Bát chè với hương sen phảng phất cùng với hương cốm thơm của cánh đồng lúa chín. Chúng ta cùng tham khảo cách làm món chè cốm hạt sen nhé!
Chè hạt sen và cốm
Nguyên liệu:
- 300g hạt sen khô hoặc tươi
- 100g cốm khô hoặc cốm tươi
- 1/4 bát con bột sắn dây
- 1/4 bát con đường cát trắng
Cách làm:
Bước 1: - Hạt sen khô rửa sạch, nếu dùng sen tươi thì bỏ tâm sen cho thật sạch, đun nồi nước sôi, thả sen khô vào nồi, đun lửa nhỏ. |
|
Bước 2: - Cốm khô đổ ra bát, dùng một bình phun nước dạng sương mù, phun một ít nước vào cốm, hạt cốm sẽ dẻo. |
|
Bước 3: - Bột sắn dây đổ ra bát, thêm vào một ít nước lọc, khuấy cho bột tan. |
|
Bước 4: - Ninh hạt sen đến khi nhìn hạt sen nở như nụ hoa, bạn cho đường vào đun cùng, ninh lửa nhỏ để đường thấm vào hạt sen. - Đổ từ từ bát bột sắn dây vào nồi sen ninh, dùng muôi quấy đều, đun lửa nhỏ đến khi bột nổi trong là chín, nếu muốn ăn đặc hay loãng bạn điều chỉnh lượng bột và nước cho phù hợp, nêm nếm lại đường cho vừa ăn. |
|
Bước 5: - Tắt bếp, vẫn quấy đều tay, rắc cốm vào, có thể để dành lại một ít để rắc lên bề mặt cho đẹp, múc chè ra bát dùng nóng hay lạnh tùy theo sở thích của bạn. |
Tham khảo thêm một số món chè ngon miệng
Chè củ sắn dẻo thơm hương nếp
Nguyên liệu:
- 1 củ sắn khoảng 300g
- 1 bó lá nếp (lá dứa)
- 2 thìa canh bột nếp
- 1/4 bát con đường cát trắng
- Một ít muối
- 1 thìa canh hạt trân châu nhỏ (bột báng)
- Lạc rang vàng
- Một ít dừa bào sợi
- 200ml nước cốt dừa.
Cách làm:
Bước 1: - Lá nếp rửa sạch, cắt khúc, cho vào máy sinh tố xay thật mịn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã. - Ngâm hạt trân châu nhỏ vào bát nước lạnh khoảng 15 phút đến khi trân châu nở, đổ ra rổ cho ráo nước. |
|
Bước 2: - Củ sắn gọt vỏ, cắt làm đôi, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít muối từ 6 đến 7 tiếng. - Sau đó bào sắn thật mịn, dùng tay vắt ráo nước. |
|
Bước 3: - Trộn lẫn nước cốt lá nếp, một nửa phần đường, muối và bột nếp vào âu củ sắn. |
|
Bước 4: - Trộn đều hỗn hợp củ sắn và vo thành từng viên tròn đều nhau. |
|
Bước 5: - Cho nước cốt dừa, thêm một ít nước lọc và nửa phần đường còn lại vào đun sôi. |
|
Bước 6: - Cho những viên củ sắn và hạt trân châu vào nồi đun cùng, đến khi những hạt trân châu nổi trong và củ sắn chín, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, thêm vani, tắt bếp, múc ra bát bên trên rắc một ít lạc rang và dừa bào, dùng nóng. |
Chè sắn
Chè sắn nóng hổi dẻo dẻo, thơm mùi cốt dừa, lạc rang thật là tuyệt!
Nguyên liệu:
- Sắn: 1 củ (nếu thích ăn nhiều sắn thì có thể tăng lên)
- Lạc: 0,5 lạng
- Đường cát (tùy khẩu vị)
- Cốt dừa đóng lon
Thực hiện:
- Sắn rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn.
- Ngâm sắn vào trong nước lạnh khoảng 1h để sắn ra hết nhựa, khi ăn không bị “say”.
- Ướp sắn với 1 chút đường, để trong khoảng 1h cho đường tan hết và ngấm vào miếng sắn.
- Đổ lượng nước vừa đủ và cho sắn vào nồi đun sôi, sau khi sắn sôi thì để lửa nhỏ để miếng sắn chín dẻo.
- Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã nhỏ, để rắc lên chè sắn khi ăn.
- Cốt dừa lấy khoảng 100ml, cho ra nồi, thêm chút nước đun sôi, sau đó cho chút bột năng hoặc bột sắn vào để cốt dừa sánh lại.
- Chè sắn sắn sau khi đã chín dẻo, nêm nếm lại độ ngọt vừa miệng, nếu thích có thể cho thêm vài sợi gừng thái nhỏ cho thơm.
Tắt bếp, khi ăn thêm cốt dừa và lạc rang. Món chè sắn sẽ ngon hơn khi ăn nóng.
Chè sắn viên tròn
Món chè sắn thơm ngon này sẽ khiến mùa đông thêm ấm áp hơn chị em nhé!
Nguyên liệu:
- Sắn: 1 củ vừa
- Sữa đặc: 2 hộp nhỏ
- Nước cốt dừa
- Bột nếp: khoảng 100 g
- Đường
- Nước lọc
- Lạc, vừng rang: 1 ít
Cách làm:
- Sắn gọt vỏ ngâm nước lạnh khoảng 5 giờ với 1 ít muối.
- Nạo sắn thành sợi nhỏ sau đó vắt kiệt phần nước.
- Trộn bột nếp, sữa đặc cùng sắn trong 1 bát tô. Trộn đều hỗn hợp.
- Viên tròn thành từng viên bằng nhau.
- Đun 1 nồi nước sôi thả từng viên sắn vào đun khoảng 5 phút rồi vớt ra bát.
- Đặt 1 nồi nước sôi lên bếp thêm đường cát cùng nước cốt dừa vào đun sôi và thả sắn vào đun nhỏ lửa để sắn ngấm vị ngọt. Đun trong vòng 5 phút rồi tắt bếp chút chè sắn ra bát.
- Khi ăn thả thêm ít lạc, vừng rang ăn cho ngậy nhé!
Trời se lạnh có bát chè sắn nóng hổi ăn miễn chê luôn.
Chè sắn nhiều màu
Vị thơm ngon nóng hổi của món chè sẽ khiến cả nhà thích thú.
Nguyên liệu:
- Củ sắn tươi: 700 gr
- Đường: 300 gr
- Bột năng: 40 gr
- Bột báng: 50 gr
- Nước cốt dừa: 200 ml
- Dừa nạo: 50 gr
- Lạc rang chín xảy sạch vỏ: 50 gr
- Vừng rang chín: 20 gr
- Bột ca cao, lá dứa.
Thực hiện:
- Củ sắn tươi mua về rửa sạch đất cát, dùng mũi dao rạch một đường thẳng dọc theo củ sắn. Bóc bỏ cả hai lớp vỏ, cắt bỏ bớt hai đầu rồi lại cắt thành những khoanh nhỏ. Ngâm sắn vào chậu nước muối qua đêm (trong vòng 7-8 tiếng).
- Sắn đã ngâm qua đêm đem rửa lại với nước. Dùng dụng cụ bào, bào sắn thành những sợi thật nhỏ. Sau đó vắt kiệt nước.
- Trộn đều sắn đã bào nhỏ với 100gr đường, bột năng, và một ít nước cốt dừa.
- Vo sắn thành những viên tròn cỡ quả trứng cút. Nếu muốn tạo màu cho những viên sắn thì chia sắn ra làm ba phần bằng nhau. Một phần để nguyên, một phần trộn với nước cốt lá dứa để tạo màu xanh, một phần trộn với bột cacao để tạo màu nâu (xay lá dứa bằng cối xay sinh tố rồi lọc qua rây để bỏ bã, lấy nước cốt. Khi trộn nước cốt lá dứa vào sắn trước khi vo viên nên vắt bớt nước vì nếu không vắt bớt viên sắn bị nhão, khi nấu sẽ bị nát).
- Bắc một nồi nước lên bếp, cho hết phần nước cốt dừa và đường còn lại cùng bột báng vào đun sôi. Khi nước sôi thì thả những viên sắn vào (canh lửa cẩn thận kẻo nước cốt dừa được đun sôi sẽ trào rất nhanh. Khi đã sôi thì hạ lửa thật nhỏ, không sẽ bị khê nồi. Không nên quấy sẽ làm nát những viên sắn).
- Đun đến khi những viên sắn màu trắng và hạt bột báng chuyển màu trong và nước đặc lại tạo độ sệt sệt là được.
Cho chè củ sắn ra bát, rắc thêm dừa nạo, lạc, vừng. Có thể ăn nóng hoặc thêm đá nếu muốn ăn lạnh.
Cách nấu chè khoai lang ngọt bùi, ngon miệng
Cách nấu chè lô hội dai giòn, ngon miệng
Công thức nấu các món chè Huế
Cách nấu chè bạch quả cực ngon
Nấu chè sầu riêng thơm phức
(ST)