Đang mang thai có nên cho con bú?
Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục cho bé lớn bú trong khi đang mang thai. Vì cơ thể bạn vẫn tiếp tục sản xuất sữa trong suốt thời gian bạn mang bầu bé tiếp theo. Thậm chí, bạn có thể cho bé lớn bú sau khi bạn đã sinh bé tiếp theo.Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn tốt cho hầu hết các bà mẹ với điều kiện là bạn phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ.
Tuy nhiên, sự thay đổi của hormon trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn.
Sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nho nhỏ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sẩy thai hoặc bạn tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu thì bạn nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.
Khi mang thai ở tháng thứ 4 - 5, bầu vú của người mẹ lúc này bắt đầu tiết sữa non (loại sữa bổ dưỡng, rất cần cho trẻ sơ sinh) vì thế mà mùi vị cũng như số lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi. Một số trẻ sẽ bỏ bú ở thời điểm này, số khác vẫn nhất quyết không rời tí mẹ. Nếu bé nhà bạn muốn bú tiếp, đừng lo lắng về việc nguồn sữa non có thể bị cạn, cơ thể bạn sẽ tiếp tục sản xuất ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé tiếp theo chào đời.
Nếu bé nhà bạn dưới 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ, bạn có thể tiếp tục cho bé bú để đảm bảo sự tăng cân.
Do mang thai nên thân hình bạn sẽ ngày càng ộ ệ. Lúc này, bạn cần thay đổi tư thế mỗi khi cho bé lớn bú, chẳng hạn như nằm nghiêng.
Mang thai khi cho con bú, có nên cai sữa?
Về việc có cho 2 bé bú mẹ cùng một lúc cũng là một điều bạn cần cân nhắc. Nếu bạn cho bé cai sữa trước khi sinh bé tiếp theo, những tổn thương về mặt tinh thần có lẽ sẽ ít hơn là cai sữa sau khi bé tiếp theo đã chào đời. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.
Việc cai sữa quá sớm là rất nguy hiểm cho trẻ, vì vậy nếu mẹ đang mang thai vẫn nên tiếp tục cho con bú kéo dài ít nhất là đến thời kỳ trẻ ăn bổ sung tốt. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc bồi bổ thúc sữa cho sản phụ: * Canh móng giò, hoàng kỳ: Móng giò 500g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, thông thảo 4g. Tất cả những thứ trên cho vào hầm cùng, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng tươi vào. Ăn thịt, dùng nước canh. * Sườn heo hầm xuyên sơn giáp: Sườn heo 500g, xuyên sơn giáp 10g, hoàng kỳ 30g, mạch nha sống 30g. Tất cả cho vào nấu cùng, gia vị vừa dùng, cho thêm một ít rượu. Ăn thịt, dùng canh. * Thịt cừu hầm đương quy: Đương quy 20g, thịt cừu 500g, cho vào hầm cùng, cho thêm một ít rượu và gừng tươi. Ăn thịt, dùng canh. * Canh mạch nha, cá diếc: Cá diếc sống 1 con, mạch nha sống 20g, nấu hai thứ với nhau, nêm nếm gia vị vừa ăn. * Canh cá diếc, thông thảo: Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3g, đương quy 5g, nấu tất cả với nhau, nêm nếm gia vị. * Tôm nõn nấu rượu: Tôm nõn 100g, rượu 250ml, cho vào nấu cùng đến khi tôm nõn chín nhừ, ăn lúc còn nóng. * Gà mái hầm hoàng kỳ: Hoàng kỳ 50g, gà mái 1 con, cho vào hầm cùng, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng, nêm nếm gia vị. * Canh móng giò: Móng giò 1 cặp, cho gia vị, luộc chín vớt ra, nước giữ lại làm mì nước, ăn cùng với móng giò. * Canh móng giò, thông thảo: Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2g, cho nước vào luộc nhừ, nêm nếm gia vị, dùng liên tục 4 – 6 ngày. * Canh móng giò, quất diệp, thanh bì: Quất diệp 10g, thanh bì 10g, móng giò 500g, nấu cùng cho chín. Ăn thịt, dùng canh.
Nếu mẹ cần phải cai sữa thì nên cai sữa từ từ. Giảm số lần bú trong ngày. Cai sữa đột ngột có thể gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ không chịu ăn sữa ngoài và dễ mắc bệnh.
Những món ăn giúp bạn có nhiều sữa