Các loại bánh wagashi đẹp mắt, ngon miệng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các loại bánh wagashi đẹp mắt, ngon miệng

19/04/2015 01:29 PM
687

Wagashi là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, thường được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo.


Bánh Wagashi cho 12 tháng ở Nhật Bản

Tháng 1: Hanabira mochi
Bánh Mochi ăn vào dịp năm mới

Hanabira mochi


Loại bánh gạo nếp Mochi này ăn vào dịp năm mới. Bánh gạo nếp có nhân bột Miso và rễ cây ngưu bàng ninh trong nước xi-rô. Cách làm này bắt nguồn từ việc làm bánh để phục vụ cho các lễ nghi đầu năm tại Cung điện.

Tháng 2: Kobai

Hishi mochi


Cái bánh nhỏ này có hình dáng giống như trái mơ Nhật Bản (ume) và trang trí cho giống với những cánh hoa ume nở vào đầu mùa xuân. Bánh dẻo được làm bằng bột đậu và bột lúa mạch đem hấp lên, tạo thành một màu đo đỏ rất đẹp.

Tháng 3: Hishi mochi
Bánh Hishi Mochi góp mặt trong ngày lễ hội búp bê Hina Matsuri

 Hishi mochi



Ba cái bánh gạo nếp, mỗi cái mỗi màu khác nhau, được dát mỏng ra rồi cắt thành những miếng hình thoi, đặt xếp lớp lên nhau. Thường được dùng để trang hoàng trong ngày lễ hội búp bê Hina Matsuri

Tháng 4: Hana-mi dango
Món bánh ngon cho những người ngắm hoa anh đào

Hana-mi dango



Những cái bánh dẻo ngọt này được làm bằng bột gạo nếp rồi đem hấp. Người ta dùng những cái vồ bằng gỗ rất lớn để giã bột. Hai loại bánh trong hình này: loại màu sậm hơn (phía sau) được bọc bột đậu, loại màu sáng hơn (phía trước) được nướng với nước tương. Hana-mi dango trở nên phổ biến vào những năm 1800 như một món bánh ngon cho những người ngắm hoa anh đào.

Tháng 5: Kashiwa mochi

Kashiwa mochi



Chiếc bánh làm bằng gạo nếp này có nhân đậu và được gói trong một cái lá sồi. Loại bánh này được ăn vào dịp lễ Tango no Sekku (Tết Đoan Ngọ), tổ chức vào 5 tháng 5.

Tháng 6: Ajisai

Một miếng Yokan màu tím nhạt (bánh thạch đậu adzuki ngọt) được cắt thành hình khối với các góc tròn để làm cho nó trông giống một bông hoa Ajisai (hoa tú cầu). Nhân bánh làm bằng bột đậu trắng. Chiếc bánh này sẽ làm bạn quên đi thời tiết ảm đạm của mùa mưa.Tháng

Ajisai

Tháng 7: Mizukusa và seiryu

Mizukusa và seiryu

Rakugan (trên cùng bên phải) là hỗn hợp bột gạo, đường và một số thành phần khác được nhào chung với nhau và làm cho cứng lại, nó được tạo thành hình dạng và có màu xanh nhạt của loài cỏ nước (mizukusa). Kẹo Aruheito (ảnh dưới bên trái) ở đây miêu tả một dòng sông xanh mát (seiryu).

Tháng 8: Mizu yokan


Mizu yokan


Được làm bằng bột đậu và thạch. Mizu yokan sử dụng ít bột đậu và thạch hơn loại yokan thông thường, nên nó ướt hơn. Vì ướt nên nó dễ nuốt hơn, và và được coi là loại thức ăn lý tưởng dành cho những ngày hè nóng nực.

Tháng 9: O-hagi


O-hagi

O-hagi được làm bằng gạo nếp hấp, nặn thành những viên hình tròn, rồi bọc bột đậu đỏ bên ngoài. Loại bánh này thường để dâng cúng vào thời điểm thu phân. Loại bánh này trông giống như hoa của loài cỏ ba lá Nhật Bản (hagi), có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên như vậy.

Tháng 10: Kuri no yaki-gashi


Kuri no yaki-gashi

Hạt dẻ hầm trong nước xi-rô, được bọc trong bột hạt dẻ rồi đem nướng. Vào mùa thu, rất nhiều bánh kẹo làm từ hạt dẻ được bầy bán khắp cả nước.

Tháng11: Momiji


Momiji


Một miếng bánh chưa nướng làm bằng bột đậu được cắt ra cho giống với màu sắc và hình dáng của lá cây thích Nhật Bản vào mùa thu. Một bữa tiệc cuối thu vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng.

Tháng 12: Yuzu manju


Yuzu manju


Vỏ trái thanh yên yuzu mài ra cho vào bột lúa mì và khoai lang yamato, rồi đem hỗn hợp này hấp chín. Hỗn hợp này sau đó được bọc xung quanh mứt đậu, tạo thành cái bánh bao có hình dạng giống như một trái thanh yên vậy. Mùi thơm của trái thanh yên yuzu nhẹ nhàng bốc lên từ bánh rất hợp với tâm trạng thích thú của mùa đông.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Thời đại Yayoi (300 TCN – 300 SCN)

Tên gọi Wagashi (Hòa quả Tử) được đặt dựa theo nguồn gốc, cũng như cách trình bày món ăn, có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên.

09441182 vuidtWagashi12 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Wagashi – bánh ngọt truyền thống của Nhật – ra đời.

Thời đại Nara (710 – 784 SCN)

09442944 vuidtWagashi14 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Wagashi chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng làm bột từ Trung Hoa và người ta bắt đầu làm bánh Mochi, bánh Dango.

Cuối thời đại Muromachi Era (1336 – 1573)

09444338 vuidtWagashi16 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Thời kỳ phát triển nhất của bánh Wagashi do việc giao thương với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang lại nhiều loại nguyên liệu mới cho món bánh Wagashi.

Đầu thời đại Edo (1603 – 1867)

09452163 vuidtWagashi18 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Nghệ thuật làm bánh Wagashi chỉ thực sự “chín” do sự cạnh tranh và phát triển của các tiệm bán ở Tokyo, Edo và các vùng khác.

Thời đại Meji (1868 – 1912)

09455268 vuidtWagashi20 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Trong suốt thời đại này, các loại bánh phương Tây du nhập vào Nhật và làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của “Wagashi”.

Thời đại Taisho (1912 – 1926)

09460662 vuidtWagashi22 Bánh ngọt Wagashi truyền thống của Nhật

Tên bánh “Wagashi” được đặt ra vào thời kỳ cuối của thời kỳ này để làm dấu hiệu phân biết với bánh ngọt Phương Tây.

Mặc dù bánh Wagashi bị ảnh hưởng bởi văn hóa nước ngòai trong những thập kỷ vừa qua nhưng chúng vẫn được những nét văn hóa riêng của Nhật và tiếp tục trở thành 1 phần ko thể thiếu trong văn hóa Nhật.

Wagashi được làm theo mùa, và tùy theo mỗi mùa họ sẽ dung những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời chiếc bánh Wagashi…Như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi chỉ có vào mùa xuân.

Wagashi được dùng trong các buổi tiệc trà và tạo nên một bức tranh bốn mùa trong năm. Nhiên liệu để làm bánh Wagashi chủ yếu từ thực vật như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, thạch rong biển, và đường làm từ mía

Wagashi – Bánh của giới thượng lưu Nhật Bản


Wagashi xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao. 
Nghề làm wagashi phổ biến khắp nước Nhật, các cửa hiệu làm bánh mọc khắp Kyoto cho đến các vùng lân cận. Mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như món tráng miệng kích thích vị giác sau buổi tiệc trà thanh đạm, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc như sự khẳng định đẳng cấp, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại,…

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 1

Tới thời Minh Trị (1868-1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu món bánh này đến với phương Tây. Kể từ đó, wagashi luôn được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Nhật Bản.
Ý nghĩa đằng sau bánh wagashi

Ở mảng ẩm thực, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo. 
Wagashi có tên Tiếng Hán là “Hòa quả Tử”, tức vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết...) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 2
 
Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.

Nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại

Ngày nay, wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống người Nhật. Một mặt wagashi tiếp tục lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác được biến tấu cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài. 
Với công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: Bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía... nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật khác nhau.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 3
 

Wagashi có thể mang vẻ đẹp cổ điển của phong, hoa, tuyết, nguyệt, nhưng cũng có thể đầy chất hiện đại với hình dạng những nhân vật manga, hoạt hình nổi tiếng, v..v... 
Cùng điểm qua một vài loại wagashi điển hình để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực đặc sắc này các bạn nhé!

1. Mochi

Trong nghệ thuật wagashi, mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất. Mochi có công thức đơn giản từ bột gạo được nấu chín, giã nhuyễn cộng với nhân đậu đỏ và thường có hình tròn. Bột bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh cũng hay được biến tấu với trà xanh, khoai môn, kem...


Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 4

2. Namagashi

Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, bởi nó mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhật: Như hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông... Qua namagashi, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên sinh động, tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của riêng mình.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 5
 
Người Nhật rất chuộng dùng namagashi để đem biếu, tặng. Một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 6


Một hộp bánh namagashi điển hình với 4 loại hoa quả tương ứng với 4 mùa xuân - hạ - thu - đông.

3. Ukishima


Gần giống với bánh bông lan của phương Tây, ukishima được tạo nên từ bột, trứng và đường. Song bánh lại được hấp thay vì nướng và việc sử dụng nguyên liệu quen thuộc đậu đỏ đã tạo cho ukishima một phong vị Nhật Bản rất riêng. Ukishima thường có nhiều tầng, vẻ đẹp của nó được thể hiện qua cách bài trí hài hòa mà vẫn phong phú giữa các tầng bánh.


Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 7
 
4.  Higashi

Higashi còn được gọi là wagashi khô, bởi chúng được nén lại trong khuôn giống như bánh in. Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Cách thức trang trí trên “bánh in” higashi rất đậm chất điêu khắc, tạo cho higashi một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác.


Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 8
 

5. Manju



Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju – tức manju hình chú thỏ mặt trăng.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 9

 
6. Yokan

Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật – kanten. Điều đặc sắc nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một “bức tranh” đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh hoa đào bên trong.


Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 10
 

Wagashi được xây dựng trên nền tảng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống Nhật Bản. Từ những điều rất giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã. Tính chất này phần nào phản ánh nét đẹp trong văn hóa tinh thần của xứ anh đào: đề cao cái đẹp và khéo léo biến mọi khía cạnh của đời sống thường nhật – dù là vụn vặt nhỏ bé nhất trở nên đẹp hơn, tinh tế hơn.



Cách làm bánh wagashi đến từ xứ sở hoa anh đào
Hướng dẫn làm bánh ngọt Nhật Bản cực thơm ngon
Các loại bánh gạo Nhật Bản hấp dẫn vô cùng
Cách làm bánh Mochi trà xanh xinh
Cách làm bánh mousse hawaii mát lịm, không bị ngán
Cách làm bánh doremon phong cách Nhật Bản


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý