Tự chế bình nước nóng năng lượng mặt trời:
Chuẩn bị chai.
1. Sử dụng khoan kính mũi khoan 1 inch để cắt, cẩn thận cắt một lỗ trung tâm ở dưới cùng của mỗi chai bia.
2. Sử dụng các quạt thông gió, sau đó dùng keo epoxy dán phía trên cùng của một chai bia vào lỗ khoan của các chai khác. Có thể chia các chai thành 6 cột và 12 chai mỗi cột, sau đó để cho khô keo. Dùng quạt thông gió thổi cho mau khô keo, có thể dùng keo lót PVC.
3. Sử dụng ống nhựa làm đường dẫn nước vào và ra cho hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời này. Giải thích dài dòng khó hiểu, các bạn xem hình sẽ rỏ hơn.
Sử dụng hệ thống
1. Kết nối nguồn nước mát của bạn vào ống dẫn nước ở phía dưới (hoặc bể nước thấp hơn). Thêm nước vào bể khi bạn sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời ra khỏi bồn chứa để giữ nguồn nước liên tục.
2. Kết nối cổng còn lại vào bể chứa nước tại điểm mà bạn muốn xả nước nước nóng ra để dùng.
3. Phơi mảng chai ở vị trí thuận lợi để nhận được tối đa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
4. Nước lạnh từ bể nước bên dưới sẽ chảy lên các mảng chai do áp lực sẽ buộc nó chảy ngược lên thông qua các cột chai và trở lại vào ngăn chứa nước nóng.
Nguyên lý: do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời làm nóng nước trong các cột chai, nước ấm sẽ dân dần lên cao và chảy vào bể nước nóng phía bên trên, nước lạnh trong bể sẽ lắng xuống đáy và chảy vào phía dưới của các mảng chai.
Bạn có thể sử dụng vật liệu khác thay cho các chai thuỷ tinh. Nhưng nên nhớ rằng, chất nào hấp thu nhiệt tốt nhất thì nguồn nước sẽ nóng nhất. Chú ý theo nguyên lý thì nhựa phản xạ năng lượng mặt trời tốt hơn và ít hấp thu và lưu giữ năng lượng hơn so với đồ Gốm hay thuỷ tinh, tuy nhiên trong một vài trường hợp nhựa mỏng hơn nên làm cho nước nóng lên nhanh hơn.
Bạn tham khảo thêm: Tự chế lò năng lượng mặt trời
Một chiếc lò giúp hâm nóng thức ăn sử dụng năng lượng mặt trời đặc biệt sẽ phát huy tác dụng trong những chuyến đi picnic.
Từ những vật liệu đơn giản, sẵn có trong gia đình như giấy vụn, hộp bìa các tông, giấy bạc… bạn đã có thể tự làm cho mình một chiếc lò giúp làm nóng thức ăn tận dụng nguồn năng lượng sạch từ mặt trời.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Vật liệu đơn giản.
2 hộp bìa các tông: 1 hộp to, 1 hộp kích thước nhỏ hơn (không cần nắp) để có thể lồng vào nhau được ( kích thước mỗi cạnh của hộp bé nhỏ hơn khoảng 4 cm so với hộp lớn).
Giấy bạc hoặc giấy nhôm mỏng, giấy vụn, sơn màu đen và tấm kính màu.
Các dụng cụ khác gồm: dao trổ, dao cắt kính, kéo, băng dính, nhiệt kế dành đo nhiệt độ thực phẩm.
Bước 2: Làm vỏ lò nướng
Chèn giấy vụn làm nhiệm vụ cách nhiệt cho lò nướng. Ảnh:instructables.
Vỏ lò nướng được ghép lại từ 2 chiếc hộp, chiếc bé lồng trong chiếc to và nắp hộp to không bị gập vào bên trong. Trước khi ghép chúng phải kiểm tra kỹ xem có bị rách hoặc thủng không? Nếu bị rách, thủng sẽ không đảm bảo quá trình tích nhiệt làm nóng thức ăn vì nhiệt lượng sẽ bị thoát ra ngoài qua những lỗ này.
Lót giữa 2 đáy hộp là những lớp giấy xé vụn, chèn chặt vào các khoảng cách xung quanh của 2 hộp là những mẩu giấy vụn. Lớp giấy này làm nhiệm vụ cách nhiệt cho vỏ lò.
Bước 3: Sơn và dán giấy nhôm làm tăng bức xạ nhiệt
Sơn đen giúp hấp thụ các bức xạ nhiệt tốt hơn. Ảnh: instructables
Chiếc hộp bên trong sẽ được sơn đen vì màu đen hấp thụ nhiệt nhiều hơn các màu khác nên thức ăn nấu sẽ nhanh chín hơn.
Dùng băng dính 2 mặt dính quanh các phần nắp hộp, sau đó dính giấy kim loại nhôm lên trên. Lưu ý là giấy nhôm có 2 mặt: mặt mờ và mặt bóng vì thế mặt bóng được hướng ra ngoài, nhiệt được hấp thụ nhiều hơn (Nhôm cũng là một loại vật liệu hấp thụ nhiệt nhanh).
Nhôm cũng là chất hấp nhiệt tốt. Ảnh: instructables
Giấy nhôm nên dán thừa ra phía ngoài nắp hộp một chút để tránh rách hỏng trong quá trình sử dụng.
Nắp lò được làm bằng một tấm kính màu tốt nhất là kính màu đen để các bức xạ nhiệt được hấp thụ nhiều nhất với kích thước bằng kích thước của vỏ hộp các tông lớn.
Bước 4: Hoàn thành
Một chiếc lò nướng sạch, tiết kiệm nhiên liệu đã hoàn thành từ những vật liệu rất đơn giản.
(ST)