7 yếu tố cần thiết giúp học tốt môn Lịch sử
1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ …
2. Nếu bạn mới bắt đầy học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng.
3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam - Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử… Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với môn Lịch sử.
4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
5. Khi viết bài nhớ lập dàn ý chi tiết, ghi rõ các mục I, II, a, b… Nhớ giữ lại các dàn ý đó nhé, vì nó sẽ làm đề cương ôn tập rất tốt cho bạn đấy!
6. Trong bài viết nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia vì nó sẽ làm “loãng” bài của bạn. Bạn có thể mạnh dạn đưa ý kiến phát biểu của mình (tất nhiên ý kiến đó theo định hướng của Đảng và Nhà nước). Ý kiến đó dù đúng, dù sai người chấm bài cũng sẽ rất hoan nghênh ý kiến của bạn.
7. Ba điều quan trọng trong khi làm bài thi là: chữ sạch đẹp, viết nhanh, và phân chia thời gian làm bài hợp lý.
1. “Như thế nào?” (trình bày, nêu khái quát, tóm tắt, chứng minh,
so sánh)
2. “Tại sao?” (giải thích)
3. “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, so sánh, nhận xét/đánh giá, phê phán)
Những kỹ năng để làm bài thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất:
1. Kỹ năng phân tích đề:
Trước hết phải hiểu đúng mỗi câu hỏi trong đề thi, chú ý từng từ trong câu hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là thừa. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi: trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá...
2. Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
3. Kỹ năng viết bài: hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ TỐT NHẤT.!!
Bạn có biết hơn 80% học sinh không cảm thấy hứng thú với môn Lịch sử và cho là môn khó nuốt nhất. Trong các kì thi Đại học, môn Lịch sử là môn thấp điểm nhất. Thậm chí vào kì thi Đại học 2011 có hơn 90% bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình. Vậy làm sao để chúng ta có thể học thật tốt môn Lịch sử. ???
- Điều cần nhất khi học môn Lịch sử là phải có hứng thú ,niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ. Ngoài ra còn cần có những phương pháp học sáng tạo mới lạ, không nên áp dụng phương pháp học vẹt vì nó không những không tạo cho bạn hứng thú mà càng làm cho bạn không nhớ nổi những kiến thức cần thiết.
- Sử không phải học thuộc mà cần phân tích, vận dụng tư duy. Trong lịch sử có quá nhiều sự kiện khó nhớ vì vậy học bằng cách lập bảng hệ thống để nhớ sự kiện, luyện nhiều bài tập và phân tích theo cách của mình. Tìm tài liệu trước tiết học, trình bày bài và trả lời câu hỏi của thầy cô, các bạn, khi đó mình đã nhớ kiến thức ngay trên lớp”
- Áp dụng từ lý thuyết chuyển vào cuộc sống thực tế. Điều này có nghĩa là, bạn có thể trực tiếp vào các viện bảo tàng, trung tâm trưng bày để có thể xem tận mắt, sờ tận tay từ những sự kiện lịch sử. Và việc bạn được các hướng dẫn viên hướng dẫn, giải thích chắc chắn sẽ thú vị hơn là việc bạn ngồi một chỗ nhìn chằm chằm vào quyển sách một cách nhàm chán. Với cách học này, bạn hoàn toàn có thể ghi nhớ rất lâu và dễ "thấm" vào não, mà chẳng cần phải ngồi đọc tới đọc lui vừa mất thời gian mà lại không mấy hiệu quả.
Để môn Lịch sử trở nên "dễ nuốt, dễ trôi"
Cách học này thật sự đã được rất nhiều bạn học sinh áp dụng.
- Sơ đồ tia là phương pháp được khuyên sử dụng khi khái quát các sự kiện của một giai đoạn lịch sử dài. Sơ đồ trung tâm với các nhánh thì hợp hơn để ghi nhớ chi tiết từng sự kiện lịch sử riêng biệt. Còn các bảng sẽ giúp teen trong việc kiểm tra kiến thức về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… từng sự kiện trong một chuỗi các sự kiện lịch sử. Quan trọng là các bảng và sơ đồ ngắn gọn, trực quan, đảm bảo trông dễ thương hơn nhiều so với những trang giấy đầy chữ trong sách giáo khoa. Và tự tay mình vẽ ra, cũng thấy yêu yêu hơn tẹo, và thế nào chả thuộc nhanh hơn cơ chứ! Khi học bài, bạn không nên học vẹt, thuộc từng câu từng chữ mà nên rút ra những ý chính, đúc kết thành những câu ngắn gọn để bạn dễ học hơn.
- Tích cực phát biểu cũng sẽ giúp bạn học môn Sử được tốt hơn, bởi khi phát biểu cũng đồng nghĩa với việc bạn xem câu trả lời 1 lần, khi nói 1 lần là 2 lần… Cứ tích cực phát biểu thì bạn sẽ nhanh nhớ bài hơn. Tránh việc ngồi học thụ động bởi nó sẽ làm cho tiết học càng nặng nề và bạn càng chán học hơn.
- Học theo nhóm cũng là một phương pháp không tồi, bạn có thể lập ra một nhóm học khoảng 4 đến 6 người học cùng nhau, sau đó tự dò bài và đặt câu hỏi cho nhau, hãy tạo ra không khí vui vẻ để học dễ dàng hơn. Nhưng nhớ tránh việc lợi dụng họp nhóm để tám nhé.!! Ngoài học trong sách vở, các bạn nên xem những clip lịch sử hay bộ phim lịch sử trên internet, vừa giúp các bạn giải trí vừa giúp bạn có được kiến thức.
18 chữ "vàng" để học tốt môn Sử
Môn Lịch sử lớp 12 khá dài, chỉ riêng sử Việt Nam là 200 trang, sử Thế giới là 114 trang. Và đề thi vào ĐH thì có thể ở bất kỳ trang nào, ở dạng tổng hợp, chi tiết hoặc hệ thống, so sánh. 18 chữ “vàng" dưới đây phần nào sẽ giúp các bạn học sinh hiểu bài và làm bài tốt hơn. 8 chữ để học tốt
Nắm đề Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là lạc đề. Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy thành câu hỏi. Ví dụ như "Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm 1929". Tự đặt ra câu hỏi như: "Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao giờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?" Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu. Đó là chủ động trong học tập. Nắm khung Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. Nắm chốt Chốt là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Ví dụ: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu. Thuật ngữ Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử. Ví dụ không được viết nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được viết lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"… vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau. Nhiều em băn khoăn: "Học đúng phương pháp, thuộc kĩ rồi, nhưng ít lâu sau lại quên?" Đừng lo. Kiến thức học thuộc đã tạo thành "những đường liên hệ tạm thời" trên vỏ não. Nó có thể mờ đi nhưng không mất. Chỉ cần học ôn vòng thứ hai, vòng thứ ba là nó sẽ khắc sâu và nhớ mãi. Nên lưu ý: cái gì càng hiểu rõ thì càng dễ nhớ và nhớ lâu. 10 chữ để thi tốt Hiểu đề Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy tránh được lạc đề hoặc thiếu ý. Dựng khung Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi. Cắm chốt Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng. Viết sạch Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho người chấm. Có thể viết tắt những chữ thông dụng. Không dùng những kí hiệu. Chữ nào sai thì gạch đè lên, không nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc đơn. Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời gian để trả lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đuôi chuột. Đọc lại Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút. Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn. |
(St)