Cách pha chế oresol đúng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách pha chế oresol đúng

19/04/2015 02:09 PM
2,147

Dung dịch oresol giúp bù nước và điện giải cho những trẻ bị tiêu chảy hay nôn nhiều, giúp tránh suy kiệt và tử vong. Tuy nhiên, nếu pha đặc hay loãng quá, tính mạng trẻ cũng bị đe dọa.


Trẻ có thể chết vì nước oresol pha không đúng cách

f

Nên đong chính xác lượng nước khi pha oresol. Minh họa: Corbis. 

Khi tiêu chảy hoặc nôn quá nhiều, cơ thể không chỉ bị mất nước mà còn mất đi nhiều chất điện giải. Tình trạng này nếu nghiêm trọng sẽ gây sốc, trụy tim mạch và dẫn đến chết người. Để khắc phục, bệnh nhân không chỉ cần được uống nước bình thường mà phải là loại nước chứa điện giải, trong đó loại có công thức phù hợp nhất là oresol.

Tuy nhiên, dung dịch trên chỉ phát huy hiệu quả nếu được pha đúng liều lượng. Nếu quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nhưng nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối và cũng có thể bỏ mạng. "Dùng oresol đậm đặc cũng độc hại không khác gì uống nước muối" - tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, khẳng định. Lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Môi trường bên trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến phù não, co giật.

Theo ông Dũng, lỗi pha oresol đặc không hiếm gặp. Nhiều bà mẹ thấy con không chịu uống nên cho thật ít nước, nhiều bột vì nghĩ trẻ không cần uống nhiều mà vẫn đưa vào đủ lượng thuốc cần thiết. Nếu dung dịch đậm đặc này chỉ được đưa vào cơ thể với lượng vừa phải, từ từ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh được. Nhưng nếu đưa vào quá nhiều hoặc cấp tập, tai biến sẽ xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng, Phó trưởng khoa Nhi, từng ghi nhận một trường hợp tử vong do nguyên nhân trên: Cháu bé dưới 1 tuổi bị tiêu chảy, mẹ lấy 3 gói oresol pha từng ít một cho uống liên tục (vì thấy con càng uống càng khát). Sau đó, bệnh nhi bị co giật, phù não cấp, sốc và qua đời.

Cách pha và dùng oresol đúng

Mỗi gói oresol được định liều để pha với đúng 1 lít nước. Bạn nên đong chính xác chứ không nên áng chừng.

Mỗi lần, bạn cần pha nguyên một gói cho dù có thể không dùng hết. Nếu chia nhỏ gói thuốc để pha từng ít một, không có gì bảo đảm là bạn sẽ căn đúng lượng nước thích hợp.

Dùng nước đun sôi để nguội khi pha. Tránh dùng nước khoáng vì trong đó đã có các ion kim loại, sẽ làm công thức điện giải trong nước oresol bị mất cân bằng.

Khuấy cho bột thuốc tan hẳn trước khi đưa trẻ uống. Dung dịch đã pha nếu không dùng hết trong 24 giờ thì đổ đi, thay gói mới.

Cho trẻ uống từ từ từng ít một, liều lượng do bác sĩ quy định theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Không nên ép uống nhiều liền một lúc vì trẻ sẽ dễ bị nôn.
 

Cách xử trí khi bị tiêu chảy cấp

Mỗi khi đi công tác hay đi du lịch, nhiều người thường sợ nhất bị tiêu chảy. Sở dĩ bị tiêu chảy phần lớn là do mất cân bằng vi sinh đường ruột, bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút từ thức ăn lạ, thay đổi môi trường…

Bệnh tiêu chảy cấp diễn tiến rất nhanh! Trên ói mửa, dưới ỉa chảy ào ào, chỉ sau một lúc là người bệnh đã kiệt sức. Hậu quả



nghiêm trọng của tiêu chảy cấp là làm cho cơ thể mất nước và kiệt sức nhanh chóng, dễ đưa đến tử vong, nhiều khi chỉ trong vòng 24 tiếng! không kịp trở tay. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện bệnh sớm và kịp thời bù nước cho người bệnh.

Xử trí

Khi có bất cứ người nào bị tiêu chảy nhiều lần, nôn ói phải lập tức đưa ngay người đó đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Tại gia đình, phải cho người bệnh uống bù nước ngay, tốt nhất là dung dịch Orésol (có bán tại các hiệu thuốc tây), pha một gói trong một lít nước sôi để nguội. Nều không có sẵn dung dịch Oresol thì có thể tự pha chế dung dịch muối đường: một lít nước cho vào một muỗng muối ăn và tám muỗng đường cát (lường bằng muỗng cà phê, gạt ngang), vắt thêm một trái cam hay nửa trái chanh, ta có một dung dịch tương đương với Orésol. Đây là cách cấp cứu tại nhà rất hiệu quả trước khi kịp mang bệnh nhân đến bệnh viện ! Bên cạnh đó, phải làm vệ sinh nơi bệnh nhân nôn ói và đi tiêu bằng nước có pha dung dịch khử khuẩn.

Phòng tránh

Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…; Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn). Không vứt rác, chuột chết xuống ao hồ, sông rạch; Khi gia đình hoặc xung quanh có người tiêu chảy cấp nguy hiểm cần báo cho cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị kịp thời; Mọi người phải có ý thức vệ sinh, không được phóng uế bừa bãi. Khi tiêu chảy phải đi vào nhà vệ sinh rồi rắc vôi bột hoặc xả nước cloramin B.


(St)
Bé 2 tuổi co giật vì uống uống oresol sai nồng độ
Cách giảm sốt cho trẻ
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý