Tác dụng chữa bệnh của cây sung ít người biết

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của cây sung ít người biết

18/08/2015 12:00 AM
215

Cây sung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, là vị thuốc thường được dùng trong nhân dân. Lá, quả sung làm gia vị, nhựa sung được nhân dân dùng chữa nhức đầu và một số bệnh ngoài da, nhọt sưng đau, tụ máu

tac-dung-chua-benh-cua-cay-sung-3

Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài. Quả sung mọc thành từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, vị ngọt ăn sống được.

Tác dụng chữa bệnh từ quả sung

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K. Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

Người ta dùng quả sung chín làm mứt tết hoặc quả xanh nấu canh với chân giò cho phụ nữ đang nuôi con ăn để có nhiều sữa. Ngoài ra quả này còn có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ,...Theo phân tích dinh dưỡng, trong quả sung có các thành phần như: đường glucoza, xacaro, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, hổ phách, men lipid, men protein...Các nhà khoa học trên thế giới còn phát hiện nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và chống ung thư. Ở nước ta, lá sung non còn được dùng ăn kèm với các món ăn dân dã như: gỏi cá, nem thính, các món thịt nướng...

Bài thuốc từ quả sung

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Còn có thể làm chậm quá trình di căn. Vì vậy, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư theo một số phương pháp như sau:

- Ung thư dạ dày, ung thư ruột: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.

- Ung thư thực quản: Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trogn 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.

- Ung thư bàng quang: Trái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.

- Ung thư phổi: Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.

- Chữa khản tiếng: Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa đau họng do viêm họng: Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.

- Chữa loét dạ dày, hành trá tràng: Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.

Đại tiện táo bón: Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.

- Trĩ lở loét: Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).

- Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

- Thủy đậu: Dùng lá sung tươi 100 - 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.

- Chữa zona: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

- Chữa mụn cơm (mụn cóc): Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.

- Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.

- Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.

- Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.

- Chữa hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.

- Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.

- Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.

- Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.

- Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước lá sung hoặc vỏ cây sung uống thay nước chè.

- Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau: Lá sung giã nát, trộn với nhựa sung đắp lên, đau đến đâu đắp đến đó.

- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau (nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ khoét chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy).

- Sơ cứu nhức đầu: Trong khi chờ thuốc, dùng nhựa sung phết lên giấy mỏng đắp lên hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn mỗi lần 1 nắm lá sung non trước khi đi ngủ.

- Giảm cơn hen: Hứng lấy 5 giọt nhựa sung, hòa với 1 thìa mật ong cho uống.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy nửa cân lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá đắp lên chỗ đau, hễ nguội lại thay, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày. Ở nơi không có lá sung tươi có thể dùng lá sung khô.

- Chữa mụn nổi đỏ trên mặt: Hằng ngày nấu nước lá sung tật rửa nhẹ rồi để cho tự khô, không lau mặt.

- Trẻ nhỏ ghẻ lở: Lá sung non giã nát xát lên nhiều lần.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý