Nếu biết bảo quản, bạn có thể để Sấu ăn quanh năm. Mùa Sấu chỉ tập trung trong thời gian ngắn, từ tháng 6 tới tháng 9 dương lịch. Sấu được dùng nhiều cho nấu canh chua, vịt om sấu, canh sườn chua và giải khát trong những ngày hè nóng nực.
Cách thức bảo quản sấu
Bước 1: Chọn sấu
– Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng.Cách chọn sấu ngon
– Hoặc cũng có thể chọn loại sấu bánh tẻ vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành, còn sấu đã quá già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi, cũng đã gần vào đến hạt.
– Khi chọn, chị em chọn kỹ từng quả một để có được những quả sấu đủ tiêu chuẩn chất lượng và không thâm, dập.
Bước 2: Cạo Vỏ và làm sạch
Sấu đem cạo vỏ (bằng cái nạo), rửa sạch, để thật ráo nước (se mặt quả sấu lại). Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.
Bước 3: Bảo quản
Bạn không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì thế, hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.
Sấu xanh nấu canh chua hay dầm chấm rau muống luộc rất ngon.
Lưu ý: Với sấu chín sẽ không còn nhựa, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh (với sấu chín bạn không cần cạo vỏ).
Sấu chín dùng để ngâm nước hoặc làm ô mai đặc sản.