Cách chọn mua chảo chống dính tốt nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn mua chảo chống dính tốt nhất

19/04/2015 02:02 PM
483

Hầu như căn bếp của mỗi nhà đều có sự hiện diện của chiếc chảo này. Dưới đây là một số kinh nghiệm để bạn chọn được một chiếc chảo tốt.


Cách chọn mua chảo chống dính

Hiện nay, trên thị trường, chảo chống dính có rất nhiều mẫu mã, kích thước, giá cả và do nhiều hãng sản xuất. Chính điều này khiến cho các bà nội trợ cảm thấy lúng túng khi chọn mua. Trước khi mua, bạn hãy tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng sản phẩm này trước đó, tham khảo thông tin về các nhà sản xuất có uy tín, sau đó là tham khảo giá cả.

Một chiếc chảo chống dính đá hoa cương nhưng chỉ có giá vài chục ngàn thì các bạn hãy cẩn thận. Nhìn chung giá thành của một chiếc chảo chống dính tốt khá cao do vật liệu, công nghệ sản xuất và nhất là lớp chống dính. Để đảm bảo yêu cầu này, tốt nhất bạn nên mua chảo của các nhà sản xuất có uy tín.

Một số bạn chia sẻ cách chọn chảo là xoa nhẹ vào bề mặt chảo, nếu thấy tay bị đen thì là chảo không tốt. Tuy nhiên, cách này không thể đảm bảo được việc kiểm tra chất lượng chính xác.

Về trọng lượng thì chảo gang nặng có khả năng giữ nhiệt lâu phù hợp với các món chiên giòn, rán… Trong khi đó chảo nhôm thì nhẹ hơn, bắt nhiệt nhanh phù hợp cho các món cần nấu nhanh như xào hay áp chảo. Khi chọn mua chảo, chị em nên chọn mua loại gang là chảo có khả năng giữ nhiệt bền, nhất là nấu nướng, rán các loại thức ăn trong thời gian dài và  nên chọn mua loại nặng.

Chảo chống dính bằng gang có khả năng giữ nhiệt bền
Chảo chống dính bằng gang có khả năng giữ nhiệt bền

Sử dụng và bảo quản

Chảo chống dính khi mới mua về nên rửa qua với nước rửa chén sau đó quét một lớp cà phê lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.

Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.

Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.

Không nên dùng chảo chống dính để nướng hay rang khô thịt

Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo. Nếu sử dụng đồ nhựa, dụng cụ bị cong phải thay ngay; hoặc đối với đồ gỗ, dụng cụ bị xước cũng không được dùng, vì dễ làm lớp sơn chống dính bong tróc.

Khi chảo đang nóng, không được đổ trực tiếp nước mắm hoặc muối vào vì lớp sơn chống dính sẽ bị rỗ.- Không để muối hoặc cặn thức ăn bám vào chảo quá lâu vì sẽ gây khó khăn cho việc chùi rửa. Tốt nhất khi nấu xong, để cho chảo thật nguội rồi rửa.

Không dùng những chất tẩy rửa nồng độ cao hoặc bỏ chảo vào máy rửa chén vì chất tẩy rửa và nhiệt độ cao trong máy sẽ làm nhanh hư lớp sơn chống dính. Dụng cụ rửa chảo phải là khăn hoặc mút mềm, tránh dùng những vật có kim loại.

Không dùng chảo khi lớp sơn trên chảo đã bong tróc

Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo
Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo

Cách giữ lớp chống dính được lâu

Rửa sạch chảo bằng nước ấm hoà xà phòng và cọ bằng một bàn chải mềm. Sau khi rửa sạch thì lau chảo cho khô hoàn toàn.

Phủ một lớp mỏng dầu thực vật cho toàn bộ bề mặt chảo (trong và ngoài).

Đặt chảo vào lò nướng. Bạn nhớ đặt giấy nhôm trên giá dưới cùng của lò nướng để tránh những giọt dầu nhỏ xuống sàn lò. Đặt chế độ lò nướng 350 °C. Hoặc có thể đặt chảo trực tiếp lên bếp đun cho chảo nóng già.

Đặt chảo lộn ngược trên giá lò nướng. Điều này sẽ cho phép dầu phủ đều lên toàn bộ chảo nhỏ giọt xuống . Để chảo trong lò để "nướng" một khoảng thời gian từ 10-15 phút tuỳ vào độ dày của chảo.

Tắt lò và để nguội chảo trong lò, hoặc dùng găng tay bắc chảo ra để làm mát trong một giờ. Luôn đặt chảo ở nơi khô ráo

Các thao tác trên giúp bảo quản chảo giữ khả năng chống dính cao khi rán, chống bám mắm muối và dễ dàng cho việc cọ rửa.


Xem thêm: Nguy cơ ung thư vì chảo chống dính
 

Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn là đã có ngay một sản phẩm chảo chống dính để sử dụng. Chính vì tâm lý thích hàng giá rẻ, các bà nội trợ đôi khi đã mang mầm bệnh đến cho cả gia đình trong vô thức.


Khi sử dụng lâu ngày chảo chống dính giả có thể gây ngộ độc
Khi sử dụng lâu ngày chảo chống dính giả có thể gây ngộ độc

Tiền nào của ấy

Nếu cách đây mấy năm, để mua được chảo chống dính, các bà nội trợ phải vào siêu thị hoặc đến những cửa hàng chuyên đồ gia dụng mới có, giá cả cũng phải trên 100.000 đồng mới mua được. Thì hiện nay chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là chị em phụ nữ có thể mua được một chiếc cháo chống dính tại bất cứ một khu chợ nào trên địa bàn Hà Nội.

Tại chợ Ngã Tư Sở, giá cả và sản phẩm đồ gia dụng chống dính rất đa dạng. Cũng là chiếc chảo chống dính nhưng nếu do Trung Quốc sản xuất thì chỉ từ 70.000 đến 100.000đ/chiếc. Bên cạnh đó có những chiếc chảo trên sản phẩm dán tem đủ màu sắc, nhưng lại không ghi địa chỉ nhà sản xuất, nhà phân phối và số cấp phép sản xuất, loại này giá giao động từ 40.000-60.000 đồng/chiếc. Nhưng nếu của nhãn hàng có thương hiệu thì giá đó phải là 300.000- 500.000đ

Chị Thảo (Láng Hạ, HN) cho biết: “Giờ mua đồ dùng nhà bếp cứ ra chợ là rẻ nhất, lại đa dạng về chủng loại. Vào siêu thị giá đắt hơn gấp đôi, gấp ba mà chất lượng thì có lẽ cũng chỉ sêm sêm nhau. Thời buổi kinh tế khó khăn, điện, ga, xăng tăng giá, nên phải thắt chặt chi tiêu, cái gì rẻ thì mình dùng…”.

Theo một chuyên gia trong ngành gia dụng, thử làm một phép so sánh, về nhôm nguyên liệu để làm chảo có giá khoảng 50.000 đồng/kg và lớp sơn chống dính được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm có giá trên 150.000đ/kg. Trong khi một chiếc chảo loại mỏng nhất cũng khoảng 300 đến 400g nhôm, loại dày có thể lên đến gần 1kg nhôm.

Như vậy, với giá thành rẻ chỉ vài chục nghìn đồng cho một sản phẩm đã hoàn thiện thì chắc chắn không thể có được chất lượng tốt vì nếu chỉ tính giá nguyên liệu mua vào đã vượt xa giá bán ra của các sản phẩm loại này, chưa kể đến những chi phí khác.

Gây ngộ độc

PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học cho biết, chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt. Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về mặt tác dụng lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe).

PGS Điền cho biết, phổ biến và hay được nhắc đến nhất là hợp chất Teflon. Teflon là vật liệu thông dụng và khá rẻ tiền nhưng không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng chất chống dính này là sau một thời gian, mặt nồi, chảo hay bị bong tróc, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.

Teflon là tên thương mại của 2 hợp chất PTFE và PFOA, được phủ lên bề mặt của nhiều loại chảo chống dính. Thực chất, đây là polime chịu nhiệt. Ở những sản phẩm chảo chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao, Teflon sẽ sinh ra khói độc, gây ra các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở…, thậm chí có nguy cơ gây ung thư hoặc sảy thai.

Ở những sản phẩm  chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao
Ở những sản phẩm  chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao

Tiến sĩ La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PFOA là chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp (40-50 độ C) nên khi đun nấu lâu với nhiệt độ cao như đến nhiệt độ sôi của dầu thì Teflon bị phân hủy. Khi đó, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFOA ở dạng khí là rất lớn, gây tác động đến hệ hô hấp, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người. Có thể dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp, trong đó có ung thư. Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy PFOA liên quan đến sự sảy thai, tăng tỷ lệ ung thư và thay đổi mức độ lipid, hệ miễn dịch và gan.

Còn PTFE là một chất bột dẻo tổng hợp có đặc tính tự nhiên trơn. Chất này có thể gây nguy hiểm cho chế biến vì sẽ phân hủy ở nhiệt độ 260-350 độ C, thải ra các khí độc hại, có thể gây bệnh viêm phổi. Ngoài ra, khí này còn gây xuất huyết phổi và làm rối loạn dịch thể, với các triệu chứng hụt hơi, khó thở, tức ngực, rùng mình, ớn lạnh, ho, đau họng và sốt cao. Khí độc từ PTFE cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho động vật, có thể tác động tới các loài vật nhỏ và trẻ em nhanh hơn ở người lớn.

Nếu nhìn bề ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nồi chảo chống dính khẳng định không thể phân biệt được hàng cao cấp và hàng chất lượng kém. Các loại chảo chống dính giả rẻ, chất lượng kém hiện nay đa phần đều nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc được sản xuất tại các cơ sở sản xuất nhỏ trong nước và không tuân thủ đúng những quy định về chất lượng sản phẩm.


Theo megafun.vn


Cách chọn xe máy cũ chất lượng tốt
Cách chọn xe máy Airblade thông minh nhất
Cách chọn mua nước hoa phù hợp với bạn
Cách chọn màu son môi cực chuẩn cho chị em
Cách chọn lựu ngon, nhiều dưỡng chất



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý