Nấm Candida là một loại nấm vô hại phát triển những chỗ ấm và ẩm ướt của cơ thể con người như: miệng, âm đạo, trên bao quy đầu chưa cắt của nam giới, ruột. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida phát triển nhanh chóng và có các triệu chứng ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể người bệnh.
Nam giới nếu bị nhiễm bệnh nấm Candida đường sinh dục thì thường ít nghiêm trọng hơn nữ giới. Ở nữ giới, sự tái nhiễm nhiều lần khiến họ mất đi hứng thú tình dục vì khi quan hệ có cảm giác đau. Nấm Candida là một yếu tố làm cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm các bệnh trầm trọng khác như HPV, HIV…
Bệnh nấm Candida là bệnh viêm nhiễm đường sinh dục phổ biến
Cơ chế lây bệnh nấm Candida đường sinh dục
- Quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh.
- Qua các dụng cụ dùng chung như: khăn mặt, quần áo lót, công cụ trợ dâm (sextoy) với người mang bệnh.
Triệu chứng của bệnh nấm Candida đường sinh dục
Triệu chứng bệnh nấm Candida ở nữ giới:
- Ngứa vùng kín.
- Xuất hiện khí hư màu trắng, đặc, mùi như men rượu.
- Âm đạo, âm hộ, hậu môn đều sưng đỏ.
- Đau và không thoải mái khi quan hệ tình dục.
- Tiểu buốt.
Triệu chứng bệnh nấm Candida ở nam giới:
- Ngứa, nóng và rát dưới bao quy đầu hoặc đầu của dương vật.
- Bao quy đầu hoặc đầu của dương vật có những mảng màu đỏ.
- Sưng và đau ở bao quy đầu
- Dưới bao quy đầu thường tiết ra chất như pho mát.
- Tiểu buốt, khó chịu.
Cách phòng bệnh nấm sinh dục
Bệnh nấm đường sinh dục tuy không phải bệnh nguy hiểm, có thể điều trị đơn giản nhưng lại khó điều trị khỏi hoàn toàn. Vì thế, để phòng bệnh, chị em cần thực hiện một số điều cần thiết sau:
- Khi đi vệ sinh, nên dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo – nơi có những vi khuẩn có lợi), mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nhất là quần áo lót, không nên mặc quần áo quá dày, quá chật hay ẩm ướt.
- Thay quần lót thường xuyên, giặt phơi ngoài nắng và ủi cả mặt trong – ngoài trước khi mặc, nên sử dụng đồ lót chất vải cotton, giữ cho môi trường vùng kín được khô, thoáng.
- Trong thời gian bị bệnh nên tránh giao hợp, nếu có thì cần sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định tránh béo phì.
Bệnh nấm Candida cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Cách điều trị bệnh nấm sinh dục
Khi nghi ngờ mình bị bệnh nấm sinh dục, bạn cần tới bệnh viện để làm xét nghiệm, nhờ đó bạn biết mình đang bị nhiễm mức độ nào.
- Nam giới thường được chỉ định dùng thuốc dạng kem thoa lên dương vật và khu vực nhiễm.
- Với nữ giới thì dùng thuốc dạng kem thoa, thuốc rửa và viên đặt âm đạo.
- Khi bị bệnh, không nên sử dụng xà phòng để tránh bội nhiễm.
- Khi một người mắc bệnh thì người bạn tình cũng cần được điều trị ngay để tránh tái bệnh.
Nấm sinh dục thường phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm, để tránh tái nhiễm cần lưu ý:
- Dùng quần lót có chất liệu vải bông mềm, không nên mặc quần lót chật.
- Nếu dùng xà bông, nước hoa hay chất khử mùi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sử dụng các thuốc kháng sinh.