Với 4 bước đơn giảm bạn có thể tự tin vết thương sẽ mau liền sẹo:
Giữ sạch vết thương
Muốn một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, vì vậy sau khi bị thương, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm khuẩn như chlorhexidin 5/10.000, dung dịch povidone iode, thuốc tím nồng độ 1/10.000... phải đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng; nếu không có thì dùng nước sạch rửa vết thương, có thể dùng nước đun sôi để nguội hay nước máy vô khuẩn.
Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng nhẹ rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo.
Băng bó đúng cách
Trước một vết thương chảy máu, bạn cầm phải cầm máu bằng miếng vải sạch, gạc trong 5-10 phút đến khi máu hết chảy. Nếu máu thấm ướt hết miếng gạc, bạn cũng không lấy ra mà tiếp tục dùng miếng gạc mới đè lên miếng cũ, vì nếu lấy ra có thể làm máu chảy nhiều hơn. Một vết thương nhỏ thường tự cầm máu sau thời gian ngắn. Một vết thương ở đầu, mặt, miệng... có thể chảy nhiều máu hơn, vì ở những vị trí này có nhiều mạch máu. Nếu vết thương ở tay hay chân bạn có thể nâng cao hơn vị trí của tim để tay chân của bạn giảm bớt chảy máu.
Ăn đủ dinh dưỡng cần thiết
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt bằng cách ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu... vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới làm nhanh lành vết thương. Máu là nguồn cung cấp protein, ôxy đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi khuẩn, xác các tế bào đã chết.
Do đó, bạn cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12... Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Kẽm có vai trò làm mau lành vết thương. Chất này có trong trứng, hải sản như nghêu, sò, ốc, hàu biển...
Không bôi ôxy già bừa bãi
Ôxy già có tác dụng sát khuẩn sửa vết thương rất tốt nhưng chỉ dùng để diệt khuẩn khi vết thương mới xuất hiện, hay chỉ rửa sạch khi vết thương dơ nhờ khả năng ôxy hóa mạnh và tạo bọt đẩy những chất như cát, bụi, mủ, mô hoại tử từ trong các hốc sâu của vết thương ra ngoài. Phản ứng của ôxy già tạo ra ôxy nguyên tử có tính tẩy rửa và diệt khuẩn mạnh, đồng thời sinh nhiệt. Nhờ đặc tính này mà một vết máu dính trên áo quần hay vật dụng sinh hoạt dễ dàng bị tẩy trôi.
Lưu ý - Không ăn mặn: để giảm những khó chịu và đau nhức do vết thương gây ra, bạn không nên ăn mặn, hạn chế các thực phẩm có tính acid, thay vào đó ăn nhiều thức ăn mềm. - Không tự ý thoa thuốc vào vết thương: Khi bị một vết thương hở trên đầu gối hay cánh tay… thì việc xoa bóp rượu hay thuốc chỉ làm cho vết thương nặng thêm, đặc biệt là các tổn thương do virus herpes. - Hạn chế chạm vào vết thương: Cố gắng hạn chế không chạm vào vết thương thì dần dần vết thương sẽ lành lặn và biến mất sau 1-2 tuần, nhưng nếu chạm nhiều vết thương rất dễ loét. |