Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

seminoon seminoon @seminoon

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

21/07/2016 10:15 AM
647

Thớt là một vật dụng quan trọng của các bà nội trợ trong mỗi gian bếp. Nhưng để giữ vệ sinh thớt đúng cách không phải ai cũng biết. Và nếu không muốn rước bệnh vào thân, thì hãy thay ngay tấm thớt nhà bạn khi thấy các dấu hiệu sau:

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

Đối với thớt gỗ: Mặt thớt sần sùi, nhiều vết chặt bị lõm sâu, mỗi lần thái thức ăn thường bị dính vụn gỗ. Có mùi gỗ mốc, các mùi khó chịu khác.

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

Đối với thớt nhựa: Mặt thớt từ trắng chuyển sang xám và tệ hơn là đen, lúc này vụn thực phẩm bám trong các kẽ thớt lâu ngày đã dần biến chất, làm đổi màu tấm thớt. Bạn biết không, nếu thớt có những dấu hiệu sau mà bạn vẫn tiết kiệm không chịu thay thớt thì các bệnh về đường tiêu hóa sẽ tìm đến bạn sớm thôi. Theo một nghiên cứu được đưa ra trên tờ Daily Mail, các nhà khoa học cho biết rằng vi khuẩn bẩn facal đo được trên thớt cũ cao gấp 200 lần so với nhà vệ sinh. Chỉ thế thôi là bạn cũng thấy được tấm thớt cũ dơ và nguy hiểm đến mức nào.

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

Cách sử dụng thớt đúng để bảo vệ sức khỏe: 1. Nên có 2 loại thớt trong nhà bếp: Một loại sử dụng cho thực phẩm sống và một cho thực phẩm chín. Trong thực phẩm sống sẽ còn nhiều vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, giun sán,... có thể lây nhiễm làm biến chất thực phẩm chín nếu được sử dụng chung trên một chiếc thớt.

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

2. Biết rõ hạn dùng của tấm thớt: Một tấm thớt tốt nhất chỉ nên sử dụng từ 6 – 8 tháng, dù muốn hay không bạn cũng nên thay mới để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Chúng ta không thể lường được sẽ có bao nhiêu vi khuẩn ẩn náu bên dưới các vết lõm, vết xước do lưỡi dao gây nên trên bề mặt thớt đâu nhỉ?

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

3. Xử lí tăng độ bền: Đối với thớt gỗ, ngâm thớt mới mua vào nước muối với liều lượng như sau: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô ráo hoàn toàn mới đem dùng. Cách này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

4. Vệ sinh thớt đúng cách: Bạn phải rửa sạch sẽ thớt bằng nước rửa chén sau mỗi lần sử dụng, hoặc có thể rắc một ít muối và dùng ½ quả chanh chà trực tiếp lên mặt thớt sau đó rửa lại với nước sạch để xóa bỏ mùi hôi. Còn với thớt nhựa, để tránh ngả màu, bạn có thể ngâm cả tấm thớt vào giấm hoặc nước chanh pha loãng, vừa kéo dài tuổi thọ cho thớt.

Đừng tiếc rẻ mà vất ngay những tấm thớt có biểu hiện sau nếu không muốn rước bệnh vào người

Tổng hợp theo Trí thức trẻ



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý