Một số người vì tiết kiệm mà vẫn sử dụng những thực phẩm mọc mầm. Tuy nhiên nhiều loại thực phẩm mọc mầm rất nguy hại sức khỏe, thậm chí gây chết người.
1. Khoai tây: Khoai tây mọc mầm có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ). Nếu ăn khoai tây mọc mầm, người bệnh có thể bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Khoai tây mọc mầm được đánh giá là loại thực phẩm mọc mầm cực nguy hiểm mà bạn cần phải cẩn thận. Để tránh bị ngộ độc, khi dùng khoai tây phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh trên của khoai tây rồi xắt ngâm trong nước lã 1 giờ. Khi chế biến nên tra vào nồi một thìa giấm ăn và ninh kỹ mới triệt được những chất độc trong củ khoai tây.
2. Lạc: Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên việc bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt... chúng bị mốc, mọc mầm lại có hại. Hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc. Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nhiễm độc gan, tăng nguy cơ ung thư gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rang ở nhiệt độ tới 1500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn.
3. Khoai lang: Tương tự khoai tây, khoai lang mọc mầm cũng có chứa độc tố gây hại sức khỏe. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Để tránh khoai lang bị mọc mầm cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh gió, nơi ẩm, bí hoặc quá nóng.
4. Gừng: Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
5. Hành tây mọc mầm: Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy nhiên chúng cũng không còn giá trị dinh dưỡng do các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi phần mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
6,295 lượt xem