Từ xưa đến nay ngải cứu có thể được xem là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều ý kiến xung quanh việc có nên cho bà bầu ăn ngải cứu khi đang mang thai không? Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và tác hại của ngải cứu đối với bà bầu để dùng cho đúng cách nha.
Tìm hiểu những tác dụng của cây ngải cứu dành cho bà bầu
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin. – Theo wikipedia
Công dụng chính của ngải cứu được nhiều người biết đến:
Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Tác dụng chung của ngải cứu
Ngải cứu chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Ngoài công dụng chữa bệnh tuyệt vời, ngải cứu còn là một loại cây chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày điền hình như trứng. Vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa chữa được chứng bệnh cảm, đau đầu.
Tác dụng của ngải cứu với bà bầu
Ngoài những tác dụng trên, ngải cứu còn là một trong những bài thuốc hiệu quả đối với những phụ nữ bị động thai hoặc sẩy thai liên tiếp nhiều lần.
Chính vì thế, bà bầu ăn ngải cứu được không là thắc mắc của rất nhiều người
Tuy nhiên, một số thai phụ cho biết cho biết trong 3 tháng đầu của thai kỳ họ dễ tăng dấu hiệu ra máu khi ăn ngải cứu. Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều thai phụ cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng không phải vì thế mà phủ nhận vai trò của ngải cứu khi mang thai. Việc ăn ngải cứu như thế nào để tốt nhất cho thai nhi và thể trạng của người mẹ.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn ngải cứu
Sau khi tham khảo những tư vấn của bác sĩ, mẹ bầu có thể dùng ngải cứu như hướng dẫn:
– Số lượng ngải cứu cần dùng khoảng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần.
– Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non thì hạn chế sử dụng ngải cứu
– Ngoài ra ngải cứu có thể dùng món trứng gà ngải cứu vì đây là món ăn rất bổ dưỡng cho sức khỏe mang thai
– Ngải cứu có tác dụng an thai nhất là trong trường hợp bạn bị đau bụng, ra máu thì nên sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g cho vài 600ml nước sắc lấy 100ml và uống thành 3-4 lần trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường).
Ngải cứu sẽ vẫn là 1 vị thuốc tốt cho sức khỏe bà bầu nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Hãy tham khảo thông tin vị thuốc này từ các bác sĩ để con bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nha.