Học hát karaoke: Một số bài tập hơi khi hát Karaoke
1. Tập lấy hơi
- Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.
- Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra
- Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi
- Nén hơi trong giây lát
- Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều
2. Tập xì
- Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.
- Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).
- Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.
- Nén hơi trong giây lát.
- Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.
3. Tập thổi bụi :
Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.
Chú ý : thổi hơi ra thật nhẹ nhàng và đều đặn, dùng bàn tay, đặt cách miệng một gang, để kiểm tra xem làn hơi ra có đều không. Làn hơi ra cho cảm giác mát ở tay. Lấy hơi một lần có thể “thổi bụi” trên 45 giây, nếu được càng lâu càng tốt.
Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 - 30 cm và thổi vào một góc giấy,
gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ
giấy nâng cao góc hơn.
4. Một số phương pháp hít thở:
*) Trong sinh hoạt bình thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo người ta nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của hoành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô.
a. Kiểu thở ngực: Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn.
b. Kiểu thở bụng: Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗå trợ cho hoành cách mô
c. Kiểu thở bụng kết hợp với ngực: Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa
*)Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên :
a. Lấy hơi (hít hơi)
- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được)
- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.
b. Đẩy hơi (điều chế làn hơi)
- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung.
- Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên.
*) Một số điểm cần tránh khi lấy và đẩy hơi
a. Khi lấy hơi:
- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ...
- Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
- Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
b. Khi đẩy hơi :
- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.
Vậy là phần chia sẻ về cách lấy hơi đã hết, bạn nên luyện tập và hát thật nhiều đấy là lời khuyên mà những người biên tập nội dung học hát karaoke cùng ABM Music chia sẻ với bạn! Chúc bạn sớm có được giọng hát hay như ý muốn.
Hướng dẫn kỹ thuật hát
A = Luồng hơi. Đừng bao giờ giữ chặt hơi thở của bạn khi hát. Dòng hơi là thứ tạo nên và luân chuyển thanh âm của bạn, vì thế hãy để cho nó được lưu thông dễ dàng. Tránh kiểu thở bằng xương đòn và thở bụng, thay vào đó hãy học cách thở thích hợp cho việc ca hát, gọi là thở bằng cơ hoành. Lấp đầy phần dưới của phổi, như thể bạn đang đều lấp đầy một cái ống bên trong cuốn quanh eo của bạn.
B = Breathing properly for singing. Thở một cách thích hợp trong lúc hát yêu cầu đôi vai phải thấp và thả lỏng, không rướn cao khi lấy hơi vào. Một ca sỹ có thể có được sức mạnh của giọng mình bằng cách làm khỏe các cơ trong lưng của họ.
C = Communicate the music's message. Giao tiếp qua thông điệp âm nhạc. Trong suốt buổi trình diễn, phải chú ý trong cách trao đổi các thông điệp âm nhạc, nó rất quan trọng . Nếu bạn mắc phải một "sai lầm" nào, đừng gây chú ý về nó đến khán giả. Thậm chí hầu như mọi người không quan tâm đến nó
D = Diaphragmatic Support Hỗ trợ cơ hoành. Phát triển sức mạnh và sự điều phối của cơ hoành để có thể tự kiểm soát tốc độ, số lượng của việc phóng thích hơi,
E = Elasticity of the Vocal Folds. Sự co giãn trong cách phát âm. Luồng hơi đẩy qua các khẽ của dây thanh âm, làm rung lên và tạo nên âm thanh. Âm thanh có thể giảm sự co giãn nếu như bạn sử dụng quá mức, hoặc không sử dụng, hoặcc do tuổi tác. Hãy luôn luôn luyện giọng với các bài tập phát âm cơ bản để giữ giọng bạn thật tốt.
F = Free your natural voice. Hãy tạo giọng tự nhiên. Đừng quá lệ thuộc vào bất kỳ loại nhạc nào - thậm chí ngay cả loại nhạc mà bạn ưa thích. Hãy học cách hát với giọng tự nhiên và đầy đủ bằng cách phát triển và điều phối cách phát âm mạnh. Sau đó thêm vào phong thái nghệ thuật thì bạn sẽ đạt được phong cách ca hát mà bạn muốn.
G = Guessing Games. Đoán nhạc. Đừng bao giờ tự đoán các nốt nhạc mà bạn sẽ hát. Hãy lắng nghe trước khi bạn hát.
H = High notes. Nốt cao yêu cầu hơi dài và dai. Nhiều sinh viên luôn có khuynh hướng giữ hơi để hát giọng cao. Để không khí tràn vào. Cố gắng tăng hơi và sẽ đạt được kết quả.
I = Increase your breathing capacity and control. Điều chỉnh và tăng dần khả năng hít thở bằng cách luyện tập hít thở mỗi ngày. Tránh việc hít thở theo khuôn mẫu. Ca sĩ phải biết ứng dụng các cụm từ dài, điều này rất quan trọng.
J = Jumping Jacks. Nhảy tự do. Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơ thể trong khi hát, hãy cố gắng làm một số động tác có lợi cho tim mạch, như nhảy tự do một vài phút trước khi bắt đầu lại. Thỉnh thoảng các bộ phận trong cơ thể bạn cần được đánh thức.
K = Know your limits. Hãy biết tự giới hạn. Đừng hát quá cao hoặc quá thấp. Đừng hát tập trung vào âm khó. Đừng bao giờ ngân dài giọng. Điều này sẽ không tạo kết quả tốt cho việc hát cao, thấp hoặc giọng khỏe mà ngươc lại sẽ tạo áp lực đến giọng của bạn.
L = Low notes Nếu bạn sử dụng quá nhiều hơi sẽ tạo nên nốt thấp. Cố gắng giảm hơi để có được âm điệu tự nhiên và thoải mái.
M = Mirror. Gương. Hãy nên luyện tập trước gương sẽ giúp ca sĩ khám phá nhiều về khả năng, cũng như những động tác của họ là chính xác. Hãy nên luyện tập trước gương và có thể đối mặt với khán giả.
N = Never sing if it hurts to swallow. Không bao giờ được hát nếu như bạn cam thấy đau khi nuốt.
O = Open your mouth wider. Mở miện rộng hơn. Há miệng rộng từ 9 đến 10 lần sẽ giúp bạn có được âm giọng mạnh hơn và chuẩn hợn.
P = Prepare your instrument before singing. Chuẩn bị cơ thể trước khi hát. Ca sĩ rất giống vận động viên. Luôn phải chăm sóc cơ thế bằng cách căng những cơ phát âm ra và thả lỏng cơ thể trước khi hát.
Q = Quit smoking. Không hút thuốc. Không nói quá lớn. Không nói quá nhiều..
R = Raise the Soft Palate. Nâng vòm miệng lên cao. Hãy tạo một khoảng không lớn trong miệng bạn bằng cách nâng cao vòm miệng, hoặc phần thịt phía sau cổ họng, điều này sẽ giúp bạn có được giọng hát sâu.
S = Sing through the vocal breaks. Hát âm ngắt. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập cơ bắp với những hoạt động cần thiết để hát qua các đoan có âm điệu ngắt quảng, thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Phải hát vượt qua nó, cố gắng vượt qua ...
T = Tone Placement. Điều chỉnh âm điệu. Hãy học cách điều chỉnh âm điệu và cách tạo âm vang sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt rất lớn trong khả năng ca hát. Trong điều kiện bình thường, ca sĩ phải có khoang mũi lớn, ngực rộng, xương cứng cáp để có thể tạo âm vang tốt. Hãy tập trung vào cách tạo âm vang theo đúng cách, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển âm thanh cá nhân.
U = Unique Voice Under Construction. Hãy luôn kiểm soát giọng hát của bạn. Hãy nhớ rẳng mỗi người sở hữu một giọng hát riêng biệt và nó chỉ thay đổi theo môi trường hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn hãy thưởng xuyên quan tâm, lắng nghe giọng hát của mình cũng như sử dụng các công cụ luyện thanh để giữ giọng luôn tốt.
V = Vibrato. Giọng ngân. Giọng ngân là một giọng hát tự nhiên, nó sẽ bị thay đổi bất thường nếu bạn cố gượng ép nó.. Bạn đừng nên quá tập trung trong việc luyện giọng ngân. Mà hãy tập trung vào các kiến thức cơ bản trong cách hát, thở và hỗ trợ. Khi bạn đạt được những điều đó thì tự nhiên bạn sẽ hát được với giọng ngân.
W = Water. Water. Water. Nước, Nước, Nước. Phải uống nước với nhiệt độ mà nơi bạn đang đứng để giữ giọng thật tốt. Nếu bạn chỉ uống nước thật nóng hoặc thật lạnh, nó sẽ tạo nên những tiếng rít trong miệng bạn. Điều này khiến cho giọng của bạn sẽ run hoặc căng thẳng khi bạn bước vào nơi có nhiệt độ khác.
Y = You Can Sing with Impact! Bạn chỉ có thể hát khi bị thúc ép! Hãy thường xuyên luyện giọng mỗi ngày. Đừng hát chỉ khi bị thúc ép.
Z = Zzzzzzzz. Hãy nghỉ ngơi. Khi bạn mệt, giọng của bạn sẽ biểu hiện điều đó. Một cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất giọng của bạn.
Cách rung giọng hiệu quả và nhanh nhất
Đây là cách rung giọng mà mình đã tìm hiểu trên mạng, mình tập theo và thấy khá là hiệu quả:Mình có một cách tương đối đơn giản để bạn tập rung. Nhưng có hai điều cảnh báo trước:
- Một là cách này là cách "rùa" do dân gian truyền lại, độ chính quy và chuẩn xác rất thấp, nếu bạn ko định hát hò chuyên sâu thì đừng tập vội kẻo quen rồi ko sửa được.
- Hai là thật sự thích và dùng nhiều đến kĩ thuật này hẵng tập. Ví dụ như hát opera (hic hic) hay hát nhạc đỏ, hoặc những bài ballad, những bài hát hoành tráng mang âm hưởng thính phòng... Bởi vì cái trò rung này khá dễ nghiện, sau 2 tuần tập mình đã nghiện rung đến độ cứ nốt nào ngân là rung, phải mất khá lâu mới "cai" được. Ko phải chỗ nào rung cũng là hay.
Cách tập tương đối đơn giản và buồn cười:
Bạn hít một hơi thật dài và hát câu này: "Hơ ... hơ ... hơ ... hơ ... hơ ...". Các chữ "hơ" phải có cao độ bằng nhau, và bạn hát một hơi thôi, hát đến khi nào đứt hơi thì dừng, thở và ... tập lại.
Mới đầu thì bạn "hơ" thưa thôi, nghĩa là độ dài của mỗi chữ "hơ" khoảng 1.5 - 1 giây. Sau bạn tăng dần tốc độ lên đến khoảng 3 chữ một giây. Quan trọng là phải giữ hơi cho đều, đưa hơi ra từ từ.
Khi tập rung cũng nên kèm tập om hơi. Thường trong một hơi, đầu hơi bạn hát sẽ khỏe và to hơn, càng cuối hơi càng yếu, nhỏ và run. Vì vậy cần om hơi, tức là đầu hơi thì kìm hơi lại, ko đưa hơi ra hết sức, gần về cuối thì huy động thêm vài thành công lực để hơi ra đều. Khi rung rất cần om, nếu không bạn sẽ hụt hơi nhanh chóng.
Đến khi tốc độ tăng, bạn sẽ thấy câu "hơ hơ hơ" trên kia biến thành rung một cách kì diệu (hic, ban đầu được truyền thụ cách này mình ko tin đâu, nhưng bi h mới thấy đúng thật). Khi đó bạn phải tập điều ngược lại (tréo ngoe của trò này là ở chỗ này), tức là giảm tốc độ xuống để tiếng rung mượt và quyện vào nhau thật đều chứ không phải là nhát gừng.
Tuy nhiên nếu chỉ tập với chữ "hơ" và bạn chỉ rung được với mỗi chữ "ơ" thì ko ổn. Thế thì tập thêm các nguyên âm khác, và rồi tập cả với tình trạng ngậm miệng "ư ư" qua mũi (để rung những âm đóng).
Để áp dụng được rung vào bài, bạn cần phải nhớ là tốc độ của rung phụ thuộc vào tốc độ bài hát. Lấy chân dẫm phách, thường thì mỗi phách (tức là mỗi lần bạn dẫm chân đấy) sẽ rung 2 hoặc 4 cái (tức là 2 hoặc 4 cái "hơ" đấy). Nhớ là 2 hoặc 4 chứ ko có 3 đâu nhá. Tùy bài, bài nhanh nhanh thì 2, bài chầm chậm thì 4.
Cuối cùng là tập chuyển. Thường mới tập thì tập rung ở cuối câu (chữ cuối câu ngân dài) và rung ngay từ đầu chữ cuối câu ấy. Sau đó bạn tiếp tục thử ngân ko rung một lúc rồi mới rung. Và cuối cùng là thử kết hợp om hơi để rung cả câu, hoặc rung một chữ lửng lơ giữa câu...
Chúc bạn thành công mà không "tẩu hỏa nhập ma" (là chuyện rung ko được mà thành... run).
(St)