CHỨC NĂNG CỦA THẬN VÀ BÀNG QUANG
Một khi thức ăn đã được hấp thu vào dòng máu của cơ thể, thận có nhiệm vụ phải đi lấy các chất thải ở máu đi và bài tiết nó ra dưới dạng nước tiểu.
Tiến trình sản xuất nước tiểu
Các chất cặn bã trong máu được thận lấy đi và hoà tan trong nước. Nước tiểu sau đó đi theo các ống niệu đạo chảy xuống bàng quang và được tống ra ngoài khi bé đi tiểu.
Tống xuất nước tiểu
Nước tiểu tạm thời được trữ trong bàng quang và bàng quang thì dốc cạn nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo. Các em bé thậm chí không ai biết khi nào mình đang đi tiểu cho đến khi được 15 –18 tháng. Phải vài tháng sau cảm giác mót đi tiểu mới xuất hiện, vì bàng quang của trẻ sơ sinh chỉ có thể nhịn được trong những khoảng thời gian ngắn thôi.
VẤN ĐỀ TIÊU BIỂU Ở BÉ SƠ SINH
Một em bé sơ sinh có thể cần thay tã 10 lần mỗi ngày, và mặc dù số lần thay tã sẽ giảm khi bé lớn lên, đa số các em bé chỉ đến năm lên hai tuổi mới có được khả năng kìm chế việc đi tiểu, đi tiêu. Mặc dù bạn chẳng thể nào thúc đẩy được tiến trình này, sự giúp đỡ và hỗ trợ của bạn sẽ rất quan trọng đối với bé.
ĐI TIỂU
Bàng quang của mỗi em bé còn nhỏ sẽ tự động dốc cạn thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Ngay khi bàng quang chứa đựng một chút nước tiểu, thành bàng quang căng giãn ra và tiến trình xuất nước tiểu được kích động. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, và người ta không thể nào trông mong em bé sẽ ứng xử khác đi; ít nhất cũng là cho tới khi bàng quang bé đủ phát triển để có thể giữ được nước tiểu trong những thời gian lâu hơn.
ĐI TIÊU
Khi em bé còn nằm trong tử cung, ruột bé chứa đầy một chấy nhầy nhớt màu đen gọi là phân su. Phân su được tống xuất ra trong 24 giờ sau khi sinh, và một khi hiện tượng này đã xảy ra, việc đi cầu ra phân bình thường sẽ nối tiếp sau.
Một khi em bé của bạn đã ổn đinh vào một nếp đi tiêu thường nhật rồi, phân của bé sẽ trở nên đặc và lợt màu hơn. Bạn không nên phải chúý nhiều đến phân, và cũng chẳng nên suy nghĩ hay lo lắng vì phân em bé miễn là bé vẫn thoải mái và mau lớn.
Số lần em bé đi tiêu có thể thay đổi khá nhiều mà vẫn là bình thường, và lúc đầu mới chỉ cho bú bình đa số các em bé cứ bú một bình lại đi tiêu một lần. Mặt khác một em bé bú mẹ có thể chỉ đi tiêu một lần một ngày hoặc ít hơn nữa vì sữa mẹ không để lại cặn bã.
Số lần em bé đi tiêu giảm dần khi em bé lớn lên. Có thể là lúc đầu em bé đi tiêu 5 hay 6 lần một ngày, nhưng sau 3 hay 4 tuần thì chỉ còn đi 2 lần mỗi ngày thôi. Điều này là bình thườngvà chẳng đáng để bạn lo ngại. Cũng như vậy, dạng phân lỏng không đóng khuôn, hay hoàn toàn xanh lè là điển hình cho phân em bé và không phải là lý do đáng lo ngại, trừ khi phân lỏng kéo dài quá 24 tiếng thì lúc đó mới nên đi bác sĩ.
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG PHÂN
Bạn chớ nên lo lắng khi thấy phân thay đổi giữa các ngày. Khi tiếp xúc với không khí phân ngả sang màu xanh hay màu nâu, điều đó hoàn toàn là bình thường. Nếu bạn có lo ngại, bạn hãy hỏi ý kiến cô nữ hộ sinh hay bác sĩ là những người có thể khuyên hay trấn an bạn được. Thông thường, phân lỏng không phải là một dấu hiệu nhiễm trùng. Tuy nhiên đi tiểu ra nhiều nước có kèm theo biến đổi đột ngột về màu sắc, mùi, hoặc số lần đi cầu thì phải báo cho bác sĩ biết, đặc biệt nếu da em bé tái nhợt đi.
Phân có lẫn các vệt máu không bao giờ là bình thường. Nguyên nhân có thể hoàn toàn không quan trọng – như một vết rạn da xung quanh hậu môn chẳng hạn – song bạn phải xin ý kiến bác sĩ. Những lượng máu lớn hay có mủ hoặc chất nhầy xuất hiện có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nhiễm trùng đường ruột, nên bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy bé đi tiêu như vậy.
Em bé bú mẹ
Vào khoảng ngày thứ nhì (sau sinh) loại phân màu vàng nhạt đặc thù của em bé bú sữa mẹ sẽ xuất hiện. Phân ấy hiếm khi nào cứng hay có mùi hôi và có thể không đặc mà chỉ hơi sền sệt. Bạn nên nhớ là thức ăn bạn ăn vào sẽ ảnh hưởng đến em bé và bấy cứ thứ gì có nêm quá nhiều gia vị hoặc chua quá cũng có thể gây rối loạn tiêu hoá cho em bé.
Em bé bú bình
Một em bé bú bình có khuynh hướng đi tiêu nhiều lần hơn, ra phân rắn hơn, nâu hơn, và hôi hơn phân em bé bú sữa mẹ. Khuynh hướng thường gặp nhất ở phân trẻ bú bình là khá cứng. Cách dễ nhất để điều chỉnh lại phân như vậy là cho em bé uống thêm chút nước đun sôi, để nguội trong những khoảng cách giữa hai cữ bú.
TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là dấu hiệu ruột bị kích thích dẫn tới bị đi cầu ra phân lỏng, đi cầu nhiều lần và ra nhiều nước. Ở những em bé còn nhỏ, chứng bệnh tiêu chảy luôn luôn có tiềm năng nguy hiểm do nguy cơ bị mất nước, hiện tượng này có thể phát sinh ra rất mau. Trong trường hợp em bé của bạn không chịu bú hoặc có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Đi tiêu ra phân nhiều nước, lập lại nhiều lần
Phân màu xanh lục và có mùi hôi
Sốt 380Chay cao hơn.
Có mủ hay máu trong phân
Bơ phờ, mắt quầng thâm
Nếu bạn cho rằng em bé bị mất nước, hãy quán sát thóp bé. Nếu thóp bị lõm xuống, đó là dấu hiệu em bé đang bị mất nước: hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu được chữa sớm, chứng bện tiêu chảy có thể trị khỏi được mau lẹ.
Bạn cũng có thể tự mình chữa trị cho em bé, nếu em bé bị tiêu chảy nhẹvà không có triệu chứng nào khác. Cứ tiếp tục cho em bé bú, nếu em bé đang bú mẹ. Chứng tiêu chảy thường dễ khỏi ở trẻ bú (sữa) mẹ, tuy nhiên bình sữa pha theo công thức thì cần pha loãng tới một nửa độ đậm bình thường thôi, với lượng sữa bột bằng nửa liều lượng bình thường đi với lượng nước như thường lệ. Cháu có thể chỉ ăn những lượng nhỏ thức ăn và do đó hay đói hơn. Trong trường hợp chứng tiêu chảy nhẹ không khá hơn trong vòng 2 ngày, bận nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi bạn khởi sự cho ăn trở lại sau một đợt tiêu chảy, tốt nhất là nên bắt đầu với những suất ăn nhỏ, những thức ăn nhẹ, có sữa như thạch hay yaourt; nước trái cây pha loãng, trái cây ninh nhừ, cốm ngũ cốc khô với sữa; khoai tây tán và trứng. Ngày đầu tiên hãy bắt đầu với ít hơn phân nửa số lượng bình thường và ngày thứ nhì, từ nửa đến 2/3 lượng thông thường. Những đồ uống có muối để bù khoáng chất có công thức được thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh nên được cho uống vào giai đoạn này. Nếu mọi sự tốt lành bạn có thể cho cháu ăn trở lại theo liều lượng bình thường.
CHỨC NĂNG CỦA RUỘT
Thức ăn đi qua bao tử vào ruột non và từ ruột non xuống ruột già. Các chất cặn bã của thức ăn được tích trong trực tràng trước khi được tống ra ngoài qua hậu môn.
Tiêu hoá
Thức ăn được tiêu hoá bởi cac men enzym. Tiến trình tiêu hoá khởi sự trong miệng, rồi tiếp tục trong bao tử và phần trên của ruột non.
Hấp thu
Một khi thức ăn đã được biển thành những phần tử giản đơn, thì thức ăn được hấp thu vào dòng máu cơ thể, trên hành trình đi qua ruột non. Sau đó, thì qua ruột già, nơi đây có bao nhiêu nước thì cơ thể hấp thu vào bấy nhiêu. Các chất thải đi qua trực tràng là phân.
Bài xuất
Phân được tích chứa trong trực tràng và được tống xuất ra ngoài qua hậu môn. Các em bé sợ sinh không có khả năng kiềm chế được phản xạ khiến cho trực tràng tống phân ra ngoài – dù là trong một giây. Nói chung, các em bé còn nhỏ hay đi cầu khi được cho bú, do phản xạ bao tử - trực tràng, kích thích trực tràng tống xuất phân mỗi khi thức ăn vào bao tử.
(St)