Thuật thôi miên đã được biết đến từ rất lâu,nó luôn là một chủ đề được nhắc đến và xuất hiện nhiều trên phim ảnh. Thế nhưng hầu hết chúng ta chỉ biết đến thôi miên qua các thông tin chương trình giải trí đưa ra mà không thực sự nắm được bản chất đúng. Cùng điểm qua một vài sự thật về thôi miên mà có thể bạn chưa biết.
1. Tính “điều khiển” của thôi miên
Thôi miên là một môn "nghệ thuật" kì lạ mà tại đó, người bị thôi miên sẽ ở trong trạng thái dễ bị điều khiển. Trên thực tế, có một số người được coi là dễ bị “điều khiển” hơn số còn lại.
Một nhà tâm lí học tại Đại học Stanford (Mỹ) sau khi tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận, 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, tỉ lệ này là 80-85% với những trẻ dưới 12 tuổi (lứa tuổi mà chu trình xử lí của não chưa hoàn chỉnh). Trong khi đó, khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và khẳng định, một số người dễ bị thôi miên hơn người khác. Họ cũng đạt hiệu quả tốt hơn, đưa ra được những thông tin chính xác, đầy đủ hơn trong mỗi lần bị thôi miên.
2. Sự điều khiển tự động
Một điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên đó chính là bạn hoàn toàn không cần một nhà thôi miên để có thể rơi vào trạng thái kì lạ này. Bởi nhiều người còn có khả năng tự thôi miên chính bản thân mình do đạt được sự tập trung và thư giãn ở mức cao hơn người thường. Đây được gọi là hiện tượng điều kiển tự động, hay về cơ bản chính là tự thôi miên. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm một số phương pháp thôi miên kinh điển.
Điều này cho phép bạn sử dụng tiềm thức để ảnh hưởng đến những hành vi của chính mình theo cách mà nhận thức của bạn không thể thực hiện được. Phương pháp này được phát minh bởi một người đàn ông tên Coue, tác giả của cuốn sách “Tự làm chủ bản thân thông qua nhận thức”.
Cuốn sách này đưa ra những chi tiết về cách một người có thể tự điều kiển chính mình và đạt những thành quả mà thường chỉ có thể làm khi có một nhà thôi miên.
3. Mất trí nhớ khi thôi miên
Nhiều người cho rằng, sau khi bị thôi miên, họ sẽ quên hết những điều đã làm hay hành động xảy ra trong thời gian này. Nhưng sự thật là, điều này chỉ xảy ra khi đối tượng bị thôi miên muốn quên quãng thời gian này đi mà thôi.
Những kí ức trong lúc bị thôi miên hoàn toàn có thể gợi lại bằng các tín hiệu đúng khi người bị thôi miên bằng vô thức đã chặn chúng lại. Thôi miên cũng thường được sử dụng như một nỗ lực nhằm lấy lại những kí ức bị dồn nén.
Tuy vậy, có rất ít hay chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh được rằng, bất cứ kí ức về việc bị bắt cóc bởi người ngoài hành tinh hay bị lạm dụng được phục hồi bằng thôi miên là thật. Bởi nhiều người cho rằng, đây chỉ là những điều mà đối tượng đó tự thuyết phục bản thân tin mà thôi.
4. Sự tự kiểm soát trong thôi miên
Điều này có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất về thôi miên. Bởi những việc bạn làm trong thời gian này đều do nhà thôi miên điều khiển. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thôi miên là một trạng thái mang tính “hướng dẫn” và có những người dễ bị thôi miên hơn số còn lại.
Trở thành một nhà trị liệu giỏi là điều đầu tiên nhà thôi miên cần. Theo đó, họ sẽ tạo niềm tin bằng cách nói chuyện với bạn và không để lộ rằng bạn đang bị "điều khiển".
Tất cả những gì bạn làm khi bị thôi miên đều là hành động tự nguyện. Tuy nhiên, dù cho bị thôi miên, không ai có thể yêu cầu, điều khiển bạn làm những việc mà thông thường bạn không muốn làm.
5. Ý thức "không ngủ"
Trái với ý nghĩ của nhiều người, bạn không thực sự ngủ khi bị thôi miên. Trong quá trình thôi miên, không những bạn không bị kiểm soát hành động mà đôi khi lại hoàn toàn tỉnh táo.
Lý do là bởi thôi miên về căn bản là một trạng thái tự nhiên. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe.
Tuy nhiên, thường thì nhận thức của người bị thôi miên sẽ hướng vào bên trong mà không phải là thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mà cơ thể sẽ lắng nghe một cách vô thức trong khi tâm trí của bạn có thể lang thang ở bất cứ đâu.