Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc(có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật,trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa,
tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn
A-Ti-Sô Hầm Chân Giò
Cho a-ti-sô hầm ra bát, rắc tiêu. Dùng nóng kèm với bún, có thể chấm muối tiêu.
Nguyên liệu:
– 1 hoa a-ti-sô.
– 1/3 chân giò lợn.
– 1/2 quả ớt chuông xanh.
– 1 củ cà rốt.
– 1 thìa súp hạt nêm.
– 1 thìa cà phê đường.
– 1 thìa cà phê tiêu.
Thực hiện:
– Làm sạch chân giò, chặt khúc vừa ăn.
– Rửa hoa a-ti-sô, nhặt cánh non.
– Bỏ hạt ớt chuông, thái vuông lớn.
– Gọt vỏ cà rốt, thái miếng lớn.
– Đun sôi nước, cho chân giò vào hầm mềm.
– Cho cà rốt, ớt chuông, hoa a-ti-sô vào nấu vừa chín, nêm hạt nêm, đường, tiếp tục nấu đến khi hỗn hợp chín mềm.