Tết cổ truyền là dịp sum vầy của cả gia đình, vì thế nhiều món ăn ngon được các bà mẹ khéo bày biện. Cùng chúng tôi điểm qua một số món chè, bánh ngon ở 3 miền được ưa dùng vào ngày Tết.
Thưởng thức những món chè, bánh ngon 3 miền ngày Tết
Hai món bánh gio mật và bánh tẻ được bày bán quanh năm, nhưng đến dịp Tết nguyên đán lại được các bà, cá mẹ ưu ái chọn làm món ăn chiêu đãi cả nhà. Cũng bởi cái tình ấm áp trong hạt gạo, cây mía thân quen mà Tết đến, xuân về nó lại mang ý nghĩa hơn hẳn. Bánh gio là một trong những món quà quê xứ Bắc được nhiều người con yêu thích.
Bánh gio nhìn đơn giản nhưng cách làm thì cầu kỳ chứ không dễ như nhiều người lầm tưởng. Trước tiên phải tìm loại rơm nếp, hột xoan, quả dành dành, vỏ bưởi khô, tất cả được đốt lên để lấy gio. Trong đó, quả dành dành là để tạo màu bánh trong, còn rơm nếp hay vỏ bưởi thì đem lại hương thơm dịu dàng cho mỗi chiếc bánh. Sau đó ngâm gio trong một cái vại với nước vôi trong qua mấy đêm liền.
Bánh tẻ - Nguồn internet
Bánh tẻ, thứ bánh dân dã cũng được chọn ăn trong dịp Tết để chống ngán và thường được người dân làm sau khi bày biện xong món bánh chưng. Bánh tẻ ngon phải có khâu chọn bột kỹ càng. Gạo làm bánh tẻ phải là tẻ quê, hạt dài đều, trắng trong thơm mùi gạo mới và phải loại bỏ các hạt mốc, có nhiều cám bong ra. Gạo sau khi được lựa chọn kĩ càng sẽ được vo thật sạch rồi đem ngâm vào nước lạnh trong vòng 12 tiếng cho hạt gạo nở.
Sau đó đãi thật sạch, để ráo nước và mang xay thành bột quấy chín ngả màu vàng nhạt. Nhân được làm từ hành lá, mọc nhĩ, thịt ba chỉ và dây gói bánh là lá chuối xanh mướt. Sau đó đem bánh lên hấp cách thủy để bột nở ra, khi ăn cắt thành từng khúc vừa miệng. Cắn 1 miếng bánh tẻ ngày Tết người ta mới cảm được vị tinh túy từ gạo, thịt, hành, mộc nhĩ quyện hòa vào nhau ấm áp trong cái xuân xanh của đất trời lành lạnh.
Chè con ong - Nguồn internet
Bánh thuẫn - Nguồn internet
Bánh thuẫn là thứ bánh từa tựa như bánh bông lan nhưng bùi ngọt và no lâu hơn nhiều. Đây là thứ bánh được các gia đình miền Trung thường làm trong dịp Tết cổ truyền. Để làm được mẻ bánh thơm ngon, giữ nguyên hương vị phải lấy bột từ củ bình tinh, chọn loại mới trắng như sữa, sờ vào mát mịn cả da tay, như vậy khi đổ bánh bột dễ kết dính, bánh ra lò vừa mịn vừa đẹp.
Khi than đã đỏ, đặt khuôn đã thoa chút dầu bên trong các ô. Đợi khuôn nóng, múc bột đổ đầy các ô rồi đậy kín, để trên lò than và đắp than trên mặt. Vài phút sau bột nở cao gấp đôi khuôn, ngả màu vàng là bánh đã chín. Lúc đó lấy bánh ra và sấy cho giòn, để nguội và cho vào thố thủy tinh để giữ bánh ăn mấy ngày Tết.
Bánh ngũ sắc - Nguồn internet
Bánh ngũ sắc hay còn gọi là bánh cộ được các chị, các mẹ người Huế quen làm từ nhỏ vì đây là món bánh được dùng cúng bái trong cung đình xưa. Bánh được làm từ thứ nếp ròn, đậu xanh vàng lòng, hạt sen trần, bí đao thật tốt, cà rốt ngon, đẹp.
Có nhiều bí quyết truyền tai để có mẻ bánh cộ ngon, như làm bánh đậu xanh phải sấy khô 12 tiếng bằng than củi thì bánh mới dòn tan, để được lâu mà không bị mốc, không bị cứng, bánh bột nếp thì phải hật nhẹ tay nếu không thì bánh sẽ cứng như đá, cắn mẻ răng, bánh bó thì phải lăn trước một đêm khi cắt lát bánh mới láng mặt, bánh mới thơm ngon quyến rũ...
Chè thưng - Nguồn internet
Dừa bào sợi, vắt lấy nước cốt và nước dảo dừa (nước nhì, nước ba). Bí quyết để chè thưng thơm ngon, béo là dùng nước ấm để vắt lấy nước dảo dừa và khi nấu chè thì chỉ dùng nước dảo dừa và nước cốt dừa mà không được cho thêm nước lã vào. Đây là món chè ngày Tết được người dân miền Trung mời nhau ăn cho thanh mát, bớt ngán thịt mỡ.
Miền nam: Lạ vị bánh hồng đào, bánh phồng cá dãnh
Bánh hồng đào - Nguồn internet
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Tặng quà ngày Tết |
Nguồn ảnh: basketsbyjane
Giỏ quà Nguồn ảnh: giftsflorist
Nếu bạn chọn quà tặng người thân thì nên chọn các loại bánh mứt kẹo truyền thống. Trong đó nên xen kẽ sản phẩm dành cho người lớn, trẻ em như trà, nước trái cây, bột dinh dưỡng trái cây, kẹo mềm, bánh... để trong gia đình ai cũng có thể dùng được. Nếu bạn chọn quà cho đối tác làm ăn, cấp trên thì nên chọn rượu, thuốc lá, đặc sản khô, cà phê hoặc chocolate hảo hạng... Nếu là bánh mứt truyền thống nên chọn loại hộp lớn hoặc nhãn hiệu nổi tiếng, mẫu mã đẹp hoặc hàng đã có thương hiệu. Nguồn ảnh: easygiftbasketideas
Ngoài ra nếu tặng những dịp cận Tết thì giỏ trái cây cũng là một gợi ý thú vị. Nó tạo sự khác biệt so với các giỏ quà bánh kẹo khác, đồng thời là món cần dùng trong những ngày Tết. Lưu ý chọn lựa những loại trái cây có thời gian bảo quản lâu hoặc trái còn xanh như cam, bưởi, táo, xoài, thơm, lê, dưa hấu… Áo mới Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe. Gà trống Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận. Cành đào Nguồn ảnh: soulofthegarden
Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa. Gạo mới Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm. Bầu rượu Nguồn ảnh: vatgia
Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi. Bánh chưng Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy. Các món đồ có màu đỏ Nguồn ảnh: dreamstime
Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông. Quả dưa hấu Loại quả này thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất. Nguồn ảnh: khoahoc
Tranh Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con. Dầu ăn Ở Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu). Chó Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ. Những món quà không nên tặng: Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số v��t tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng. Đồng hồ Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc. Mèo Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo. Mực khô Nguồn ảnh: thaisquid
Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ. Dao, kéo Người ta có thể tặng nhau bộ dao, dĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc. Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm. Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi. |
Các món ngon ngày tết đơn giản
Thị kho trứng
– Món ngon ngày tết đặc trưng ở miền Nam
Những ngày gần tết, ở chợ, mặt hàng thịt thường lên giá nên để ổn định về giá và đảm bảo chất lượng thịt, bạn nên mua thịt trong siêu thị hoặc cửa hàng lớn. Nếu bạn không có thời gian rảnh thì có thể mua thịt trước vài ngày đến một tuần. Thịt mua về rửa sạch, cắt thành từng khối, để cho ráo nước. Nếu bạn chưa nấu thịt ngay thì cho thịt vào bao nilông cột kín rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Trước khi nấu thì bạn lấy thịt từ ngăn đông xuống để ở ngăn mát khoảng một ngày để thịt rã đông từ từ, như vậy thịt sẽ ngon. Khối thịt bạn cắt càng lớn thì thời gian rã đông lâu hơn. Chú ý bạn không nên dùng lò vi sóng rã đông thị, như thế sẽ làm thịt kém ngon hơn. Chỉ nên kho vừa đủ ăn để tránh dư thừa và hâm đi hâm lại nhiều lần, kho xong để lượng đủ ăn một ngày ăn trong nồi, phần còn lại bỏ vào hộp nhựa (hoặc bao nilông) và bảo quản đông lạnh. Khi ăn, bạn sẽ lấy từng phần ra rã đông từ từ và hâm sôi với lửa nhỏ.
Canh khổ qua hầm: Vì khổ qua khi hâm nhiều lần sẽ mềm nhũn, dễ ngán nên bạn chỉ nên nấu vừa đủ ăn.
Canh măng hầm: Bạn có thể chia thành nhiều phần rồi để ngăn đông và ăn dần vẫn ngon. Bữa ăn ngày Tết nhiều chất đạm, có thêm một chén canh măng ăn thì thật đỡ ngán. Không quá nhiều dinh dưỡng mà nhiều chất xơ sẽ chống táo bón, quét sạch chất độc, chất thải và cholesterol ra khỏi cơ thể.
Canh rau: Bạn có thể nấu nước dùng sẵn rồi chia thành từng phần cho vào ngăn đông lạnh, khi nào ăn thì lấy ra đun sôi và cho rau tươi vào sẽ có ngay món canh rất nhanh, ngon mà đổi món nữa. Hoặc dùng nước này làm món lẩu thập cẩm cũng là món ngon ngày Tết rất hấp dẫn.
Rau xanh, củ, quả: Rau rất dễ héo và úng nên bạn không nên mua nhiều và ưu tiên dùng trước; bắp cải, cà rốt, bông cải sẽ dùng sau vì nó bảo quản được lâu hơn. Rau về giũ sạch đất cát, cắt bỏ rễ, gói bằng giấy hút ẩm và bỏ trong bao nilông có đục lỗ rồi để trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ giữ cho rau tươi lâu hơn. Không nên dùng giấy báo để gói rau vì chất liệu để làm giấy báo không đảm bảo vệ sinh và trong mực in cũng có chứa nhiều chất chì không tốt cho cơ thể.
Hướng dẫn làm bánh trôi bánh chay truyền thống
Tự làm bánh kẹo ngày Tết đảm bảo an toàn vệ sinh
Những loại bánh dân gian của Việt Nam trong ngày Tết
Hướng dẫn gói bánh chưng ngày Tết
ách gói bánh chưng ngon cho Tết thêm ý nghĩa
Cách bảo quản bánh chưng được lâu
(ST)