Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm... Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tham gia vào quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương.
Các bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi... |
Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.
Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai
Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
... và uống sữa đầy đủ |
Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai
Trước hết canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò và dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng... Tuy vậy, không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu
Thiếu canxi, bà bầu dễ tăng huyếp áp
Gần đây, qua thực nghiệm và lâm sàng cho thấy nếu mang thai đến tuần lễ thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ.
Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, do nhu cầu canxi để phát triển xương khớp của thai kỳ nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen cản trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ.
Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu.
Nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon của tuyến cận giáp cao thì huyết áp càng tăng. Vì vậy, nếu được bổ sung canxi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp do canxi trong máu tụt xuống gây ra, làm cho huyết áp hạ xuống và duy trì ở mức thấp.
Ngoài ra, việc bổ sung canxi có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Lựa chọn thực phẩm có nhiều canxi
Cách tốt nhất là bổ sung canxi bằng thực phẩm. Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, hàm lượng tương đối nhiều, tỷ lệ hấp thu cao; Các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng hàm lượng canxi cũng khá phong phú.
Trong thực vật, các loại rau xanh và các loại đậu tuy cũng là nguồn canxi, nhưng canxi trong các loại thực phẩm này dễ bị axit oxalic (rau cải, măng, riềng) và các loại axit trong thực vật (trong yến mạch, trong kiều mạch) phản ứng tạo ra những hợp chất canxi khó hoà tan, kết quả không bằng.
Vì thế, phụ nữ mang thai, ngoài việc phải có ý thức lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao để ăn, tốt nhất hàng ngày nên uống bổ sung canxi để bù đắp vào chỗ thiếu hụt để phòng xảy ra chứng tăng huyết áp.
Các món ngon bổ sung canxi cho bà bầu:
Nguyên liệu
200g sò điệp
150g hoa thiên lý
2 cọng hành lá
2 cây ngò rí
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm ngon
1/2 thìa cà phê tiêu
1 thìa súp dầu ăn
Thực hiện
- Sò điệp rửa sạch để ráo
- Hoa thiên lý nhặt bỏ phần úa, rửa sạch để ráo nước
- Ngò xắt nhỏ. Hành lá phần trắng đập giập cắt để riêng, phần lá cắt khúc
- Phi thơm hành trắng với dầu ăn, đổ vào nồi khoảng hơn 2 chén nước. Nước sôi cho sò điệp vào, nêm hạt nêm và nước mắm vừa ăn.
- Cho thiên lý vào, nấu sôi lại là được
- Múc canh ra tô, rắc tiêu và hành ngò lên, dùng nóng.
Bồn bồn xào tép
Nguyên liệu
200g tép tươi
300g bồn bồn
2 tép tỏi
3 cây ngò rí
5 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm
1/2 thìa cà phê tiêu
2 thìa súp dầu ăn
- Tép tươi cắt đầu rửa sạch, ướp 2 thìa cà phê hạt nêm
- Bồn bồn rửa sạch cắt bỏ phần già, cắt khúc khoảng 4cm. Tỏi lột vỏ, đập giập băm nhỏ. Ngò xắt nhỏ
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho bồn bồn vào xào, nêm 3 thìa cà phê hạt nêm. Khoảng 2 phút sau tiếp tục cho tép vào, nêm nước mắm vừa ăn, xào nhanh tay trên lửa lớn cho tép chín
- Tắt bếp, rắc tiêu và ngò lên, dùng nóng.
Bông bí nhồi tôm chiên giòn
Nguyên liệu
200g tôm tươi
2 quả cà chua
10 cái bông bí
3 cây ngò rí
2 thìa súp tương hột
2 cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê đường
1/2 thìa cà phê tiêu
Dầu để chiên
- Tôm lột vỏ băm nhuyễn. Ướp tôm với tiêu và hạt nêm, quết đều tay, trộn ngò rí xắt nhuyễn vào
- Bông bí tước xơ, rửa sạch để ráo
- Chia thịt tôm làm mười phần bằng nhau, dùng thìa xúc tôm vào bông bí
- Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào, dầu nóng thả bông bí vào chiên vàng giòn
- Tương hột xay nhuyễn, cho vào chảo nóng xào lại, nêm đường vừa ăn
- Cho bông bí đã chiên ra đĩa, dùng kèm với cà chua cắt lát mỏng, chấm xốt tương hột.