Viêm màng não trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm màng não trẻ em

18/04/2015 01:14 PM
810
Nguyên nhân, phòng tránh viêm màng não.

Viêm màng não được mô tả là viêm màng bao quanh não và dây cột sống. Viêm màng não có thể làm tổn thương não vĩnh viễn hoặc gây hại cho tính mạng bé. Bé bị ảnh hưởng bởi viêm màng não do nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân, phòng tránh viêm màng não

Nguyên nhân

Viêm màng não có thể xảy ra do biến chứng từ một bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng máu. Tuy có một “hàng rào” giữa máu và não để bảo vệ não khỏi nhiễm trùng máu nhưng một số trường hợp, nhiễm trùng có thể “vượt rào”, xâm nhập vào não.

Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang có thể gây biến chứng thành viêm màng não.

Viêm màng não được chia thành 2 loại: viêm màng não do virus và viêm màng não do vi khuẩn. Trong đó, viêm màng não do virus nghiêm trọng hơn nhiều.

Các triệu chứng

Thông thường, viêm màng não xảy ra ở bé 1-4 tuổi. Bệnh khởi phát và chuyển nặng rất nhanh, có thể làm bé tử vong chỉ trong vài ngày. Không có triệu chứng điển hình cho viêm màng não vì bệnh biểu hiện khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.

  • Ở bé sơ sinh: triệu chứng điển hình của viêm màng não gồm sốt, nôn trớ, quấy khóc. Có thể quan sát thấy thóp trước phồng lên. Bé sơ sinh có thể lên cơn co giật.
  • Bé hơn 1 tuổi: nôn trớ, sốt, hôn mê, co giật, cứng cổ.

Kiểm tra, xét nghiệm viêm màng não ở bé

Ngoài việc kiểm tra cơ thể, đầu và hệ thần kinh, có một số yếu tố giúp chẩn đoán viêm màng não ở các bé như nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, lượng oxy trong máu… thường được các bác sĩ thực hiện.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra dịch trong tủy sống (còn gọi là chọc dò cột sống) cũng được các bác sĩ tiến hành. Dịch não tủy lấy từ tủy sống sau đó được kiểm tra kỹ lưỡng dưới kính hiển vi – nơi phát hiện nhiều vi sinh vật.

Chụp X-quang não giúp tìm bất kỳ tổn thương nào có trong não.

Biện pháp phòng ngừa

Viêm màng não là bệnh gây tử vong, vì thế, cách phòng chống là rất quan trọng. Do bệnh là biến chứng của nhiều loại nhiễm trùng nên bạn không được bỏ qua bất kỳ nhiễm trùng nào ở bé. Cần đưa bé đi khám và điều trị ngay, không được chủ quan, nhất là khi bé sốt.

Khi bé bị đau tai hoặc ớn lạnh, nên đưa bé đi khám ngay để loại bỏ biến chứng viêm màng não.

Để ngừa bệnh nhiễm trùng, nên thực hiện ăn chín, uống sôi cho bé, hạn chế ăn uống bên ngoài, nhất là những nơi mất vệ sinh. Nên mua thực phẩm tươi về chế biến thay vì dùng đồ đóng gói, đóng hộp.

Điều trị

Viêm màng não là bệnh tiến triển rất nhanh. Do đó, việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Viêm màng não có thể gây co giật, do đó, bạn nên có các biện pháp sơ cứu kịp thời trước khi đưa con nhập viện để phòng bé cắn vào lưỡi. Trường hợp bé không bị hôn mê thì việc lau mát hạ sốt cho bé là hiệu quả.

Bệnh viêm màng não: di chứng nặng nề.

Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết.

Viêm màng não: Bệnh nguy hiểm và di chứng nặng nề

Vi khuẩn phế cầu

Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu… gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh… Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm.

Viêm màng não do HIB

Do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng tuổi). Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 – 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động… hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB, nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.

Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccin HIB cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh (vaccin tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-HIB): bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Viêm màng não do mô cầu

Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc cao hơn trong thời tiết xuân hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước…Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong.

Viêm màng não do mô cầu là bệnh do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể phòng được bằng vaccin phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch…). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị…

Viêm màng não do phế cầu

Do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não… Bệnh có triệu chứng: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. Có các dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có “tư thế cò súng”, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra các biến chứng: tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII…; Áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…; Gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng não nước, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận. Di chứng sau khi viêm màng não mủ do phế cầu, nhất là trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến: lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu điều trị muộn.
Việc điều trị viêm màng não do phế cầu phải theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng bệnh không nên uống rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…

Tìm hiểu về viêm màng não ở trẻ em.

Viêm màng não là một loại căn bệnh rất nguy hiểm hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị viêm màng não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ sẽ dẫn đến tử vong hoặc não bị tổn thương cùng với những biến chứng lâu dài.

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là một loại nhiễm trùng vùng xung quanh bộ não và tủy sống. Viêm màng não có hai dạng: Viêm màng não do virus và viêm màng nào do vi khuẩn. Viêm màng não do virus hiếm khi dẫn đến tử vong và hầu hết trong các trường hợp trẻ thường bình phục khá nhanh. Ngược lại, Viêm màng não do vi khuẩn lại nghiêm trọng hơn nhiều và thường đi kèm với hiện tượng septicaemia, một loại nhiễm trùng máu. Trẻ bị viêm màng não nếu không được điều trị có thể tử vong trong vòng vài giờ đồng hồ, nếu không tử vong thì não cũng bị tổn thương hay gặp phải những biến chứng trong suốt phần đời còn lại. Mặc dù viêm màng não rất nguy hiểm nhưng nó có thể được chữa trị.

Tìm hiểu về viêm màng não ở trẻ em, Làm mẹ, viem mang nao tre em, trieu chung viem mang nao tre em, nguyen nhan viem mang nao, dieu tri viem mang nao, cham soc suc khoe cho be

Nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ nhỏ

Do virus

Viêm màng não do virus là một loại nhiễm trùng không nghiêm trọng nhưng nó vẫn là một căn bệnh khó chịu với những biến chứng xảy ra trong một thời gian dài

Do vi khuẩn

Những trường hợp viêm màng não do loại vi khuẩn meningococcal, sống trong cổ họng và mũi của những người khỏe mạnh. Nếu những  vi khuẩn meningococcal  lây lan sang những người khác không mang loại vi khuẩn này trên người thì có thể vi khuẩn meningococcal phá hủy hệ thống miễn dịch của họ gây nên nhiễm trùng.

Loại vi khuẩn phổ biến thứ 2 gây nên viêm màng não là do vi khuẩn phế cầu khuẩn ( thường snhr hưởng tới những trẻ dưới 2 tuổi). Vi khuẩn phế cầu khuẩn thường rất hay xâm nhập với những trẻ có hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại từ trước hay đối với những trẻ bị bệnh viêm phổi hay bệnh tim mạn tính. Nhưng nói chung, không có bất kì một cách nào để có thể xác định xem trẻ có nguy cơ mắc viêm màng não hay không.

Tìm hiểu về viêm màng não ở trẻ em, Làm mẹ, viem mang nao tre em, trieu chung viem mang nao tre em, nguyen nhan viem mang nao, dieu tri viem mang nao, cham soc suc khoe cho be

Bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng từ sớm để phòng chống viêm mãng não ( Ảnh minh họa)

Triệu chứng của viêm màng não

- Nhiệt độ cơ thể cao

- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt

- Buồn ngủ

- Không muốn ăn

- Nôn mửa

- Tay chân lạnh ngắt, mặc dù nhiệt độ cơ thể rất cao

- Hay quấy khóc

 Bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não

Theo bà Julia Warren của Tổ chức nghiên cứu Viêm màng não thì cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm màng não ở trẻ nhỏ là đưa trẻ đi tiêm chủng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể thường xuyên như rửa tay bằng xà bông sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Cách này sẽ làm giảm sự lây lan của các loại virus và vi khuẩn

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hoi bac si.con chau bi sot,kong an,khoc la bi non.di kham bs bao hong co mu,o moi duoi co nhung not nhu bi nhiet.vay con chau bi chan tay mieng hay dau hieu cua viem mang nao
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Con e bi viêm mang nao luc hai Tuôi bay gio be bôn tuổi roi di Hoc cung binh THUONG Nhung chân tay be con yêu va be châm Hiêu hon moi be khác e muon hoi Bac se dieu tri chan tay yêu cua be o Dau va co thuoc nao uong be phuc hoi tri nao binh THUONG không a? E xin chân thanh cam ON Bac si tra loi cau hoi cua e
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Con toi da duoc 4 thang khi sinh chau ra thi chau bi benh bac si det nghiem la chau bi viem mang nao do virut chau nam vien duoc 1thang ruoi thi ve khi ve thi duoc hai thang thi chau co cung nguoi Di khan thi bi dong kinh cho hoi neu Dieu tri dong kinh het thi bi viem mang nao co de Lai Di Chung ko va co xuat hien lai benh viem mang nao ko con toi co phat trien bing thuog ko .xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Bạn nên cho cháu đi kiểm tra lại xem tình hình sức khỏe và hiện giờ như thế nào. Khi biết rõ tình hình hiện tại, bác sỹ sẽ có những tư vấn cụ thể cho bạn. Hãy thật lạc quan nhé. Chúc gia đình bạn hạnh phúc
xin cho minh hoi viem mang nao vi khuan dieu tri xong con tai lai nua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Điều trị khỏi rồi thì ok chứ nhỉ, chắc là thế
con toi 5 thang tuoi bi viem mang nao chua roi co de lai di chung ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
tai sao viem mang nao mu lai de lai di chung sau gom cham phat trien tinh than va ngon ngu
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Xin hoi bac si chuyen gia viem mang nao chao toi moi sanh non thieu 1 thang benh viem mang nao co giat co tri duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Đây là căn bệnh nguy hiểm không chỉ cho trẻ con mà còn cho cả người lớn, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, tốt nhất nên tiêm phòng ngay cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhé
Sau 2 ngày mà đưa đến bệnh viện thì có bị tử vong không bác sĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tre duoc uat vien cah di tai kham lai khong
Cháu tôi bị bệnh viêm màng não, sau khi điều trị về bệnh cháu đã giảm, nhưng tay trái và chân trái của cháu bị yếu và ít hoạt động như trước, bác sĩ cho biết cách điều trị để tay và chân bé mạnh lên như bình thường?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý