1. Đồng nghiệp nói nhiều và hay ba hoa Họ là những người luôn sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ, tình cảm với bạn. Mẫu đồng nghiệp này không cố ý khiến người khác khó chịu. Nhưng việc họ liên tục "phát thanh" lại làm cho bạn rất khó tập trung vào công việc. Lời khuyên: Thay vì chấp nhận mạo hiểm bằng cách sỉ nhục đồng nghiệp đó, bạn hãy tự trách cứ chính mình. Nói với người ấy rằng bạn gặp phải rắc rối trong việc tập trung khi lắng nghe những câu chuyện tuyệt vời của họ. Bạn sẽ vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe vào một dịp khác hơn là trong lúc làm việc. Nếu bạn thực sự muốn trò chuyện cùng người đó, đừng ngần ngại lên lịch cho bữa ăn trưa mỗi lần một tuần. 2. Đồng nghiệp "buôn chuyện" Những người quen "buôn chuyện" biết mọi điều về tất cả những người xung quanh họ và luôn có nhu cầu chia sẻ những thông tin đó. Thông thường đó là những lời nhận xét, phê bình, mỉa mai không mang nghĩa tích cực. Lời khuyên: Bạn nên xem xét những thông tin được "phát sóng" từ các đồng nghiệp "buôn chuyện" một cách cẩn thận vì luôn chứa đựng những yếu tố thật và không thật. Lắng nghe một cách yên lặng và không bao giờ vào hùa với họ. Nếu đơn giản người đó chỉ muốn "buôn chuyện" để chia sẻ, bạn có thể thay đổi chủ đề và đôi khi thẳng thắn đề nghị với lý do bạn không thấy thoải mái khi nói về một người thứ 3 sau lưng họ. 3. Đồng nghiệp hay phàn nàn Luôn có một người nào đó trong công ty, tổ chức của bạn cảm thấy không bao giờ hài lòng về bất cứ chuyện gì. Nếu không phải chuyện sức khỏe, gia đình sẽ là việc chính sách, chế độ, cách cư xử của sếp... Tất nhiên, một vài lời phàn nàn đó có thể hợp lý nhưng số lượng quá nhiều sẽ chỉ làm bạn thêm căng thẳng mà thôi. Lời khuyên: Nói chung, đồng nghiệp hay phàn nàn không chủ ý tìm kiếm lời khuyên, vì vậy tốt hơn hết bạn giữ im lặng. Thay đổi chủ đề bất cứ khi nào bạn phát hiện có dấu hiệu người đó lại sắp than vãn và họ sẽ dần hiểu ra thái độ không hứng thú của bạn. 4. Đồng nghiệp luôn giao việc Bên cạnh những người có quyền giao việc cho bạn như ban giám đốc, người quản lý, một số đồng nghiệp luôn tự cho mình quyền được các đồng nghiệp khác chia sẻ trách nhiệm. Hoặc là họ không thể làm xuể hoặc là không muốn làm những việc đó. Lời khuyên: Nếu công ty bạn khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, và với điều kiện cho phép, bạn có thể trợ giúp. Nhưng nếu bạn cũng đã có quá nhiều việc phải hoàn thành, đơn giản là nói cho người ấy biết. 5. Đồng nghiệp vô ơn Họ không thực sự biết ơn về những sự trợ giúp họ nhận được từ các đồng nghiệp khác. Họ chấp nhận tất cả những lời khen khi hoàn thành một dự án mà không hề đề cập đến việc mình không làm một mình. Lời khuyên: Lần đầu tiên, đồng nghiệp của bạn thể hiện điều này, hãy coi đó là một lỗi nhỏ và góp ý với người ấy. Nếu liên tục xảy ra trường hợp tương tự, hãy chắc chắn rằng mọi người sẽ biết về vai trò và công sức của bạn trong dự án mặc dù đồng nghiệp đó không nói ra. Một biện pháp "mạnh tay" hơn là kiên quyết từ chối giúp đỡ lần sau. |
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
6,296 lượt xem
7
8
216 lượt xem
9
10
11
12