Chế độ ăn uống không đầy đủ chất làm cho mật độ canxi trong xương giảm dần là yếu tố thuận lợi để gây nên các bệnh thoái hóa cột sống, gai xương, đau thấp khớp, thoái hóa đốt sống cổ…Vì vậy bổ xung lượng canxi là điều cần thiết khi chọn mua thực phẩm cho người bị thoái hóa cột sống cổ.
Con hàu (hay là hào hoặc hầu)
Hàu là một loại hải sản sống dưới nước. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,… trong con hàu rất giàu chất tăng cường canxi giúp cho xương chắc khỏe giảm các bệnh do thoái hóa xương gây ra. Ăn hàu còn giúp tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, và chống ung thư tiền liệt tuyến. Hàu không phải món bạn có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa.
Quả chuối tiêu
Nhiều người không biết đến công dụng tuyệt vời của chuối tiêu. Đây là loại trái cây không những giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc, mà lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý. Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể.
Rau súp lơ xanh
Bông cải xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho. Vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn bông cải xanh rất có lợi cho phụ nữ cao tuổi và phụ nữ mang thai, vì những người này có nhiều nguy cơ bị loãng xương. Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.
Cây Atiso
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể. Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Ăn càng thường xuyên càng tốt, bạn có thể nấu hoặc dùng như trà trà, ép sinh tố.
Rau cải chíp
Cải chíp là một loại rau rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể. Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột. Thêm vào khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.
Bên cạnh đó, để giảm nhẹ các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, không nên ngồi một tư thế trong thời gian quá lâu, đồng thời mỗi lúc đau đốt sống cổ thì nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chườm nóng và xoa bóp tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau. Nên kết hợp giữa ăn uống và điều trị hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất.
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thường xuyên làm việc trong cùng một tư thế, lại ít vận động dễ gây ra bệnh béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở nhân viên văn phòng. Vì vậy cần phát hiện sớm và tìm ra nguyên nhân để có cách phòng ngừa kịp thời sự phát triển của bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ ở nhân viên văn phòng
-
Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ ở nhân viên văn phòng.
- Phải làm việc kéo dài lại ít vận động cơ thể.
- Phải làm những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
- Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống.
- Khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp.
- Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế.
- Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống .
- Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
- Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).
Phòng chống thoái hóa cột sống cổ
Phương pháp tự xoa bóp cột sống cổ
Ngồi thoải mái trên ghế, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu, tiến hành tuần tự các thao tác sau đây:
- Xát cổ: ngửa cổ, dùng bàn tay phải xát từ trên xuống dưới phía bên cổ trái và ngược lại dùng bàn tay trái xát từ trên xuống dưới phía bên cổ phải, mỗi bên xát 15 lần sao cho tại chỗ nóng lên là được.
- Xát gáy: dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan với nhau rồi ôm lấy vùng sau gáy, kéo qua kéo lại 10 - 15 lần với một lực vừa phải.
- Xát vùng giữa hai xương bả vai: cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay ra phía sau cùng bên rồi xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên 10 - 15 lần, sau đó đổi bên với thao tác tương tự.
- Day ấn huyệt phong trì: đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, 8 ngón kia ôm chặt lấy đầu, dùng lực day ấn cả hai huyệt phong trì từ 1 - 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.
- Bóp các cơ vùng gáy: đầu cúi về phía trước, dùng ngón tay cái và các ngón còn lại của một bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống dưới với một lực vừa phải, làm đi làm lại 10 - 15 lần.
- Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt bên đối diện chừng 1 - 2 phút. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi đầu để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đoạn thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng vai.
- Véo gân dưới nách: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách (huyệt cực tuyền) bên đối diện sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống các ngón tay.
- Day ấn huyệt hậu khê: dùng ngón tay cái day ấn huyệt bên đối diện từ 1 -2 phút. Vị trí huyệt hậu khê: nắm bàn tay lại, huyệt nằm ở cuối đường tâm đạo của lòng bàn tay, trên đỉnh nếp lồi.
- Tìm và day ấn các điểm đau ở cổ và vai (các a thị huyệt), mỗi huyệt từ 1 - 2 phút, sao cho đạt cảm giác tê tức là được.
Phương pháp tập vận động cột sống cổ
- Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.
- Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 - 15 lần.
- Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần, yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.
- Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng một lúc 10 lần
Cần lưu ý: các động tác phải vừa sức, nhịp nhàng và tạo được cảm giác dễ chịu; phải tập trung tư tưởng chỉ huy động tác, làm đến đâu theo dõi đến đó; trong khi thực hành hơi thở phải tự nhiên; phải kiên trì tập luyện và tự xoa bóp, mỗi ngày làm 1 - 2 lần vào sáng sớm khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Viêm cột sống cổ -nguyên nhân và cách điều trị
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa và gái cột sống - Những điều cần biết
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
(ST)