Đời sống gia đình

seminoon seminoon @seminoon

Đời sống gia đình

18/04/2015 10:40 AM
152

Bất kể bạn đã đọc được bao nhiêu sách về em bé, cho dù bạn đã chuẩn bị tốt đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể thấy kinh ngạc bởi sự kiện một em bé sơ sinh xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Cùng với đòi hỏi về thể chất của việc chăm sóc một em bé, công việc nội trợ bình thường của bạn ít nhất là sẽ tăng lên gấp 4 lần. Thay vì chỉ phải giặt mỗi tuần một vài lần, bạn có thể thấy mình bây giờ phải giặt đồ mỗi ngày. Công việc vặt lặp đi lặp lại như thế có thể tạo ra một khối lượng công việc phải làm thật năng nề và mệt nhọc.

Sau những tuần đầu, khi họ hàng và láng giềng thôi không ghé thăm để chúc mững nữa, tính cách mới lạ của tình huống ở nhà một mình với em bé mới sinh cũng qua nhanh. Những bà mẹ đã bỏ dở một công việc hay một sự nghiệp có thể thấy rằng cái họ thiếu chẳng phải là công việc mà là môi trường làm việc của họ. Họ thiếu sự giao lưu xã giao với bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt là họ thiếu sự dung hoà giữa công việc và gia đình.

Nhiều người cũng thấy việc chuyển tiếp từ một cặp vợ chồng thành một gia đinh có thể gây nhiều chấn động hơn là họ muốn hình dung. Có nhiều khó khăn mới phát sinh - cả về thể chất và tinh thần và họ phải tìm cách để chống đỡ và vượt qua.

NHỮNG TRÁCH NHIỆM MỚI

Sự có mặt của một em bé mới sinh làm cho việc lựa chọn trở nên “khắc nghiệt” hơn; chẳng hạn như trước đây, nếu cả 2 vợ chồng, chăng ai muốn cọ sàn nhà tắm, thì việc đó có thể để lại làm sau. Nhưng với một em bé thì chăng bao giờ có thể để lại sau rồi tính. Các nhu cầu của bé mang tính ưu tiên và có người nhận lãnh trách nhiệm để đáp ứng bé. Thời gian mà trước đây để làm việc khác thì nay phải giành tất cả cho em bé.

Đúng ra thì các biến đổi trong nếp sống cần được san sẻ đồng đều giữa hai vợ chồng, nhưng trên thực tế vẫn thường gặp cảnh phụ nữ phải cáng đáng lấy phần gánh nặng chính. Tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người, điều này đôi khi có thể dẫn tới tâm trạng chán nản, sự oán giận sâu sắc trong uqan hệ giữa hai vợ chồng, khiến cho họ chia tay nhau sau khi đứa bé ra đời .

Một nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy là cứ hai cuộc hôn nhân thì có một bị ảnh hưởng xấu sau khi đứa con đầu lòng ra đời. Tất cả các cặp vơ chồng trong công trình nghiên cứu ấy, bất kể họ hoà hợp tốt với nhau đến đâu, trung bình gia tăng 20% bất hoà trong suốt năm đầu làm bố mẹ. Mặc dù sự bất hoà đôi khi có thể lành mạnh, nhưng thường thì đó là điều mà những người mới lần đầu làm bố làm mẹ không hề mong muốn.

Để giảm sự căng thẳng giữa các vợ chồng, điều tối cần thiết là mỗi người ít nhất phải có một ý thức nào đó về đièu mình trông mong và có thể thoả thuận với nhau để san sẻ công việc. Có con có nghĩa là bạn phải sắp xếp lại cuộc sống của chính mình.

BÌNH ĐẲNG TRONG VAI TRÒ LÀM BỐ LÀM MẸ

Dù vai trò của nam giới trong việc cùng san sẻ công việc gia đình đã thay đổi trong một vài thập niên gần đây, thái độ coi việc chăm sóc con chủ yếu thuộc trách nhiệm người phụ nữ vẫn còn tồn tại. Tốt hơn hét, bạn và chồng nên bàn với nhau về vai trò riêng của mỗi người trước khi em bé ra đời. Phụ nữ phải làm cho chồng mình ý thức được rằng làm một người bố tốt, không phải chỉ có nghĩa là phụ giúp vợ : đièu đó còn có nghĩa là làm tốt vai trò của người bố cùng quan tâm chăm sóc và dạy dỗ con.

Trong một cuộc điều tra gần đây, 74% các ông bố đã nói là việc chăm sóc trẻ cần được chia sẻ đồng đều giữa hai vợ chồng. Nhưng khi được hỏi “bạn có chia sẻ đồng đều việc chăm sóc con với vợ không?” thì 87% các ông bố đã trả lời “không”. Nói cách khác, trong 10 phụ nữ thì gần như có đến 9 người sẽ không nhận được sự trợ giúp tương đương từ người chồng.

Điều này không chỉ thiệt thòi cho người mẹ, mà cọn làm cho người bố bị hạn chế về 2 mặt. Trước hết, quan hệ người chồng với vợ có thể bị ảnh hướng xấu vì người vợ cảm thấy oán giận, buồn bực khi thiếu sự hỗ trợ và giúp đỡ của chồng. Thứ 2 là nếu một người bố không đóng một vai trò tích cực trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời em bé, anh ta có thể mất đi cơ hội tạo nên mối gắn bó mật thiết với con trai hay con gái của mình.

Một người cha không giàu tình cảm sẽ có một ảnh hưởng tiêu cực trên đứa con của mình. Con gái của những người bố như vậy có thể gặp rắc rối trong mối quan hệ với nam giới và con trai sẽ thiếu đi một chuẩn mực về vai trò của nam giới.

LÀM BỐ

Nhiều người trong chúng ta luôn nhó rằng bố chúng ta có vẻ xa cách và khó gần hơn mẹ, nhưng không thể lý giải tại sao mà một đứa bé không thể được hưởng một mối quan hệ mật thiết đồng đều với cả bố lẫn mẹ. Các mối quan hệ của một em bé không tác động tren cớ sở phiến diện hoặc là/ hay và bạn đừng bao giờ phải lo ngại rằng nếu một em bé ở với cha một thời gian ngang bằng ử với mẹ, thì nó có lẽ thương mẹ nó ít hơn. Trẻ nhỏ đều cần đến tình thương càng nhiều càng tốt, và cả 2 bạn phải làm hết sức mình để dem lại cho bé tình thương.

Để một người đàn ông lãnh một vai trò ngang bằng trong việc làm bố làm mẹ, anh ta sẽ phải vượt qua những áp lực văn hoá, và có lẽ phải thay đổi những thái độ của chính mình nữa.Anh ta cũng sẽ phải nhìn nhận vai trò của mình như một người chăm sóc, hơn đơn thuần chỉ là người chu cấp cho việc nuôi nấng. Một sôd đàn ông lẫn lôn trách nhiẹm làm cha với việc lo kiếm tiền về cho gia đình, bởi đó là điều cha ông họ đã làm.

Ngày nay, có thể là các yếu tố kinh tế sẽ xác định ai là người ở nhà chăm sóc em bé. nếu người phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn chồng, hoặc nếu anh ta thất nghiệp, thì một người chồng nội trợ chắc chắn sẽ giúp ích cho các gia đình như vậy, điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng người đàn ông ở nhà với một đứa trẻ nhỏ cũng phải chịu đựng những vấn đề khó khăn như một người phụ nữ phải chịu đựng tình trạng cô lập và buồn chán.

ÔNG, BÀ

Với sự gia đời của đứa con đầu lòng, ông bà (bên nội, bên ngoại) có thể đem lại sự giúp đỡ của mình cho con cháu, hay trái lại họ có thể là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng căng thẳng, đặc biệt khi mối quan hệ gia đình vốn đã có sẵn căng thẳng rồi. chắc hẳn bạn sẽ có nhiều dịp gặp bố, mẹ chồng hơn khi em bé ra đời, và điều dsáng phấn khởi là những dịp này sẽ góp phần làm cho đời sống gia đình hạnh phúc hoen.

Tuy nhiên, đôi khi sự thân thiết và sự phụ thuộc lẫn nhau của mối quan hệ gia đình cũng có một giới hạn mong manh – luôn có khả năng xảy ra các va chạm và xích ních khi cùng sống chung. Do đó, tốt nhất 2 vợ chồng bạn phải bàn với nhau xem cấc bạn muốn để ông, bà đảm nhận vai trò nào. Một khi cả hai bạn và chồng đã quyết định mức độ giúp đỡ mnình muốn hoặc không muốn nhận, bạ sẽ thấy việc xác định vai trò của mình dễ hơn, bằng cách đưa ra những qui tắc trước.

Có thể nhiều khi ông, bà, đặc biệt là bà nội – hay bà ngoại - muốn chỉ cho bạn cách để đối phó với một em bé đang khóc hay một em bé lẫm chẫm biết đi không chịu vâng lời mặc dù bạn đã biết cách. lời khuyên đó thường là với ý tốt và bạn nên tiếp thu. Nếu bạn không thể làm theo lời khuyên đó thì bạn nên giải thích vì sao bạn không làm như vậy, rằng bạn hiểu em bé và với cháu bạn đã có cách riêng để đối phó. Ông, bà chắc hẳn sẽ chẳng buồn lòng nếu những điều này bạn nói là hợp lý và đúng đắn.

Bạn nên kiên trì và có thái độ mềm mỏng với cha mẹ, ông bà để con bạn để con bạn có thể hưởng được những lợi ích bắt nguồn từ mối quan hệ đầy tình thương yêu và bền vững với ông bà.

MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT

Mối quan hệ tốt đẹp giưa ông, bà và cháu là phần thưởng lớn cho cả gia đình. Ông bà có thể đem lại một viễn cảnh tốt hơn cho cháu mình vàbạn có thể yên tâm khi biết rằng có ông bà chăm sóc, con bạn sẽ được trông nom tốt, và em bé có thể tạo một mối gắn bó quan trọng về cảm xúc với ông, bà tốt hơn cha, mẹ nó.

Vì nhiều lý do, ông bà có thể hình thành những mối quan hệ đặc biệt với cháu mình. Trước tiên, ông bà không gặp cháu thường xuyên như cha, mẹ, điều này làm nhẹ bớt sự căng thẳng như việc chăm sóc hàng ngày. Thứ hai, trách nhiệm thuộc cha, mẹ nó. điều này giải phóng cho ông bà, giúp ông bà hưởng được cái cảm giác hồi hộp của vai trò làm cha, mẹ, mà không phải chịu những lo âu và căng thẳng kèm theo.

Thứ 3, là ông hay bà đã từng ít nhất một lần nuôi nấng con, và các vấn đề khó khăn bao giờ cũng dễ đối phó hơn vì họ đã có được kinh nghiêm. Các bậc ông bà cũng có nhiều thời gian rảnh hơn để dành cho cháu mình. Khi trẻ em trở thành những con người trưỏng thành có những vấn đề riêng tư, khi đó con bà có thể đem lại một viễn cảnh bao quát hơn về những khó khăn cháu họ phải đối phó. Ông hay bà có khả năng là người lớn tuổi nhất mà con bạn có thể xem như một người bạn, và có thể đem lại cho con bạn một sự hiểu biết sâu sắc về những sự việc của cuộc sống, còn thú vị và nhiều yêu thương hơn những cuốn sách sử rất nhiều.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có được những lợi điểm của một gia đình nhiều thế hệ. Ngày nay, điều này đặc biệt đúng, khi sức ép về tài chính buộc các cặp vợ chồng phải xa nhà để đến nơi họ có thể kiếm được việc làm. Trường hợp vợ chồng ly dị nhau có thể giới hạn quyền ông bà gần gũi cháu mình. Điều này có thể hết sức đau khổ cả cho ông bàcũng như cho cháu họ, và có thể giải quyết bằng cách để đứa trẻ tiếp tục tới thăm ông bà một cách đều đặn.

TÌNH THƯƠNG VÀ AN TOÀN

Các nhu cầu cơ bản nhất của trẻ nhỏ là đựoc chăm sóc về thể chất, được thương yêu về mặt tình cảm và được sống an toàn. Nếu 1 đứa trẻ cảm thấy được chăm sóc tốt nó sẽ phát triển thành một con người cởi mở và thoải mái hơn một đứa trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đựoc nhận đủ tình thương và sống an toàn, có khả năng sẽ trở nên ít khắt khe hơn khi lớn lên. Ngược lịa, một đứa trẻ thiếu sự chăm sóc về mắt cảm xúccó thể lớn lên dễ bị dao động, dễ đeo bám lấy người khác và hay sợ sệt.

Điều quan trọng là cha mẹ đừng tránh né việc đem lại cho con mình đầy đủ tình thương và cuộc sống an toàn chỉ vì sợ sẽ “làm hư con mình”. Mặc dù đúng là không nên để cho trẻ nghĩ rằng nó có thể có được bất cứ cái gì nó muốn, điều quan trọng hơn là đừng để nó nghĩ rằng không ai thương mình.

Bạn nên nhớ là cách con bạn nhìn sự việc khác với cách nhìn của bạn. Những cử chỉ biểu lộ tình cảm có vẻ bề ngoài (như một cái ôm, một cử chỉ vỗ về, một cái hôn) sẽ có tác dụng hình thành nnhân cách của đứa con bé nhỏ của bạn hơn bất cứ điều gì khác. Thương con nhưng cố gắng không biểu lộ tình cảm đó ra, vì nghĩ làm như vậy sẽ làm cho con mình trở thành “ mạnh mẽ ” hơn , là sai lầm. Thực tế điều đó còn có tác dụng ngược lại.

Lòng yêu thương sản sinh ra những kết quả về cảm xúc và thể chất. Chẳng hạn, khi em bé đươcj ôm ấp trong vòng tay yêu thương của mẹ, bé sẽ thở chậm hơn, đều hơn, ít khoác hơn và ngủ được nhiều hơn. Không có gì phải ngạc nhiên vì điều này, vì cử chỉ vỗ về sẽ đưa đứa trẻ trở lại cảm giác đựợc khuây khoả như khi còn được nằm ấm cúng và an toàn trong bụng mẹ. Cử chỉ ôm ấp cũng là cách tốt nhất để bạn nói với bé là bạn luôn yêu thương và chăm sóc bé. Nếu con bạn thấy bố mẹ nó ôm ấp nhau, cháu sẽ hiểu rằng, mặc dù có lúc bố mẹ có bất đồng với nhau, nhưng bố mẹ vẫn luôn yêu thương nhau.

Ngay nếu con bạn có thể cảm nhận được là bạn yêu cháu qua những cử chỉ thương yêu, điều quan trọng là cháu cũng phải được nghe những điều đó nữa. Trẻ lẫm chẫm tập đi đặc biệt thích nghe bạn nói là bạn yêu cháu. Các cháu đã tới giai đoạn có thể nói được rằng cháu yêu thương bạn và cần thấy tình thương đó được đền đáp lại. Bạn đừng bao giờ dè dặt không muốn biểu lộ tình thương của mình – đó là điều quan trọng nhất mà bạn phải luôn luôn chia sẻ cùng cháu.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý