Trong tự nhiên, mỗi loài chim đề biết tự tìm kiếm thức ăn mà chúng ưa thích: sơn ca ăn cào cào, chích chè thích giun đất, họa mi bắt côn trùng cánh cứng, chào mào ăn trái chin, chim ruồi thích mật hoa…
Công Thức Làm Cám Chào Mào Huế
- một bì bột ba vì (dùng nửa bì hoặc 1/4)
- 30 quả trứng gà
- 2 lạng tôm (tôm nuôi,kô nên dùng tôm biển)
- một lon đậu phụng (lạc)
- nửa lon đậu xanh
- nửa lon bắp
- 15 nghìn Chị Tử (ở tiệm thuốc bắc)(cái náy dành cho chim mướt lông)
- 2 bì dế khô ( bạn nào có dế tươi hàng ngày thì quá tốt ,một số người củng không thích dế nên tớ cũng khuyên các bạn kô nên dùng loại dế khô này)
2.Phương Pháp Chế biến
- Đem nửa bì bột ba vì bỏ vào mấy xay tiêu ,xay vừa phải (đừng có quá mịn)
- Đem đậu phụng,nửa lon đậu xanh,nửa lon bắp đem ran chín và xay ra
- chị tử đem phơi khô hoặc ran cho khô rồi xay ra(cái này khi gần hoàn thành mới bỏ vào)
- Tôm thì các bạn luột rồi bóc vỏ hoặc để vỏ lại tùy mỗi người.rồi bỏ tôm vào xay.
- Bỏ tất cả bột vào trộn đều rồi đập trứng gà lấy lòng đỏ các bạn trộn như người ta hay trộn xi măng với các ,bỏ tôm với dế vào trộn chung lại.Kiếm cái chảo chống dính bỏ lên ran khô lại đến khi bột có màu vàng đậm ta đem ra xay lại ,đổ bột ra giấy báo cho nó rút dầu.Cuối cùng ta bỏ chị tử vào trộn đều.
Đến đây các bạn sẻ thấy bột của mình rất thơm.
Trong tự nhiên, mỗi loài chim đề biết tự tìm kiếm thức ăn mà chúng ưa thích: sơn ca ăn cào cào, chích chè thích giun đất, họa mi bắt côn trùng cánh cứng, chào mào ăn trái chin, chim ruồi thích mật hoa… Khi nuôi chim trong lồng, chúng ta không thể nào cung cấp đủ lượng thức ăn phong phú như trong tự nhiên mà phải thay thế bằng thức ăn chế biến. Hiện nay, trên thị trường, thức ăn chế biến cho chim có rất nhiều loại: cám ớt dành cho nhồng, sáo; cám trứng cho họa mi, chích chòe; cám thường cho cưỡng,bù chao..
Bột trứng: Trước dây, mỗi loài chim được cho ăn một thứ bột khác nhau. Bột đâu phộng trứng cho chích chòe, thanh tước. Bột gạo trứng cho họa mi, khướu, bù chao. Bột kê trứng cho sơn ca. Bột biscotti cho yến hót. Bột đậu xanh trứng cho vành khuyên (khoen). Mấy năm gần đây để dể dàng dàng trong việc chăm sóc cũng như tăng phần dinh dưỡng choc him, bột trứng đơn giản chỉ còn 2 thứ: bộ chích chòe và nột khoen.
Cách làm bột:
Bột chích chòe( cho chích chòe, họa mi, sơn ca, khướu, chào mào, thanh tước, bù chao)
Thành phần: đậu phộng 300g.
Gạo tấm 150g.
Tôm khô 50g.
Trứng gà( hay vịt) 6 trứng.
Đường cát trắng 2 muỗng cà phê.
Chế biến: Đậu phộng rang vàng bóc sạch vỏ, để trên tờ giấy trắng dung chai cà cho nát, dầu ra ướt giấy thì thay giấy, rút bớt dầu. Gạo cám rang vào cà cho bể nhỏ. Tôm khô trụng nước xôi xả muối rồi giả nát. Trứng lụôc chin chi lấy tròng đỏ. Bột đậu, bột cám, bột tôm, tròng đỏ trứng bóp trộn đều với đường cát trắng nhuyễn, rang lại cho thậ khô không được cháy. Nếu bột dính thì cà lại cho rời ra.
Bột khoen ( Dàng cho khoen, yến hót, thạch yến).
Thành phần: đậu xanh 100g
Đường cát trắng 2 muỗng cà phê.
Trứng gà( hay vịt) 6 trứng .
Chế biến: Dậu xanh ngâm nước 2 giờ, đãi vỏ, hấp chin, phơi khô rồi cà cho nát. Trứng luộc chin lấy tròng đỏ. Bột đậu, tròng đỏ trứng bóp nhuyễn trộn đều với đường cát trắng nhuyễn. Hỗn hợp cho vào vợt I nox của bà nội trợ, dung muỗng cà phê tạo thành sợi. Sợi này đem phơi nắng, bát nát sẽ thành viên. Nếu làm số lượng nhiều, nên dung cái xay cháo của trẻ em thì nhanh hơn. Thức ăn ở dạng viên làm chim thích ăn hơn. Hơn nữa, chim ăn lọai này không dính mỏ nên không bẩn cóng nước.
Bảo quản bột : Bột phải làm thật khô, tránh nấm mốc, mới dung được lâu. Bột làm xong để thật nguội cho vô lon thiếc, lót nhiều lớp giấy hút ẩm và đập nấp thật kín. Choc him ăn tốt nhất từ 15-20 ngày, lâu hơn bột sẽ mất phẩm chất. Bột mốc thì bỏ, nếu cho chim ăn sẽ bị đường ruột khó trị.
Cách cho chim ăn:
Cóng thức ăn phải sạch khô. Cho vài muỗng cà phê đủ chim ăn 2-3 ngày. Xem chim ăn có đều không, nếu không bột có thể bị chua vì ướt ( do chim uông nước), phải thay bột mới.
Lư ý: Ngoài bột thường xuyên để sẵn trong lồng( thức ăn nền), tùy laòi chim mà chúng ta bổ sung thức ăn tươi sống như cào cào, trứng kiến, trùn, gián đất, sâu quy, dế ,liu điu, thằn lằn, cá con, tôm tép, thịt vụn…. Loài chim ăn trái cây ngọt như chào mào, thanh tước, vành khuyên thì cho ăn them chuối sứ, bom, lê. Sơn cá, yến hót, thạch yến cho ăn them kê, hột mè, hột cải.
Chim ăn no đủ sẽ đẹp, sung ức, đủ “lửa” hót nhiều, có thể cho chim thi hót. Nếu muốn choc him “nóng” dữ, hung hăng để chim thi đá như chích chòe than, họa mi thì cho chim ăn them sâu khô, liu điu khô bằng cách cà nát trộn chung với bột trứng theo tỉ lệ tăng dần từ 10-50%.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cách chăm nuôi .Chào mào
1. Chim nuôi trong nhà tuyệt đối không nuôi 2 con . Nên nuôi 1 hoặc 3 con hay nhiều hơn nữa . điều này tùy thuộc vào điều kiện và không gian nhà bạn . Tôi sẽ lấy ví dụ thực tế để các bạn kiểm chứng luôn :
- Ai nuôi chim cũng đều sáp đấu với mong muốn đấu từ nhà ra đến cội , đấu từ cội cho đến hội thi . Đã là đấu cội thì phải đấu số đông mà số đông thì khác biệt hoàn toàn với đối kháng . Nếu nhà bạn chỉ nuôi 2 con và mỗi khi bạn sáp lồng tôi dám chắc rằng 1 trong 2 con sẽ thua nước đấu cho dù chim có gấu đến đâu . Điều này dẫn tới tình trạng chim bị đè , khi bị đè thì chỉ có 1 con chơi và 1 con nghỉ . Nhưng nếu bạn nuôi 3 con trở lên khi sáp lồng sẽ có được sơ đồ như trên : Con A nạt được con B – Con B đè được con C – Nhưng con C chưa chắc đã sợ con A mà còn xảy ra điều ngược lại là con C sẽ đè con A . Điều này đồng nghĩa với việc cả 3 con đều chơi được .(điều kiện chim đã đứng lồng hoặc ngang sức nhau) .
- Điều thường gặp là khi đang sáp lồng đối kháng : Con A đang sợ con B mà xù lông , cụp mào . Nhưng khi kê tiếp con C vào khiến con A không còn sợ nữa . Từ nước đang xù lông bỏ đấu con A sẽ lại chơi như con điên . Đương nhiên điều xảy ra trong trường hợp này sẽ là con C sẽ bị cả 2 con A và B dồn cho tới bến . Nếu là chim cứng hoặc chịu được 1 trong 2 con thì mới chơi lại được .
2. Vị trí treo chim trong nhà vô cùng quan trọng . Ngoài các yếu tố như phơi nắng , đủ sáng và đủ gió thì ACE nên thường xuyên (luân phiên) thay đổi chỗ treo chim cả ngày lẫn đêm các ngày trong tuần . Điều này phần nào giúp chim thích nghi với nhiều điều kiện và môi trường sống để không phân định lãnh thổ dẫn tới tình trạng : Khôn nhà , dại chợ . Ở nhà thì chơi như con điên nhưng xách ra chỗ khác hoặc đi đến chỗ lại lại chẳng chơi tí nào .
3. Khi tắm cho chim tuyệt đối không để chim nhìn thấy nhau .
- Ngoài thiên nhiên lúc chim tắm là lúc chúng yếu đuối nhất vì khi tắm bộ lông ướt sẽ không thể bay nhanh được . Lúc này là lúc nguy hiểm nhất đối với tính mạng của chúng mỗi khi gặp kẻ thù đi săn . Do vậy những lúc tắm thường sẽ có con đứng canh gác để cảnh báo cho bầy đàn những mối nguy hại và luân phiên nhau tắm .
- Với chim trong lồng nuôi (chim đấu cội) . Thời gian tắm tốt nhất là 12h trưa đến 14h . Vì lúc đó chính là thời điểm nhiệt độ ổn định và ấm nhất trong ngày . Chim tắm sẽ ít gặp rủi ro về đường hô hấp và gió lạnh đột ngột . Mục đích của chúng ta khi lùa chim sang lồng tắm là để tắm . Khi chim tắm là lúc chúng không còn tí lửa nào nữa . Do vậy khi tắm cho chim cần cho chúng tắm 1 mình (1 con 1 để chim chú tâm vào tắm và sửa lông . Vì lúc lông ướt chính là thời điểm tốt nhất để chim sửa lại bộ lông của mình )
- Nếu thời gian có hạn hoặc nhà nuôi quá nhiều chim thì nên dùng tấm nhựa hoặc kim loại ngăn cách các lồng tắm để chim không nhìn thấy nhau .
- Trường hợp xấu xảy ra sẽ là : Vào lồng tắm rồi nhưng cứ phồng mang trợn mát lên quát nạn nhau , khi tụt lửa rồi nhưng thái độ vẫn còn dẫn tới tình trạng nhờn chim , nhấm nhẳng khi vừa tắm vừa đấu – lúc ở lồng tắm thì không tắm , đuổi sang lồng nuôi thì cứ chúi đầu vào cóng nước mà vẫy . Điều này vô cùng nên tránh khi các bạn nuôi chim đã khô lông .
- Tuyệt đối nên không nên tắm cho chim sau mỗi buổi đi dợt hoặc đi thi về . Điều này giúp chim giữ được lửa và giữ được cách chơi khi đấu dợt . (Trừ khi ACE muốn xả lửa cho chim)
II/ Chế độ dinh dưỡng .
1. Hoa quả : Ngày mang chim đi dợt cội thường nhật tuyệt đối không cho chim ăn hoa quả . Do vậy ACE nên canh phiên hợp lý để ngày cách ngày (Nếu chế độ hoa quả đang thường xuyên) . Vì tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta đều lựa chọn cho chim 1 loại cám tốt và thích hợp để cung cấp người dinh dưỡng cần thiết cho 1 chú chim đấu . Ngày mang chim đi dợt cội hoặc đi thi của các chú chim không khác nào 1 ngày lao động cật lực của con người . Khi đã lao động thì cái bụng cần phải chắc mới có sức để làm . ACE hãy hình dung từ con người nhé ! (Hoa quả như gói mì tôm , bát cháo – Cám chất thì như gói xôi , cục thịt ) . Do đó nếu muốn cho ăn hoa quả vào các ngày dợt hoặc thi , ACE nên cho ăn vào cuối giờ dợt hoặc kết thúc cuộc thi . Sẽ là rất ý nghĩa và khoa học với những chú chim cưng đấy .
2. Mồi tươi với nguyên lý : Sáng Ăn Thúc Lửa – Chiều Ăn Ủ Lông .
- Tuyệt đối không cho chim ăn dế . Dế mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao nhưng lại không thích hợp với chào mào . Vấn đề nằm ở chiếc vỏ bọc của dế quá thô và cứng khiến cho hệ tiêu hóa của chim không thể nghiền nát được . Cho chim ăn lâu ngày sẽ làm hỏng được ruột của chúng .
- Mồi tươi thích hợp nhất với chim chào mào vẫn là châu chấu non nếu ACE muốn bổ sung chất tươi hàng ngày . Sâu quy cũng là 1 lựa chọn nếu ACE muốn dùng với điều kiện ( Chỉ nên cho chim ăn sâu lột trắng vào mỗi buổi sáng sớm khi đánh thức chim dậy ) Vì sâu chỉ nóng ở cái vỏ của chúng nên khi lột vỏ rồi cũng là 1 lựa chọn cho chim . Tuy nhiên ACE tự lựa chọn chế độ ăn vừa phải và phải đều tay . Cách cho sâu nhanh lột vỏ là cho sâu ăn bột mì và thêm vài cọng lá hoặc rau tươi như lá ổi , lá sung , rau xà lách , bắp cải v v …
Trong bài trang 3 của Topic mình đã chia sẻ 1 số vấn đề mà có thể các bạn đã bỏ qua trong suốt quá trình nuôi dưỡng . Tuy chỉ là các yếu tố nhỏ nhoi nhưng đó chính là những điểm nhân rất quan trọng để tạo nên sự đột phá và thành công về thú chơi này , mà ở đó dù là 1 khiếm khuyết nhỏ cũng tạo nên những vấn đề khá nan giải .
Cách chọn chim Chào Mào chuẩn
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Hướng dẫn làm thức ăn chào mào để chim lớn
Cách chăm sóc chào mào khi thay lông đúng cách
Chữa bệnh tiêu chảy cho Chào Mào nhanh khỏi
Cách chăm sóc chim chào mào non
(ST)