Ăn bổ sung hợp lý cho trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi
Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam/ăn dặm) là ăn uống thêm ngoài bú sữa mẹ.
Ăn bổ sung hợp lý là gì? Là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt, cá, tôm,... theo đúng độ tuổi, đủ về số lượng, chất lượng, cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.
b. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?
- Như trên đã nói, trong vòng 6 tháng đầu (tức là từ khi trẻ được sinh ra đến 179 ngày) chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp người mẹ thiếu sữa hoặc phải đi làm thì cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng hoặc sữa đậu nành.
- Từ tháng thứ 7 trở đi (tức là từ tròn 180 ngày trở đi), ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác
c. Nguyên tắc ăn bổ sung:
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và nhất thiết phải tập cho trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.
- Số lượng thức ăn và số lần cho ăn tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.
- Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm sạch, tươi và chế biến bảo quản hợp lý.
- Tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển
- Dụng cụ chế biến sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn.
- Cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
- Không nên cho trẻ ăn mì chính.
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo/uống nước ngọt trước bữa ăn.
- Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.
- Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh.
- Phải đa dạng hoá trong bữa ăn bổ sung của trẻ, đó chính là phương pháp tô màu bát bột, làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm:
Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền...).
Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam.
Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...
Trong một ngày, thậm chí trong một bữa ăn trẻ phải được ăn đủ 8 nhóm thực phẩm như đã nêu trên.
Số bữa ăn của trẻ ăn bổ sung hợp lý:
- Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:
7 tháng: bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả
8 - 9 tháng: bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền.
10 - 12 tháng: bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc (15%) + hoa quả nghiền
- Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi, mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa..), nhưng lại thiếu chất bột đường (gạo, mì, khoai, bún, phở) và rau quả.
Những lưu ý trong chế độ ăn bổ sung của trẻ
Ăn bổ sung là gì?
Ăn bổ sung (BS) hay ăn sam/ăn dặm được định nghĩa là cho trẻ ăn những thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ. Theo WHO, thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (tức 180 ngày). Một số trường hợp đặc biệt như trẻ không tăng cân bình thường mặc dù vẫn được bú mẹ đầy đủ, hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú, chậm lên cân đe dọa suy dinh dưỡng hoặc đã suy dinh dưỡng, hoặc mẹ có bệnh lý không cho con bú được mà trẻ không chịu bú sữa công thức và chậm lên cân, có thể cho trẻ ăn BS từ giữa tháng thứ 4 (vì về sinh lý lúc này trẻ đã đủ khả năng tiêu hóa các thành phần của bữa bột).
Thức ăn BS truyền thống ở Việt nam thường là bột gạo hoặc cháo gạo nấu với thịt, trứng, rau... Gần đây, một số có thể là sữa bột (với thành phần gần trùng với sữa mẹ), sữa công thức, hoặc các loại bột ngũ cốc mặn ăn liền. Tuy nhiên, để đảm bảo đa dạng thực phẩm, nên cho trẻ ăn BS bằng bột tự nấu với các thực phẩm tươi (như thịt, trứng, sữa, cá, rau quả,…).
Sự phát triển của trẻ sau 6 tháng tuổi trở đi phụ thuộc rất nhiều vào cách cho ăn BS. Trên thực tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 6 tháng - 2 tuổi tăng nhanh nhất so với các độ tuổi khác, mà nguyên nhân chính là do thực hành cho trẻ ăn BS chưa hợp lý.
Đến tròn 6 tháng, năng lượng từ sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450kcal/ngày, trong khi nhu cầu của trẻ vào khoảng 700kcal/ngày. Vì thể, trẻ cần phải được ăn bổ sung để bù đắp năng lượng thiếu hụt, và khi trẻ lớn dần, số bữa ăn BS và lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng cần tăng lên, nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Từ 6 - 12 tháng, lượng vi chất (các vitamin A, D…, sắt, kẽm, …) trong sữa mẹ đều giảm, nguồn dự trữ sắt không còn; Nếu chỉ bú sữa mẹ đơn thuần, trẻ sẽ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng. Thực phẩm BS sẽ cung cấp lượng vi chất thiếu hụt này, giúp trẻ phòng chống được các bệnh thiếu vitamin A và khô mắt, thiếu máu do thiếu sắt.
Thế nào là ăn bổ sung đúng cách?
Ăn BS đúng cách là bắt đầu cho ăn từ khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần, ăn thêm đủ số bữa (từ 2 bữa tăng dần lên 3-4 bữa khi gần 1 tuổi) và bột/cháo được nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
Nhóm cung cấp chất bột: sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu). Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn BS như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa, bánh mỳ nhúng sữa… để trẻ hào hứng với bữa ăn tránh gây biếng ăn do phải ăn mãi một món.
Nhóm cung cấp chất đạm: Khi mới bắt đầu tập ăn BS, nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu; Tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua…; Tháng thứ 8 trẻ cần ăn đa dạng hơn, không nên kiêng khem, chỉ cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trẻ trên 1 tuổi nên cho ăn trứng gà toàn phần, ăn hàng ngày nếu trẻ thích vì là nguồn chất đạm động vật và chất béo ngon, bổ, rẻ, và vì đa số trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu (trừ những bệnh lý về gene).
Nhóm cung cấp chất béo: Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương, … Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn, ...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, oliu, ...), riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi… Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/ mỡ và phải đủ lượng lượng: Khi bắt đầu ăn BS mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh, củ và quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột/ cháo khiến đậm độ năng lượng thấp: bắt đầu ăn BS nên cho 1 thìa, sau tăng lên 2-3 thìa/1 là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Với trẻ thừa cân, béo phì cần tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng khẩu phần. Lưu ý không nên dùng nhiều loại rau xanh, củ quả trong 1 bữa bột khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.
Để đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung ngon miệng và hấp thu tốt, cần:
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Tránh những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn… trong các bữa chính.
- Thay đổi các loại thức ăn và đổi món trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn và những món trẻ thích.
- Trẻ ăn kém, ch���m lên cân hay sau ốm/bệnh, cần được bồi dưỡng bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá… giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.
- Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.
Các nguyên tắc chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ:
- Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn động vật, hải sản, sữa, ...).
- Sạch và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác; không có các hoá chất có hại hoặc chất độc (không nên cho trẻ ăn thịt cóc, thịt cá nóc... hay những thực phẩm có khả năng có độc chất như nấm không rõ nguồn gốc); không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
- Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn, trẻ thích.
- Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
- Cần lưu ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn. Tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (như nước có gaz, kẹo kem, …), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.
Những sai lầm các bà mẹ hay mắc trong chế độ ăn của trẻ biếng ăn:
- Không tăng số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn; Nấu loãng hơn bình thường (ít đạm, dầu mỡ) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại bị thiệt thòi về chất.
- Không cho quá ít dầu mỡ vào bột cháo gây thiếu năng lượng.
- Kiêng không cho ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ bị ho, tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp dị ứng với cá, tôm, cua gây tiêu chảy ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
Thực phẩm 'cấm' trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm sau đây:
1. Muối
Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.
2. Đường
Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc. Chính vì vậy, các mẹ chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết thôi nhé.
Các mẹ nên đặc biệt hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đường nhé (Hình minh họa)
3. Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần phải lưu tâm nhé.
4. Dâu
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
5. Trứng
Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng các mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé, vì các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.
Các mẹ nhớ chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng đã chín kỹ thôi nhé (Hình minh họa)
6. Trái cây ép
Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.
7. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
8. Thực phẩm nhiều chất xơ
Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
9. Một số loại cá
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,… bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (Hình minh họa)
10. Pate
Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
11. Sữa bò
Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Nhưng không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Không giống sữa công thức và sữa mẹ, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.
12. Một số loại phômai
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
13. Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.
Sửa soạn thức ăn cho bé
Những món ăn vặt cho bé yêu mê tít
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh
Các món cho bé ăn dặm chế biến đơn giản
Các món cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn
(ST)