Trán: Mụn mọc ở trán chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn kém và thiếu nước. Giải pháp là gì? Uống thật nhiều nước, từ bỏ các loại nước ngọt, chất có chứa cồn và caffein. Bạn có thể uống trà xanh và các loại nước ép để tăng khả năng giải độc cho gan.
Cánh mũi: Có thể bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, thiếu protein hay vitamin B và khiến máu tuần hoàn kém. Phương pháp đánh bay các nốt mụn tại khu vực này là hạn chế ăn cay, đồng thời mát xa khu vực mũi để giúp mũi bớt sần sùi.
Má: Bạn đang có vấn đề về phổi. Có thể phổi của bạn không được khỏe, hoặc do hút nhiều thuốc, khiến mao mạch dưới da bị phá vỡ, tạo nên mụn. Ngoài ra, mụn mọc trên má phải, có thể bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp. Hãy ăn nhiều rau xanh và giặt giũ thật sạch khăn lau mặt, vỏ gối...
Quanh mắt: Nếu mụn mọc quanh mắt, chứng tỏ tình trạng sức khỏe của thận của bạn đang có vấn đề. Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cho thấy thận hư hoặc cơ thể thiếu nước.
Má dưới: Bạn có thể gặp tình trạng mụn mọc ở má dưới nếu vệ sinh răng miệng kém. Bạn nên đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa để cải thiện vệ sinh răng miệng và tình trạng mụn ở má nhé.
Cằm: Nếu ở cằm đột ngột xuất hiện những nốt mụn to và cứng, teen cần đặc biệt chú ý vì đấy là dấu hiệu hệ sinh sản (tử cung, buồng trứng) có vấn đề. Song, nếu mụn xuất hiện vào định kỳ trước hoặc sau khi có kinh nguyệt thì đừng lo, đó chỉ là do hormone và nội tiết tố. Vào những ngày này, bạn nên hạn chế ăn đồ nóng, cay, uống nhiều nước và không thức quá khuya.
Tai: Nếu bạn gặp mụn ở tai, hãy cẩn thận vì đây cũng là biểu hiện sức khỏe của thận vị thiếu nước. Bạn cần uống nước từ 2-3 lít/ngày và tránh ăn các đồ nóng quá nhiều.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
6,296 lượt xem
7
8
216 lượt xem
9
10
11
12