựu cao hơn trong các loại trái cây khác như việt quất, nam việt quất và cam. Sau khi thử nghiệm trên chuột, họ nhận thấy nước ép lựu còn giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạch.
4. Táo
Theo Tiến sĩ Liz Applegate thuộc ĐH California (Hoa Kỳ), táo có chứa pectin- một loại chất xơ bám chặt vào cholesterol. Ngoài ra, táo cũng chứa hợp chất flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 50% .
5. Mỡ cá
Theo tờ Natural News, mỡ cá có omega-3 vốn là chất cơ thể cần để thực hiện các chức năng một cách tối ưu nhất, nhưng đồng thời nó cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Mỡ cá có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi.
6. Các loại hạt
Cũng theo tờ Natural News, các loại hạt rất giàu chất béo không bão hòa đơn và omega-3. Có thể dùng hạt phỉ, hạt hạnh nhân, hạt hồ đào, và đậu phộng làm đồ ăn vặt, hoặc trộn với salad và rắc trên mặt các món ăn khác.
7. Dầu ô-liu
Dầu ô-liu là một loại chất béo không bão hòa đơn và rất khó bị oxi hóa. Dùng dầu ô-liu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8. Trái bơ
Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều các loại chất béo không bão hòa đơn. Chúng không bị oxi hóa trong cơ thể và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
9. Cà chua
Cà chua chứa nhiều lycopen- một chất chống oxi hóa làm cho LDL cholesterol không bị oxi hóa và không bám vào thành động mạch. Ăn cà chua giúp giảm các mảng xơ vữa bám vào động mạch.
10. Cải bó xôi
Loại rau này giàu vitamin A và C. Chúng ngăn chặn sự oxi hóa của cholesterol và giảm nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch.
Thực phẩm bổ máu, cải thiện tuần hoàn máu
Máu xấu, tuần hoàn máu kém có thể được cải thiện và khắc phục đáng kế bằng chế độ dinh dưỡng. Nhưng nhóm thực phẩm nào giúp bổ máu, lưu thông máu tốt?
Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt là một vi chất quan trọng tham gia trong quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não. Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 3-4 gram sắt, nhưng mỗi ngày lại mất đi lượng sắt là 1mg đối với nam; 0,8 mg đối với nữ. Riêng nữ giới mất thêm 2mg/ngày trong thời kỳ “đèn đỏ”. Nếu không bù được lượng sắt mất đi sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, máu xấu gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt… ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và công việc.
Bạn hãy bổ sung thực phẩm giàu chất sắt bằng việc tăng cường nguồn cung cấp sắt dồi dào giúp bổ máu như gan huyết, thịt, đậu tương, mộc nhĩ, nấm hương, các loại rau xanh như cần tây, rau đay, rau ngót…
Trái cây có màu đỏ giàu vitamin, khoáng chất
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây có màu đỏ như nho đỏ, anh đào, dâu tây, dưa hấu, lựu… dồi dào các vitamin A, B và các dưỡng chất khác tốt cho máu, tăng cường lưu thông khí huyết.
Một số nghiên cứu đã khẳng dịnh trong nho đỏ có chất flavonoid giúp phòng chống bệnh tim bằng cách ngăn ngừa sự ô-xy hóa, chống tắc nghẽn trong lòng mạch, làm tăng khả năng lưu thông của máu.
Ngoài ra, anh đào cũng là loại trái cây màu đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, giúp tăng cường sản sinh hemoglobin (cần thiết cho quá trình tạo máu) do đó làm phong phú thêm lượng máu.
Thảo dược bổ máu, hoạt huyết
Ngoài những rau quả tốt cho sức khỏe, từ xa xưa, cha ông đã biết tận dụng cây cỏ xung quanh để làm những vị thuốc quý. Kinh nghiệm dân gian đúc kết nhiều loại thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu rất tốt, tiêu biểu như:
Đương quy: được mệnh danh là Nhân sâm của y học phương Đông. Đương quy có chứa axit folic, axit linoleic, Vitamin B12... giúp bồi bổ khí quyết, cân bằng nội tiết, tăng cường lưu thông máu đến não và các chi.
Thục địa: Có vị ngọt, tính ấm, dưỡng huyết, bổ thận âm. Được dùng bổ huyết trong các trường hợp: thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi.
Ích mẫu: có vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, tăng khí huyết lưu thông.
Xuyên khung: Vị cay, tính ôn, có công dụng hành khí, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, an thần và giảm đau. Đông y dùng để trị các chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do suy giảm tuần hoàn máu.
Ngưu tất: Hoạt huyết, thông kinh mạch, mạnh gân cốt, chữa bệnh tê nhức chân tay, đau mỏi khớp, đau dây thần kinh…
Bí quyết cải thiện khả năng tuần hoàn máu
Phong cách sống hiện đại là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thống tim mạch trong cơ thể. Bệnh về tim mạch đang dẫn đầu danh sách những căn bệnh gây chết người nhiều nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2020, bệnh tim mạch chiếm khoảng 40% tỷ lệ người chết vì bệnh trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh tim mạch chính là những rắc rối trong việc tuần hoàn máu. Những trở ngại trong quá trình tuần hoàn máu ở các động mạch và tĩnh mạch sẽ làm cho các cơ quan và tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt nguồn cung cấp ô-xy cũng như chất dinh dưỡng.
Hệ thống tuần hoàn của cơ thể (hay còn gọi là hệ thống tim mạch) bao gồm một máy bơm (tim), một hệ thống mạch có áp suất cao giữ nhiệm vụ phân phối (các động mạch), các mạch trao đổi và tập hợp những mạch có áp suất thấp giữ nhiệm vụ chuyển hồi (các tĩnh mạch). Hệ thống tuần hoàn có chức năng điều chỉnh và hợp nhất các chức năng trong cơ thể thành một khối thống nhất, cung cấp nguồn dinh dưỡng và ô-xy liên tục cho các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Chúng còn đóng góp vào việc loại thải các chất độc (những sản phẩm phụ của hệ tiêu hóa). Chính vì vậy, nếu máu không được lưu thông tốt, tình trạng nhẹ nhất mà chúng ta gặp phải sẽ là cảm giác tê cóng và ngứa ran ở các ngón tay, chân. Ở mức độ nặng nhất, chúng có thể gây đau tim hoặc đột quỵ do thiếu hụt ô-xy trong máu, khiến máu không đến được các cơ quan quan trọng.
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả nhất để làm tăng sự tuần hoàn máu. Chỉ cần 30 phút tập luyện đều đặn từ 4 đến 5 lần trong một tuần là đủ để hạn chế một cách cơ bản các nguy cơ có liên quan đến tim mạch. Đây cũng là cách làm tăng hoạt động bơm máu của tim và tăng số lượng các mao dẫn. Việc tập luyện chỉ bao gồm các hình thức hoạt động chân tay khá đơn giản như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp hoặc bơi… chứ không nhất thiết phải cần đến các bài tập nặng ở những trung tâm thể dục thể thao. Những hoạt động đơn giản là biện pháp tuyệt vời để cải thiện tỷ lệ tuần hoàn máu. Nếu không có thời gian, bạn có thể tập vài động tác đơn giản tại nhà như xoay cổ chân, cánh tay theo vòng tròn. Đi loanh quanh trong nhà hoặc trong văn phòng cũng giúp máu lưu thông tốt hơn.
2. Chế độ ăn lành mạnh
Để sống khỏe, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh tiêu thụ quá mức bất kỳ loại thức ăn nào, đặc biệt là những thứ chứa nhiều chất béo bão hòa như các sản phẩm từ sữa, dầu ăn đã được hy-đrô hóa… Thay vào đó, hãy ăn nhiều chất béo có lợi như các a-xít béo ô-mê-ga 3 và các a-xít béo đơn chưa no. Bên cạnh đó, cần ăn thật nhiều các loại rau có màu xanh đậm, trái cây và lương thực thô. Hạn chế tiêu thụ đường, muối, tăng cường thêm chất xơ trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho mức cholesterol trong máu, là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các mảng bám trong thành động mạch khiến máu không thể chảy thoải mái như bình thường, gây cản trở cho quá trình tuần hoàn máu bình thường của cơ thể.
3. Những thức uống có lợi cho sức khỏe
Lượng huyết thanh chính là yếu tố quyết định huyết áp và chức năng tuần hoàn của máu. Mất nước có thể làm giảm bớt lượng máu do lượng nước của máu suy giảm. Ở mức độ nghiêm trọng, sự mất nước sẽ là nguyên nhân khiến tỷ lệ tuần hoàn của máu giảm sút. Do đó, cần uống thật nhiều nước để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước.
4. Xây dựng một lối sống năng động
6. Mát-xa
Mát-xa là một trong những phương pháp giúp cải thiện khả năng tuần hoàn tốt và lâu đời nhất. Đây không chỉ đơn giản là một kỹ thuật giúp thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cơ thể bị đau nhức là do sự thiếu hụt lượng ô-xy cung cấp đến các cơ khiến cho chúng bị căng, gây ra các cơn co rút. Mát-xa sẽ làm dịu các cơ đang bị căng và giúp vận chuyển ô-xy đến các cơ.
7. Tận dụng những lợi ích từ tư thế của cơ thể
Cơ thể của chúng ta luôn chịu sự tác động của trọng lực. Lực hút của trái đất luôn kéo máu đi xuống dưới, ra xa khỏi tim. Chính vì vậy, thay đổi tư thế của cơ thể là một trong những cách dễ dàng nhất để cải thiện sự tuần hoàn cục bộ. Tận dụng trọng lực để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tuần hoàn bằng cách thay đổi vị trí của cơ thể sao cho tim luôn nằm bên dưới vị trí mà bạn muốn tăng hoạt động tuần hoàn của chúng. Một số động tác của môn yoga như đứng bằng vai hoặc bằng đầu… chính là các động tác áp dụng nguyên lý hoạt động của lực hút trái đất đã nêu trên.
8. Lựa chọn các biện pháp chữa bệnh bằng nước
Những biện pháp chữa bệnh bằng nước bao gồm tắm nước ấm, tắm hơi, tắm nóng lạnh (thay đổi giữa nước nóng và nước lạnh)… Liệu pháp chữa bệnh bằng nước (hay còn gọi là thủy liệu pháp) hướng đến mục tiêu giúp cơ thể thư giãn, làm giãn nỡ các mạch máu ngoại biên (động mạch và tĩnh mạch ở chân, tay, vùng bụng dưới, cánh tay, cổ và đầu), giúp máu di chuyển nhanh và nhẹ nhàng hơn. Đây chính là những dấu hiệu của sự tuần hoàn máu đúng cách.
9. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá chính là yếu tố đầu tiên chịu trách nhiệm cho những căn bệnh của hệ thống mạch ngoại biên (bệnh về các mạch máu bên ngoài tim và não). Chúng gây ra những thay đổi theo hướng làm thoái hóa phần bên trong các mạch máu, dẫn đến việc làm xơ cứng các động mạch. Hệ quả là máu không thể tuần hoàn tốt.
Tìm hiểu về bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân của bệnh rối loạn tuần hoàn não
Triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não
Chảy máu cam khi mang thai
(ST)